Bài 3: “Cứ điểm” của các nhà đầu tư “đại bàng”

Cuộc đua cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh đó, tinh thần đồng hành, kề vai sát cánh của chính quyền tỉnh với nhà đầu tư và một bản Quy hoạch tỉnh có “khả năng kết nối” là cơ sở quan trọng giúp Thái Nguyên trở thành “cứ điểm” của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư “đại bàng”.

Bài 3: “Cứ điểm” của các nhà đầu tư “đại bàng” -0

Ngày 20.4.2023, Samsung Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT).

Sau 10 năm thành lập, SEVT đã sản xuất 925 triệu điện thoại, một con số đáng mơ ước của bất kỳ nhà máy nào trên thế giới. Đồng thời, tạo cơ hội việc làm cho 150.000 người, trong đó hơn 79.000 nhân viên người Thái Nguyên. Lũy kế trong 10 năm, Samsung đã đóng góp cho ngân sách nhà nước 24.300 tỷ đồng…Cũng trong 10 năm, số vốn đầu tư của Samsung cho các dự án tại Thái Nguyên từ 2 tỷ USD ban đầu đã được nâng lên khoảng 7,5 tỷ USD, chiếm gần 73% tổng số vốn đầu tư FDI toàn tỉnh.

“Để trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới, trong 10 năm qua chúng tôi đã trải qua không ít khó khăn, cả những kinh nghiệm thất bại, tuy nhiên với sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ và chính quyền tỉnh Thái Nguyên, sự đồng lòng của cán bộ công nhân viên và các công ty cung ứng, Samsung đã khắc phục tất cả và xây dựng nên nhà máy SEVT của ngày hôm nay”, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam nói trong lễ kỷ niệm.

Có thể nói, hỗ trợ toàn diện nhà đầu tư là “đặc sản” của chính quyền tỉnh Thái Nguyên.

Một mặt,chính quyền tỉnh tập trung phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng khu công nghiệp để thu hút và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bài 3: “Cứ điểm” của các nhà đầu tư “đại bàng” -0

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai các dự án giao thông quan trọng để tăng liên kết vùng, trong đó phải kể đến Dự án đường Vành đai 5 - vùng Thủ đô và Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc. Mạng lưới giao thông đường bộ từng bước được hoàn thiện, kết nối khá tốt các địa phương trong tỉnh cũng như với cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư đến với Thái Nguyên.

Ông Wu Zuo Jiang, Tổng giám đốc công ty DBG Việt Nam  - doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thiết bị đầu cuối truyền dữ liệu, thiết bị wifi xuất khẩu sang các thị trường Bắc Mỹ - cho biết: "Chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhiều địa phương tại miền Bắc nhưng Thái Nguyên là địa điểm để tập đoàn quyết định đầu tư. Từ các địa phương khác như Bắc Giang, Hải Phòng, các nguyên liệu phục vụ sản xuất được vận chuyển thuận tiện đến Thái Nguyên, ngoài ra mật độ dân cư cao phù hợp với nhu cầu tuyển dụng 10 nghìn đến 15 nghìn lao động cho dự án của chúng tôi".

Bên cạnh đó, Thái Nguyên đã quy hoạch và xây dựng được các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn; đẩy mạnh đầu tư và hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tập trung bố trí nguồn lực cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, điện, viễn thông, cấp thoát nước, dịch vụ và thương mại.

Bài 3: “Cứ điểm” của các nhà đầu tư “đại bàng” -0
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng chủ trì Hội nghị triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chỉ số PCI năm 2023 ngày 24.5.2023

Mặt khác, chính quyền tỉnh Thái Nguyên tỉnh luôn tận tâm đồng hành và phục vụ doanh nghiệp. Cán bộ làm cho doanh nghiệp hài lòng nhất thì mới được coi là hoàn thành trách nhiệm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Bình cho biết, phương châm của tỉnh là “vấn đề gì thuộc thẩm quyền của tỉnh thì tỉnh nhanh chóng giải quyết theo quy định của pháp luật, vấn đề gì thuộc thẩm quyền cấp trên thì tỉnh sẽ kịp thời báo cáo cấp trên xử lý”; tránh để doanh nghiệp đơn độc trong quá trình giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Những bước tiến liên tục của Thái Nguyên về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đo lường cho những nỗ lực của tỉnh trong thời gian qua. Kết quả PCI năm 2022 tiếp tục khẳng định chất lượng điều hành của chính quyền tỉnh trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tăng 3 bậc trên bảng xếp hạng, Thái Nguyên đừng ở vị trí 25/63 tỉnh, thành phố và cũng nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước.

Bài 3: “Cứ điểm” của các nhà đầu tư “đại bàng” -0
Hội nghị tiếp xúc cử tri, đối thoại của Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên với các doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh ngày 10.7.2023
Bài 3: “Cứ điểm” của các nhà đầu tư “đại bàng” -0
Hội nghị Đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Phổ Yên ngày 26.5.2023
Bài 3: “Cứ điểm” của các nhà đầu tư “đại bàng” -0
Hội nghị giữa người đứng đầu cấp uỷ đảng, chính quyền TP. Thái Nguyên với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn ngày 30.5.2023

Bên cạnh đó, chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2022 (SIPAS) của tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 02/63 tỉnh, thành phố; chỉ số cải cách hành chính năm 2022 (PAR INDEX) xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố.

Quan điểm xuyên suốt “đồng hành cùng các nhà đầu tư, doanh nghiệp”; “sức khỏe của doanh nghiệp là nhịp thở của địa phương” đã đưa tỉnh Thái Nguyên thành “ngôi sao thu hút đầu tư” và nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu.

Lũy kế đến tháng 7.2023, tỉnh đã thu hút 191 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 10,5 tỷ USD. Nguồn lực này là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra giá trị xuất khẩu của tỉnh năm 2022 đạt hơn 31 tỷ USD, đứng thứ 4 trong cả nước.

Bài 3: “Cứ điểm” của các nhà đầu tư “đại bàng” -0
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng kiểm tra tiến độ triển khai, thi công dự án đoạn qua thành phố Phổ Yên trong Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc

Bài 3: “Cứ điểm” của các nhà đầu tư “đại bàng” -0

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, xu hướng dịch chuyển đầu tư đang có sự thay đổi lớn, trong đó nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang hướng dòng vốn vào thị trường Việt Nam và Thái Nguyên là địa phương sẽ cảm nhận rõ điều đó đầu tiên.

Trong bối cảnh như vậy, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là nền tảng để kiến tạo cơ hội, đưa kinh tế tỉnh tăng tốc toàn diện, nhất là trong thu hút các dòng vốn FDI có chất lượng, đưa Thái Nguyên trở thành “cứ điểm” của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là những tập đoàn lớn trên thế giới.

Bài 3: “Cứ điểm” của các nhà đầu tư “đại bàng”

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh chú trọng thu hút đầu tư có chọn lọc, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng liên quốc gia, trong khu vực và toàn cầu. Ưu tiên kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn có tiềm lực tài chính, có thương hiệu toàn cầu, có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài vào lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư, tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khác.

Ngay sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt, tỉnh Thái Nguyên đã nhanh chóng thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư. Tổ công tác do lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp làm tổ trưởng và thành viên là Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.

Bài 3: “Cứ điểm” của các nhà đầu tư “đại bàng” -0
Tổ hợp Samsung đã đầu tư trên 7 tỷ USD tại Thái Nguyên, giá trị xuất khẩu khoảng 28 tỷ USD mỗi năm, tạo việc làm cho trên 70.000 lao động
Bài 3: “Cứ điểm” của các nhà đầu tư “đại bàng” -1
Sản xuất camera tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Sunny Opotech Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên

Đối với các dự án lớn đang tìm hiểu cơ hội đầu tư, tỉnh Thái Nguyên giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương hỗ trợ giải đáp và hướng dẫn nhà đầu tư, định kỳ báo cáo UBND tỉnh. Đối với các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh, thông qua các cuộc họp trực tuyến, trực tiếp, tỉnh Thái Nguyên ghi nhận và kịp thời xử lý các đề xuất, kiến nghị của nhà đầu tư trong quá trình triển khai.

Thái Nguyên đang sở hữu đầy đủ các yếu tố cần thiết để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, ngay cả những nhà đầu tư khó tính nhất. Với định hướng và giải pháp liên quan đến phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư được nêu trong Quy hoạch sẽ góp phần củng cố năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư của tỉnh, từ đó kiến tạo thêm cơ hội để tỉnh thu hút “đại bàng” đến làm tổ.

6 cam kết của tỉnh Thái Nguyên với nhà đầu tư

- Thành lập đường dây nóng của Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND Tỉnh để tiếp nhận thông tin và giải quyết ngay các kiến nghị từ phía doanh nghiệp.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp khi có nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất, thay đổi phương án sản xuất kinh doanh, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội để tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động, cung cấp nguồn lao động có kỹ thuật và ý thức tổ chức kỷ luật.

- Cam kết cung cấp đủ điện, nước 24/24 giờ cho các doanh nghiệp. Đầu tư lưới điện đến chân hàng rào dự án cho doanh nghiệp đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp.

- Hỗ trợ tốt nhất công tác giải phóng mặt bằng, áp dụng chính sách ưu đãi tối đa cho doanh nghiệp trong khung quy định của Chính phủ về miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước...

(Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên)

Chi An
Trình bày: Xuân Tùng

EMagazine

Cô giáo "vén mây" giúp trẻ vùng cao làm bạn với tiếng Anh
Giáo dục

Cô giáo "vén mây" giúp trẻ vùng cao làm bạn với tiếng Anh

Trên cung đường đèo quanh co, trắc trở lên Bản Mù, huyện Trạm Tấu chứng kiến hành trình cô giáo Nguyễn Hải Quyên - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Thị xã Nghĩa Lộ, mang tiếng Anh đến bản vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái, nơi ngày đêm lẩn khuất trong sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn.
Thời sự Quốc hội

Với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, khẩn trương khắc phục những hạn chế, có giải pháp mới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ

Lời Tòa soạn: Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực cao nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới với ý chí, niềm tin vào tương lai phát triển mạnh mẽ

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám với 3 nhóm lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, phát biểu khai mạc và điều hành phiên chất vấn. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: 

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
EMagazine

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới

Ngày mai (9.11), dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm và đội ngũ nhà giáo mong đợi từ lâu… Kỳ vọng, khi luật được ban hành và có hiệu lực sẽ góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, giúp nâng cao tính chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đồng thời, sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục nước ta lên tầm cao mới.

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thời sự Quốc hội

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Lời Tòa soạn: Tối 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

CHỐNG LÃNG PHÍ
Sự kiện nổi bật

CHỐNG LÃNG PHÍ

Lời Toà soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với tiêu đề "Chống lãng phí".

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó
Trên đường phát triển

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó

Với tập quán sinh sống ven sông, rạch, ven biển, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào sông nước nên đối với Vĩnh Long hay các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khi xảy ra sạt lở là ảnh hưởng trực tiếp ngay đến người dân. Vì vậy, mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sụt lún, sạt lở; phát triển, bảo vệ, khai thác bền vững đất, rừng, tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững là nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền địa phương xác định phải tập trung thực hiện với các giải pháp cả cấp bách lẫn lâu dài.

 Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở
Trên đường phát triển

Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở

Xác định những tác động của sạt lở đến đời sống kinh tế - xã hội, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện song song các giải pháp phi công trình và công trình trong phòng, chống sạt lở. Các giải pháp phi công trình được đánh giá đã giảm thiểu hiệu quả các tác động từ tự nhiên; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với phòng, chống sạt lở. Trong khi đó, các công trình hướng tới giải quyết dứt điểm hiện tượng sạt lở bờ sông ở những nơi nguy hiểm, xây dựng khu tái định cư bố trí hàng trăm hộ dân vùng sạt lở nguy hiểm về nơi ở mới, an toàn và góp phần chỉnh trang các đô thị, khu dân cư theo hướng văn minh, hiện đại…

Bài 1: Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông
Trên đường phát triển

Bài 1: Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông

Trong những năm qua, tình hình sạt lở bờ sông tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra rất phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về phạm vi và quy mô; nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người và trực tiếp làm thiệt hại tài sản, cơ sở hạ tầng của Nhà nước và người dân. Tại Vĩnh Long, địa phương đang triển khai đồng bộ, căn cơ nhiều giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường công tác dự báo, ứng phó và khắc phục hậu quả do sạt lở bờ sông gây ra

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc Diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: Trí Dũng
Sự kiện nổi bật

Sớm xây dựng Hà Nội trở thành "Thủ đô xã hội chủ nghĩa” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954-10.10.2024). Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đọc Diễn văn kỷ niệm. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát
Sự kiện nổi bật

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

Lời Toà soạn: Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, qua đó góp phần giảm đến mức tối đa thiệt hại.

Ngày 21.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chính trị

Tập trung cao nhất các công việc “về đích” để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 20.9, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc:

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

titlecolor:2
Chính trị

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TÔ LÂM- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Lời Tòa soạn: Trong không khí phấn khởi, tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đón chào kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2024), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam TÔ LÂM đã có bài viết quan trọng với tiêu đề: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: