Bài 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn -0

Bài 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn -0

Thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU, cùng với xây dựng Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trong sạch vững mạnh, việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo cấp ủy, cán bộ, đảng viên sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám hành động vì lợi ích chung… cũng được xem là giải pháp quan trọng, chủ đạo được Thành ủy Hà Nội hết sức chú trọng. Với nhiều giải pháp đồng bộ, công tác cán bộ của Thủ đô thời gian qua, đã có bước đột phá, đổi mới, chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng chặt chẽ, khoa học, bài bản, công khai, dân chủ. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp ủy, quản lý các cấp, nhất là ở cơ sở được chăm lo, xây dựng, từng bước ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ và có bước trưởng thành về nhiều mặt.

Bài 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn -0

Trong những nhiệm kỳ gần đây, Thành ủy Hà Nội luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ, bám sát các quan điểm, nguyên tắc của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Nhiều giải pháp căn cơ, đột phá nhằm nâng cao chất lượng các khâu của công tác cán bộ đã được tỉnh thực hiện. Trong đó, chú trọng đổi mới toàn diện, đồng bộ, liên thông các khâu của công tác cán bộ, ưu tiên tập trung vào những khâu quan trọng, có tính đột phá, như: Đổi mới đánh giá cán bộ; luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ; đặc biệt là đổi mới, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và ngoài nước, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp.

Trong triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU của Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội, các cấp ủy đã dành nhiều công sức cũng cố, sắp xếp, kiện toàn, hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy của cả hệ thống chính trị; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu. Đặc biệt, đã đi sâu thực hiện những việc mới, việc khó, những nhiệm vụ còn tồn tại, hạn chế, yếu kém. Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.

Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW (Hội nghị Trung ương 6, Khóa XII) và Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa XI) được triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản, khoa học với nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, dân chủ, tạo được sự thống nhất, đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; sau sắp xếp, tổ chức, bộ máy của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đồng bộ, tinh gọn hơn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng lên rõ rệt. Thành ủy cũng thực hiện có hiệu quả Đề án 06-ĐA/TU gắn với xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án 21-ĐA/TU về kiện toàn, sắp xếp tổ chức đảng và hệ thống chính trị với sắp xếp, bố trí kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố trên địa bàn Thành phố.

Bài 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn -0
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Liêm dự sinh hoạt với Chi bộ thôn Khê Ngoại 2, xã Văn Khê về công tác triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Cổng TTĐT huyện Mê Linh

Đặc biệt, thực hiện Kết luận số 46-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, từ ngày 1.7.2021, TP. Hà Nội chính thức tổ chức thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại 175 phường thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây. Sau hơn 1 năm thực hiện, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, với quyết tâm chính trị cao Đảng bộ thành phố Hà Nội đã nghiêm túc triển khai đồng bộ, toàn diện việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo chuyển biên rõ rệt cả vê nhận thức và hành động trong công tác xây dựng Đảng và hệ thông chính trị của Thủ đô…

Bài 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn -0

Bài 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn -0

Với nhiều giải pháp đồng bộ, những năm qua, công tác cán bộ của Hà Nội có nhiều đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa XII). Hệ thống các quy chế, quy định, quy trình công tác cán bộ ngày càng chặt chẽ, khoa học, sát thực tiễn. Quy trình thực hiện công tác cán bộ công khai, dân chủ, nhiều nội dung có sự sáng tạo, đổi mới, khắc phục cơ bản những hạn chế, tồn tại trong nhiều năm qua; là căn cứ quan trọng để tuyển chọn, bố trí, sử dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Công tác tuyển chọn cán bộ được chú trọng, tổ chức nghiêm túc, minh bạch các kỳ tuyển dụng công chức, viên chức theo quy định; có cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ nhân lực chất lượng cao. Việc đánh giá, phân loại cán bộ lãnh đạo, quản lý với phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí, quy trình đánh giá khoa học, chặt chẽ. Đồng thời, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên cả nước ban hành quy định khung tiêu chí và quy trình đánh giá cán bộ trong hệ thống chính trị.

Bài 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn -0
Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên cả nước ban hành quy định khung tiêu chí và quy trình đánh giá cán bộ trong hệ thống chính trị. Ảnh: ITN

Theo Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ Nguyễn Văn Thắng, thực tế cho thấy trong việc củng cố TCCSĐ quan trọng nhất là công tác cán bộ. Do đó, huyện đã xác định thực hiện luân chuyển, đánh giá cán bộ là công việc thường xuyên, không cần chờ hết nhiệm kỳ. Từ thực tế địa phương, Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm nhấn mạnh: đối với các tổ chức cơ sở đảng có vấn đề cần quan tâm, các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy về dự sinh hoạt định kỳ cùng các chi bộ để nắm bắt tình hình, kịp thời chỉ đạo giải quyết vướng mắc.

Về công tác quy hoạch cán bộ, thời gian qua cũng đi vào nền nếp, hệ số quy hoạch đảm bảo; chất lượng quy hoạch được nâng cao, quy hoạch đã được gắn với đào tạo, bồi dưỡng về lý thuyết và thực tiễn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có nhiều đổi mới, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Đề án 04-ĐA/TUvề đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tổ chức có hiệu quả các lớp đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ quy hoạch cấp ủy, các chức danh bí thư cấp ủy và lãnh dạo chính quyền cấp huyện, lãnh đạo cấp sở thuộc thành phố. Các lớp đào tạo cán bộ đã có nhiều đổi mới trong nội dung, phương thức tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý.

Thành ủy thực hiện nghiêm túc việc bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ đảm bảo đủ tiêu chuẩn, đúng người, đúng việc và đúng quy trình. Trong nhiệm kỳ 2015- 2020, đã thực hiện luân chuyển 55 cán bộ, giới thiệu ứng cử và bổ nhiệm 442 cán bộ diện Thành ủy quản lý. Thành ủy đã ban hành Đề án 09-ĐA/TU, thí điểm kiêm nhiệm một số chức danh Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND cấp huyện; mô hình Trưởng Ban Tổ chức kiêm Trưởng Phòng Nội vụ, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc đồng thời là Trưởng Ban Dân vận...

Bài 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn -0
Đảng bộ huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng. Ảnh: ITN

Bám sát các quy định, hướng dẫn của Trung ương và các văn bản hướng dẫn của Thành ủy, các cấp ủy đã thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đổi với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp. Xây dựng kế hoạch về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ, lãnh đạo, quản lý; Ban Thường vụ Thành ủy cũng ban hành các quyết định về đánh giá, xếp loại hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị…

Cùng với đó, thành phố cũng triển khai nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao vai trò tiên phong, gương mẫu, ý thức, trách nhiệm của đảng viên trong công tác và sinh hoạt. Tiếp tục nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hằng năm giảm (bình quân 5 năm, tổ chức cơ sở đảng chiếm 0,22%, đảng viên chiếm 0,49% so với số được đánh giá); tỷ lệ đảng viên mới được kết nạp hằng năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong thực hiện nghiệp vụ đảng viên.

Tuấn Nguyên - Văn Anh - Bảo Trâm - Xuân Tùng

Còn tiếp... 

Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng
Địa phương

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng

50 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là khoảng thời gian tỉnh Long An - vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đi qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để hôm nay tự hào đứng vào hàng ngũ những địa phương phát triển năng động bậc nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…