Bài 1: Xây dựng Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện -0

Thái Nguyên là địa phương thứ 5 trong cả nước được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sau Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Việc triển khai Quy hoạch sẽ mở ra cơ hội, không gian phát triển mới cũng như phát huy có hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là tiền đề và động lực cho sự phát triển nhanh, toàn diện và bền vững của tỉnh.

Bài 1:Xây dựng Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện

Trong bản Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thái Nguyên đặt mục tiêu phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, đưa tỉnh phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; trở thành tỉnh bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện. Điều này thể hiện cách tiếp cận lấy con người là trung tâm của chiến lược phát triển dài hạn mà tỉnh hướng tới.

Bài 1: Xây dựng Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện -0

“Lợi thế vị trí địa lý của Thái Nguyên không tỉnh nào có được”, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói vậy với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trong cuộc làm việc tháng 7.2022 nhằm góp ý hoàn thiện Quy hoạch.

“Lợi thế” Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhắc đến chính là vị trí trung tâm vùng, là tỉnh kết nối vùng Thủ đô với vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tiếp giáp với cực tăng trưởng, trung tâm chính trị, kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội. Thái Nguyên cũng hội tụ đủ 4 phương thức giao thông, gồm: đường sắt, đường bộ, đường thủy, và cả đường không - vì sân bay Nội Bài tiếp giáp với tỉnh, bảo đảm sự kết nối đồng bộ và thuận tiện.

Đặc biệt, trong làn sóng dịch chuyển sản xuất công nghiệp trên toàn cầu, Thái Nguyên đã và đang là cứ điểm hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư công nghệ có tiếng tăm thế giới. “Thái Nguyên vốn đã có cơ hội, nếu nắm bắt được sẽ có bước phát triển đột phá mới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Bài 1: Xây dựng Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện -0

Ngày 14.3.2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 222/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Thái Nguyên là địa phương thứ 5 trên toàn cả nước, thứ 2 trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Trần Quốc Phương, “quá trình lập Quy hoạch tỉnh đã được tỉnh Thái Nguyên triển khai bài bản, khoa học, tuân thủ quy trình lập quy hoạch”. Ông Phương bày tỏ ấn tượng về “sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan lập quy hoạch, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trong tỉnh với tư vấn lập quy hoạch; sự cầu thị của tỉnh trong việc tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, các tổ chức, địa phương có liên quan cũng như sự tham gia đóng góp của các chuyên gia hàng đầu trên các lĩnh vực”.

Ông cũng cho biết, tại phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên ngày 5.7.2022, các thành viên Hội đồng thẩm định đều cho rằng đây là bản quy hoạch có chiều sâu, phương pháp tiếp cận khoa học, hiện đại với số liệu minh chứng rõ ràng đầy đủ; các phân tích, lý giải logic, thuyết phục và xác đáng.

“Đặc biệt, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thể hiện tâm huyết của toàn bộ hệ thống chính trị và các cấp chính quyền, nhân dân của tỉnh, là nỗ lực của các chuyên gia tư vấn với mục tiêu xây dựng bản quy hoạch không phải tốt nhất mà là hiệu quả nhất, phù hợp nhất, tương xứng nhất với tiềm năng của tỉnh”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Bài 1: Xây dựng Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện -0

Với quyết tâm cao, khát vọng lớn đưa Quy hoạch vào cuộc sống nhanh chóng, cụ thể và thiết thực, ngày 20.3 – tức là một tuần sau khi Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tỉnh, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành công văn về việc tổ chức thực hiện Quy hoạch. Ba ngày sau đó, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện. Đầu tháng 4. 2023, UBND tỉnh tiếp tục có công nhấn mạnh việc đồng thuận triển khai Quy hoạch nhằm hiện thực hóa chủ trương, mục tiêu, khát vọng phát triển của tỉnh. Cũng từ tháng 4.2023, Thái Nguyên đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021-2030 để đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh và đúng các quy định của pháp luật. Cùng với đó, tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung thành phố, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, nông thôn theo đúng quy định…

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cho biết, mục tiêu "xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện, trở thành một trong những tỉnh phát triển ở miền Bắc” là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình xây dựng, thực hiện Quy hoạch tỉnh và trong sự nghiệp phát triển Thái Nguyên giai đoạn mới. Điều này thể hiện cách tiếp cận lấy con người là trung tâm của chiến lược phát triển dài hạn mà tỉnh hướng tới, để đến năm 2050 sẽ trở thành “nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng”.

Bài 1: Xây dựng Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện -0

Trong bản Quy hoạch tỉnh, Thái Nguyên đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 8 – 8,5%/năm; quy mô kinh tế đến năm 2030 đạt 13,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 45 tỷ USD. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp – xây dựng chiếm 60%; dịch vụ chiếm 32,8%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,2%. GRDP bình quân đầu người đạt 8.900 USD theo giá hiện hành, tăng 4.000 USD so với năm 2023.

Cùng với đó, tỉnh sẽ phấn đấu có 80% lao động qua đào tạo; 95% trường đạt chuẩn quốc gia; 98% dân số tham gia bảo hiểm y tế; 100% dân số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 95%; tỷ lệ che phủ rừng ổn định đạt 46%...

Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh Thái Nguyên đã xác định 6 đột phá phát triển.

Một là, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh; ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, dịch vụ gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội.

Hai là, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường.

Ba là, chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, công nghệ cao; khuyến khích hình thành những cụm ngành, cụm sản xuất có sự tương quan trong cùng lĩnh vực làm tiền đề, cơ sở kết nối chuỗi sản xuất, chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bốn là, nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; tập trung nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đạo đức công vụ.

Năm là, quan tâm phát triển nguồn nhân lực địa phương, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phát huy các lợi thế, thành quả, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với tiềm năng, thế mạnh của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học, y tế trên địa bàn tỉnh.

Sáu là, quan tâm, triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; phát triển tiềm năng về du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn tỉnh.

Với ưu thế có quy hoạch rõ ràng, bài bản, Thái Nguyên cần tuân thủ nghiêm ngặt các mục tiêu, định hướng đề ra”, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.

Chi An
Trình bày: Xuân Tùng

EMagazine

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chính trị

Tập trung cao nhất các công việc “về đích” để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 20.9, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc:

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

titlecolor:2
Chính trị

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TÔ LÂM- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Lời Tòa soạn: Trong không khí phấn khởi, tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đón chào kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2024), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam TÔ LÂM đã có bài viết quan trọng với tiêu đề: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

titlecolor:1
Sự kiện nổi bật

Thế Nước: Tầm nhìn năm 2030

TS. NHỊ LÊ- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Từ mốc son 79 năm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, nhìn lại 40 năm đổi mới, 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, “lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa.

titlecolor:2
Văn hóa

55 năm sáng ngời Di chúc

Trong kho tàng những giá trị văn hóa do ông cha ta để lại, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những báu vật đặc biệt của quốc gia. Nếu như “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam mới, được coi như những áng thiên cổ hùng văn, thì bản Di chúc của Bác Hồ lại là mẫu mực của những điều gửi gắm với một tình thương yêu vô bờ bến.

titlecolor:1
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm

Sáng 2.9.1945, từ Quảng trường Ba Đình rực rỡ nắng vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ mấy tháng sau đó, vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, ngày 6.1.1946, toàn dân ta đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Khóa I, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

Chủ động, khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám
Chính trị

Chủ động, khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 26.8, ngay sau khi thông qua các dự thảo Nghị quyết về công tác nhân sự, Quốc hội đã bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

titlecolor:1
Chính trị

Phải có giải pháp, thời hạn thực hiện cụ thể, góp phần thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 2 nhóm vấn đề. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc: 

Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, chủ động thực hiện hiệu quả vai trò là “Tờ báo của Quốc hội”
Chính trị

Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, chủ động thực hiện hiệu quả vai trò là “Tờ báo của Quốc hội”

Lời Toà soạn: Sáng 8.8, tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Cộng tác viên toàn quốc lần thứ 17 của Báo Đại biểu Nhân dân.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

titlecolor:1
Chính trị

Phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 3.8, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp để giới thiệu nhân sự và bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. 

Tại Hội nghị, căn cứ các quy định của Đảng, trên cơ sở định hướng giới thiệu nhân sự của Bộ Chính trị, Trung ương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, suy tôn, thống nhất rất cao với số phiếu tuyệt đối 100% bầu đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng:

titlecolor:4
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo trí tuệ, bản lĩnh, hiện thân của sự gương mẫu

13 giờ 38 phút ngày 19.7.2024. Một trái tim lớn vừa ngừng đập!

Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, trong mọi hoàn cảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn cho thấy rõ bản lĩnh, trí tuệ của người cộng sản kiên cường; kiên định chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ gìn, nêu cao và lan tỏa phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, tính tiền phong, gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện.

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc!”
Đời sống

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc!”

Xin mượn dòng tâm thư đẫm nước mắt dành cho mẹ của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh từ chiến trường 81 ngày đêm khói lửa - Thành cổ Quảng Trị… để bắt đầu cho chuỗi cảm xúc chuyến “về nguồn” của Đoàn công tác Báo Đại biểu Nhân dân do Tổng biên tập Phạm Thị Thanh Huyền dẫn đầu, về với dải đất miền Trung giữa những ngày tháng 7 thiêng liêng… Trong suốt hành trình tri ân ấy, mang theo tấm lòng thành kính, Đoàn đến nhiều địa danh ghi dấu ấn lịch sử của một thời đạn bom khốc liệt, như: Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Hang Tám Cô, Ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn…