Bài 1: Trẻ em bị xâm hại, bạo lực: Những con số nhói lòng

Mặc dù, đã nhận được sự quan tâm của nhiều bộ, ngành liên quan và các địa phương nhưng trẻ em vẫn đứng trước nhiều mối hiểm hoạ liên quan đến xâm hại tình dục, bạo lực.

Gần 4.000 em bị xâm hại

Báo cáo Ban chỉ đạo Kế hoạch về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi giai đoạn 2021 - 2022, trong 2 năm các cơ quan tiến hành tố tụng đã phát hiện 3.748 số vụ xâm hại trẻ em (giảm 5,5% số vụ), với 4.354 đối tượng, xâm hại gần 4.000 trẻ em (số trẻ bị xâm hại giảm 5,3% so với cùng kỳ giai đoạn 2019 - 2020); toàn quốc phát hiện 8.227 vụ, với 16.649 đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật (giảm 2,4% số vụ).

Trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực -0
Trong 2 năm, gần 4.000 trẻ em bị xâm hại

Còn theo thống kê từ Bộ Tư pháp, trong 6 tháng đầu năm 2022 có 1.568 lượt trẻ em được trợ giúp pháp lý, chiếm 14,1% tổng số người được trợ giúp pháp lý, trong đó, số lượt trẻ em được trợ giúp pháp lý thông qua hình thức tham gia tố tụng là 1092 lượt người (chiếm 69,6%), còn lại là tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng. Trong đó, có nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công cho trẻ em. Theo báo cáo từ các địa phương, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công cho trẻ em từ 1.11.2011 đến 30.4.2022 là 320 vụ việc, trong đó có nhiều vụ việc nạn nhân là trẻ em bị xâm hại, bạo lực gia đình.

Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang, Bùi Đức Độ cho hay, tuy chưa phản ánh đầy đủ thực trạng hành vi xâm hại trẻ em, nhưng qua số vụ việc trẻ em là bị hại trong các vụ án hình sự được trợ giúp pháp lý năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cho thấy, hành vi xâm hại trẻ em có chiều hướng ngày càng tăng, nhiều nhất là tội xâm hại tình dục. Ở tỉnh Kiên Giang, những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng,  xâm hại tính mạng, xâm hại tình dục trẻ em, gây bức xúc dư luận xã hội. Nếu như năm 2021, các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý 51 vụ thì năm 2022 là 68 vụ, tăng 17 vụ (25%), trong đó: Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 26 vụ, tăng 7 vụ; cố ý gây thương tích 13 vụ, tăng 6 vụ; hiếp dâm trẻ em 19 vụ, tăng 2 vụ; dâm ô người dưới 16 tuổi 7 vụ, tăng 1 vụ; giết người 2 vụ, tăng 1 vụ.

Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau, Ngô Đức Bính chia sẻ thêm, tuổi trẻ em bị xâm hại dưới 13 tuổi đang có xu hướng tăng, đa phần các vụ việc mà đối tượng xâm hại chủ yếu là người thân thích và người quen biết của bị hại.

Rào cản với trợ giúp pháp lý 

Thông thường, trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại, trợ giúp viên pháp lý cũng có thêm những hỗ trợ khác cho trẻ em và gia đình của trẻ em khi cần thiết như hỗ trợ tài chính, cung cấp địa chỉ, thông tin của các cơ quan liên quan bao gồm cơ quan công an, chính quyền cơ sở, các tổ chức hội, đoàn thể và các dịch vụ hỗ trợ khác như y tế, sức khỏe, kinh tế, tư vấn và các dịch vụ xã hội khác… Điều này xuất phát từ đặc thù tâm lý cũng như hoàn cảnh phổ biến của các em khi bị xâm hại hoặc bạo lực.

Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau nên gia đình thường muốn giấu kín vụ việc hoặc cam chịu, không chia sẻ thông tin khi có vụ việc xảy ra. Do đó, rất khó cho các cơ quan, tổ chức hữu quan có thể sớm phát hiện và có những biện pháp hỗ trợ phù hợp kể cả việc thực hiện trợ giúp pháp lý.

Bài 1: Trẻ em bị xâm hại, bạo lực: Những con số nhói lòng -0
Chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho mọi trẻ em

Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP. Cần Thơ Lê Văn Hận nêu thực tế, một số trường hợp gia đình của trẻ em bị xâm hại không tố giác hoặc thời gian tố giác quá trễ, do lo sợ ảnh hưởng đến danh dự và sự phát triển tâm sinh lý, cuộc sống của trẻ sau này, nên các trợ giúp viên pháp lý gặp khó khi tiếp cận, dẫn đến việc trợ giúp pháp lý chưa kịp thời.

Đồng tình với chia sẻ này, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP. Cần Thơ Lê Văn Hận phân tích, trẻ em bị xâm hại thường gặp tổn thương về tinh thần, xấu hổ, tự ti và mặc cảm với mọi người xung quanh hoặc ở độ tuổi quá nhỏ (nhiều trường hợp trẻ chỉ mới 5 tuổi) nên rất khó cung cấp thông tin liên quan đến tình tiết vụ án hoặc các em lo sợ nên che giấu cho đối tượng xâm hại, gây khó khăn trong quá trình tìm hiểu thông tin, lấy lời khai.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, xâm hại trẻ em bao gồm mọi hình thức ngược đãi về thể chất và tinh thần, xâm hại tình dục, xao nhãng, bóc lột gây ra những thương tổn về sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá bằng cách lợi dụng chức phận, lòng tin hoặc quyền hạn. Như vậy, hành vi xâm hại trẻ em có thể là hành động hoặc không hành động và việc xử lý thì ở nhiều cấp độ khác nhau, từ nhắc nhở, góp ý, phê bình, kiểm điểm, xử phạt vi phạm hành chính cho đến mức cao nhất là xử lý hình sự.

Đời sống

BHXH khu vực XI thực hiện đầy đủ, chính xác các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.
Xã hội

Hướng tới nền an sinh xã hội bền vững

Nhằm bảo đảm đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho người tham gia, hướng tới nền an sinh xã hội bền vững, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực XI đã không ngừng nỗ lực, giữ vững tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng phấn đấu hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

BHXH Khu vực I đã hoàn tất chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4 đúng quy định.
Xã hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm quyền lợi người dân

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, tổ chức, nhân sự... ngay từ những ngày đầu chính thức vận hành theo tổ chức bộ máy mới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I đã hoạt động ổn định, liên tục. Công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trong tháng 4 ngay sau thời điểm chuyển đổi đã được thực hiện kịp thời, đúng quy định, đạt tỷ lệ gần như tuyệt đối.

Để xây nên những "pháo đài" trên các bãi đá chìm là mồ hôi, công sức và máu của bao thế hệ.
Đời sống

Bài 3: Khát vọng sinh tồn, phát triển nơi đầu sóng ngọn gió

Từ những hòn đảo trơ cát và sóng dữ, lớp lớp người lính hải quân đã “vác đá xây đảo”, dựng nên những pháo đài thép giữa Biển Đông. Nhưng kỳ tích lớn nhất, là những mầm xanh kiên cường đã bén rễ, minh chứng cho sức sống bền bỉ của Trường Sa, cho khát vọng sinh tồn và phát triển nơi đầu sóng ngọn gió.

Kiểm tra công tác chống IUU tại cảng cá Ninh Cơ - Nam Định
Đời sống

Nam Định chung tay chống khai thác IUU

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định đã phối hợp với các lực lượng chức năng và địa phương triển khai nhiều giải pháp thiết thực; nổi bật là việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân về Luật Thủy sản, các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)...

Người lao động tham gia phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Hương Nha
Đời sống

Hà Nội triển khai các giải pháp kết nối việc làm hiệu quả

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nội vụ Hà Nội, nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, giải pháp hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp và người lao động, chú trọng đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động thông qua tổ chức các phiên GDVL định kỳ trên hệ thống sàn GDVL Hà Nội.

Khánh thành công trình Hồ chứa nước Krông Pách Thượng
Xã hội

Khánh thành công trình Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Sáng 19.4, cùng với hơn 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia được đồng loạt khởi công, khánh thành tại hơn 80 điểm cầu trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam với tổng mức đầu tư gần 450.000 tỷ đồng, Lễ khánh thành công trình Hồ chứa nước Krông Pách Thượng (tỉnh Đắk Lắk) đã được tổ chức trọng thể.

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim
Đời sống

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim

Trong những ngày đêm miệt mài cùng đồng đội, các cán bộ chiến sĩ Công an các xã thu thập từng mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ, Trung tá Nguyễn Thị Lệ Thúy, Đội trưởng Đội 1, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (TTXH), Công an tỉnh Hà Nam, thấu hiểu sâu sắc hơn bao giờ hết ý nghĩa công việc mình đang làm. Họ là những người chiến sĩ kiên nhẫn, tận tình ngồi kế bên những Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, hướng dẫn từng thao tác kê khai thông tin trực tuyến, lắng nghe những câu chuyện đong đầy nước mắt và nỗi mong mỏi suốt đời tìm lại tên người thân đã hy sinh vì Tổ quốc.

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Xã hội

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3295/VPCP-KGVX ngày 17.4.2025 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 80 năm Ngày thành lập nước.

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư
Đời sống

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư

Ngày 18.4, quận Ba Đình tổ chức tập huấn triển khai thực hiện cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở, khu dân cư trên địa bàn. Buổi tập huấn diễn ra theo phương thức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu phường trên địa bàn quận.

Hơn 22 tỷ đồng ủng hộ Quỹ hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam
Đời sống

Hơn 22 tỷ đồng ủng hộ Quỹ hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam

Ngày 18.4 hàng năm được chọn là Ngày Người khuyết tật Việt Nam, không chỉ để nhắc nhở toàn xã hội nâng cao ý thức trong việc tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật (NKT) mà còn là sự thừa nhận về khả năng đóng góp cho xã hội của NKT. Tính đến ngày 17.4, Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi (TMC) Việt Nam đã ghi nhận 22 tỷ đồng cho phong trào ý nghĩa này.

Vietcombank: Cho vay ứng trước dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP
Đời sống

Vietcombank: Cho vay ứng trước dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Từ ngày 16.4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai cho vay ứng trước giai đoạn chuyển đổi dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ. Sản phẩm mang đến giải pháp tài chính thiết thực, đồng hành cùng khách hàng vững tâm bước vào giai đoạn mới và tiếp tục phát triển.

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại
Đời sống

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh lùi xa, nhưng những vết thương âm ỉ vẫn còn đó, lặng lẽ ăn sâu vào ký ức của hàng nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính tại tỉnh Hà Nam. Trong những ngày tháng Tư lịch sử của đất nước, công an tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thu nhận mẫu sinh phẩm ADN để xác định danh tính liệt sĩ.

Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn.
Xã hội

Bài 1: Mật lệnh của Đại tướng và cuộc thần tốc vượt biển giải phóng Trường Sa

Cùng với 5 cánh quân trên bộ thần tốc tiến về Sài Gòn thì một cánh quân âm thầm vượt biển giải phóng các quần đảo ở Trường Sa. Ngày lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca... cũng là ngày đất nước thống nhất, giang sơn, biển trời thu về một mối. 50 năm trôi qua, không khí oai hùng của những ngày tháng 4 lịch sử dội về trên những con sóng, vỗ về bờ cõi phía Đông của tổ quốc. Nối tiếp thế hệ cha anh, những người lính Trường Sa hôm nay vẫn kiên cường bám đảo, giữ vững từng tấc đất, biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Họ như những cây phong ba vững vàng trước sóng, gió, bão bùng.

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", tuổi trẻ Công an tỉnh Đắk Nông đã không quản ngại nắng, mưa tích cực phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ ngày công, đồng hành cùng người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà, góp phần chung tay cùng cả nước thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát.