Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Nghệ An

Bài 1: Hàng nghìn hộ dân được hưởng lợi

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719)… Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhiều hộ đồng bào DTTS và miền núi được hỗ trợ học nghề, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; nhiều công trình hạ tầng cơ sở được xây dựng… nhờ đó đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Nghệ An giảm còn khoảng 45.000 hộ nghèo (chiếm gần 5,2%) và hơn 50.000 hộ cận nghèo (chiếm hơn 5,7%).

Nhiều mô hình sinh kế phát huy hiệu quả

Hạnh Dịch là xã vùng cao biên giới của huyện Quế Phong với 99,3% đồng bào DTTS. Đời sống của bà con nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ đói, nghèo còn cao. Tuy nhiên, nhờ Chương trình MTQG 1719, các hộ dân đã được hướng dẫn, hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, kiến thức canh tác để thay đổi mô hình sản xuất… Đơn cử như hộ ông Vi Văn Thái (bản Hạnh Tiến) nhờ được hỗ trợ giống dưa chuột và đậu cô-ve nên đã có thu nhập thêm 5 - 7 triệu đồng/vụ thu hoạch.

Tương tự, với anh Quang Văn Trung ở xã Nậm Giải (huyện Quế Phong), nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền nên gia đình đã tiếp cận với mô hình chăn nuôi gà bản địa. Sau một thời gian thấy sản xuất hiệu quả, anh Trung tiếp tục mở rộng quy mô và nuôi thêm gà ấp trứng để cung cấp giống ra thị trường… “Hiện, trang trại có 500 con gà thịt và 1.000 gà ấp trứng. Tận dụng lợi thế về diện tích vườn chăn thả, tôi trồng lá quế để giảm mùi hôi đồng thời đun nước cho gà uống hằng ngày”, anh Trung chia sẻ.

Không chỉ riêng Quế Phong, nhiều gia đình trên địa bàn huyện Tương Dương cũng đã tận dụng lợi thế về nguồn nước để nuôi thả cá lồng ở lòng hồ thủy điện Khe Bố, Bản Vẽ để gia tăng nguồn thu nhập… “Trước đây, chúng tôi chỉ biết làm nương rẫy, đánh bắt cá để kiếm thu nhập, thì nay đã biết nuôi các loại cá có giá trị kinh tế như cá lăng đen, trắm đen, cá vược… Cá không chỉ được bán cho bà con trong huyện mà còn được bán tới tận dưới xuôi”, bà Hà Thị Hương (dân tộc Thái) chia sẻ.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Nghệ An
Đồng bào Mông xã Huồi Tụ thu hoạch mùa chè Shan tuyết hiệu quả. Ảnh: T. Hải

Không chỉ hỗ trợ người DTTS tìm hướng sản xuất phù hợp, huyện Tương Dương còn hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn xây dựng nhà ở. Chị Vi Thị Thăm (xã Tam Quang) chia sẻ: Nhiều năm nay, vào những ngày mưa, căn nhà lợp tạm bằng tre nứa của gia đình chị không tránh khỏi cảnh dột… Nay được chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng căn nhà mới kiên cố, rộng rãi nên gia đình rất vui và phấn khởi.

Tại huyện biên giới Kỳ Sơn, giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn đã có nhiều mô hình giảm nghèo theo Chương trình 30a được thực hiện. Nhiều mô hình thực sự phát huy hiệu quả như: nuôi bê sinh sản, dê thịt, lợn rừng, trồng mận Tam Hoa… Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Viết Hùng, các dự án, nguồn lực của chương trình đều hướng tới hỗ trợ người nghèo có sinh kế, việc làm, thu nhập nhằm thoát nghèo bền vững… Đơn cử trong năm 2022, nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 được phân bổ hơn 2 tỷ đồng đã được huyện triển khai 2 dự án chăn nuôi bê cái địa phương và chăn nuôi bê cái lai sind với 134 hộ tham gia. Năm 2023, nguồn vốn này tiếp tục phân bổ hơn 6,3 tỷ đồng và được huyện thực hiện 5 mô hình kinh tế gồm chăn nuôi bê địa phương, hỗ trợ máy sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn đen, vịt bầu và hỗ trợ giống cá trắm”, ông Hùng cho biết.

Từng bước giải quyết nhu cầu thiết yếu

Đến thời điểm này, các chương trình MTQG, trong đó trọng tâm là chương trình MTQG 1719 đã và đang đạt được những kết quả bước đầu, góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An, như: cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, điện lưới, nước sinh hoạt được quan tâm đầu tư sửa chữa, xây dựng mới, nông thôn mới ngày càng khởi sắc, giải quyết các nhu cầu thiết yếu của Nhân dân về sản xuất kinh doanh, giao thương, học tập, chăm sóc sức khỏe...

Đặc biệt, các nội dung đầu tư, hỗ trợ liên quan trực tiếp đến người dân, như: hỗ trợ đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt (Dự án 1); bồi dưỡng kiến thức dân tộc, đào tạo nghề, nâng cao năng lực cho cộng đồng (Dự án 5); chính sách bình đẳng giới (Dự án 8); chính sách giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (Dự án 9)... đã mang lại những hiệu quả tích cực, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần, vật chất từng bước ổn định, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS.

Đơn cử, việc hỗ trợ đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt theo Dự án 1 đã được triển khai kịp thời, đúng đối tượng nên đã tạo ra nhiều chuyển biến… Tính đến cuối năm 2023, đã có 31 hộ đồng bào DTTS ở 3 huyện 30a là Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong được phê duyệt danh sách và hỗ trợ đất ở. Toàn tỉnh cũng đã có 494 hộ được hỗ trợ nhà ở theo Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719 để an cư… Hay như, đối với nguồn nước dành cho người dân vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao chưa có nguồn nước hoặc thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đã có 26 danh mục dự án nước tập trung được khởi công mới. Riêng nước sinh hoạt phân tán, đến nay đã có 9.858 hộ được hỗ trợ mua téc nước, xây dựng đường ống cấp nước…

Để nâng cao dân trí, từng bước xóa bỏ các hủ tục, quan niệm lạc hậu… các nội dung của Dự án 5, Dự án 8, Dự án 9… cũng được triển khai và đã tạo những bước chuyển tích cực trong nhận thức của bà con, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, với Dự án 8, ở cấp tỉnh đã tổ chức 3 lớp tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã và thôn bản cho gần 300 học viên, tổ chức 3 lớp tập huấn cho các thành viên của nhóm tiên phong thay đổi trong cộng đồng tại Thanh Chương, Con Cuông, Quỳ Hợp cho gần 200 học viên... Riêng cấp huyện cũng đã tổ chức 1 lớp tập huấn triển khai hoạt động Dự án 8 năm 2023, triển khai lồng ghép giới, an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại huyện Nghĩa Đàn.

Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh

Tính đến 15h00 ngày 19.4, toàn tỉnh Thái Nguyên đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri là đại diện hộ gia đình về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Nguyên và chủ trương hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, với tỷ lệ cử tri tham gia lấy ý kiến đạt 99,97%, tỷ lệ đồng thuận gần như tuyệt đối.

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật
Địa phương

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật

Trong bối cảnh sắp xếp bộ máy, đi cùng với đó là công cuộc cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng được đẩy mạnh, việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những mô hình sáng tạo, hiệu quả đang được thị xã Hồng Lĩnh - đô thị trẻ phía bắc tỉnh Hà Tĩnh triển khai và ghi nhận kết quả tích cực chính là Diễn đàn hỏi đáp pháp luật - nơi người dân được tiếp cận, đối thoại và giải đáp trực tiếp những thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật trong đời sống hằng ngày.

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Địa phương

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Sáng 19.4, Lễ khởi công, khánh thành các công trình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025) đã diễn ra đồng loạt trên cả nước. Tại điểm cầu huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự.

Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh sẽ được đặt tại thành phố Vĩnh Long
Trên đường phát triển

Vĩnh Long chuẩn bị điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cán bộ sau sáp nhập

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, liên quan đến việc hợp nhất các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, UBND tỉnh Vĩnh Long đang tích cực triển khai các phương án nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt ổn định cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trà Vinh và Bến Tre đến công tác tại địa phương.

Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 50, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thống nhất cao đối với dự thảo Phương án sắp xếp ĐVHC tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Hướng tới một chính quyền sát dân và vì dân

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là mệnh lệnh chính trị với mục tiêu cuối cùng là để phục vụ Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt được mục tiêu: Chính quyền sát dân, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để người dân được hưởng nhiều tiện ích và lợi ích. Đây là kim chỉ nam cho công tác tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Hình ảnh mô phỏng Dự án bến du thuyền Vũ Yên do Vingroup đầu tư tại Hải Phòng. Ảnh:itn
Địa phương

Sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng

Nhằm đánh giá đúng thực trạng, xác lập cơ sở khoa học, tính cấp thiết, những định hướng, giải pháp chủ yếu làm căn cứ nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.