An toàn không gian mạng cho sinh viên: Nhiều hành lang pháp lý bảo vệ nhưng chưa đủ

Nhiều cơ quan như Trung ương Đoàn, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ GD&ĐT đều có kế hoạch bảo vệ đoàn viên, sinh viên, học sinh trên không gian số. Nhưng hành lang pháp lý đó vẫn chưa đủ, cần tiếp tục hoàn thiện bởi nhận thức, kỹ năng của các bạn trẻ để ứng phó không phải ai cũng có.

Sáng nay, ngày 30.10, Báo Tiền Phong, Hội sinh viên Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Anh quốc Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “An toàn không gian mạng cho sinh viên”.

Tham dự buổi Toạ đàm có: PGS. TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT; Đồng chí Nguyễn Nhất Linh, Ủy viên Ban chấp hành, Phó Trưởng ban Tuyên giáo, T.Ư Đoàn; Bà Đinh Như Hoa, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông; TS TS Hamza Mutaher, chuyên gia đến từ Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam và diễn viên Thu Quỳnh.

An toàn không gian mạng cho sinh viên: Nhiều hành lang pháp lý bảo vệ nhưng chưa đủ -0
Toàn cảnh Tọa đàm với chủ đề: “An toàn không gian mạng cho sinh viên”

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, Nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó tổng biên tập Báo Tiền Phong cho biết: “Thời gian vừa qua cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin, internet trở thành công cụ, môi trường mà bất kể người dân Việt Nam nào cũng sử dụng. Đặc biệt là các sinh viên luôn luôn cập nhật với công nghệ, trong học tập và nghiên cứu. Bên cạnh lợi ích thì có nhiều hệ lụy từ môi trường số. Các tình trạng như tung tin giả, lừa đảo của các loại tội phạm liên quan đến môi trường số, công việc, tình yêu hôn nhân".

Theo Phó Tổng biên tập Báo Tiền phong, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều hành lang pháp lý, từ chỉ thị, nghị quyết liên quan đến an toàn không gian mạng. Nhiều cơ quan như Trung ương Đoàn, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ GD-ĐT đều có kế hoạch bảo vệ đoàn viên, sinh viên, học sinh trên không gian số. Nhưng hành lang pháp lý đó vẫn chưa đủ, cần tiếp tục hoàn thiện. Nhận thức, kỹ năng của các bạn trẻ để ứng phó không phải ai cũng có.

Trước thực trạng đó, T.Ư Đoàn đã ban hành kế hoạch cuộc vận động với đoàn viên, thanh niên, ứng xử trên không gian mạng giai đoạn 2023 – 2030 với 4 nguyên tắc nòng cốt: "Tuân thủ - Lành mạnh - An toàn - Trách nhiệm", thông qua việc cam kết, các đoàn viên, thanh niên sẽ là những người tiên phong trong lan tỏa những thông tin chính thống, tích cực, hướng tới một không gian mạng văn minh hơn”.

Mong manh ranh giới giữa nạn nhân và thủ phạm

Tại buổi toạ đàm, sinh viên Lê Bảo Ngọc Minh, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) đã chia sẻ câu chuyện của mình: “Hồi còn học THPT, em và nhóm bạn nữ trong lớp có tài khoản trên nền tảng instagram, em và các bạn gặp trường hợp bị bình luận xấu về trang phục. Em có báo với cô chủ nhiệm nhưng cô không sử dụng nền tảng này nên không biết hướng xử lý như thế nào. Từ đó, em và các bạn chuyển tài khoản sang trạng thái riêng tư, không dám công khai nữa vì lo sợ bị tấn công cá nhân”.

Theo Ngọc Minh, hiện nay sinh viên gặp 3 loại rắc rối, nguy hiểm khi tham gia môi trường số. Đó là cuộc gọi rác; ăn cắp thông tin hoặc tạo tài khoản fake trên mạng xã hội; tin nhắn cá nhân công kích, bình luận ảnh hưởng đến tâm lí của sinh viên.

Trong 3 hình thức này, theo Ngọc Minh khó giải quyết nhất đối với sinh viên chính là những tin nhắn công kích cá nhân. Vì Ngọc Minh cho rằng, có những tin nhắn riêng tư, bản thân em và các bạn cũng chưa biết sẽ phải mở lòng với cha mẹ thế nào.

An toàn không gian mạng cho sinh viên: Nhiều hành lang pháp lý bảo vệ nhưng chưa đủ -0
Sinh viên Lê Bảo Ngọc Minh, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV)

Là người nổi tiếng, có độ phủ sóng nhất định trên mạng xã hội, diễn viên Thu Quỳnh cũng từng là nạn nhân của tin giả, bạo lực mạng. Nữ diễn viên kể, có những scandal từ trên trời rơi xuống nhưng cô vẫn phải đi xử lý khủng hoảng truyền thông.

Cụ thể, cách đây 5 năm, trong khi đưa con đi chơi, Thu Quỳnh nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của người quen. Cô tá hỏa khi có video nhạy cảm đề cập tên mình lan truyền trên mạng xã hội.

Trước vụ việc, Thu Quỳnh im lặng trên mạng xã hội và bình tĩnh giải quyết thấu đáo. Cô nhờ cơ quan chức năng giải quyết và phát hiện tài khoản lan truyền video có địa chỉ ở nước ngoài. Cách duy nhất là chặn không cho phát video đó trên nền tảng mạng xã hội ở Việt Nam.

An toàn không gian mạng cho sinh viên: Nhiều hành lang pháp lý bảo vệ nhưng chưa đủ -0
Diễn viên Thu Quỳnh

“Chúng ta được bảo vệ khi tham gia không gian mạng. Thay vì lên mạng để tranh cãi, lời qua tiếng lại khiến câu chuyện đi quá xa, chúng ta hãy nhờ đến cơ quan chức năng để tìm kiếm sự bảo vệ, hỗ trợ kịp thời”, nữ diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ.

Thu Quỳnh cho hay, cô vượt qua những điều đó vì có gia đình, bạn bè, người hâm mộ đồng hành. Tuy nhiên, điều quan trọng là mỗi người trang bị kiến thức và ý thức cá nhân để tự bảo vệ bản thân trên mạng xã hội, kịp thời báo cho cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc.

“Bất kể ai sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là sinh viên, cũng rất có thể là thủ phạm lan truyền thông tin sai lệch, gây hậu quả khôn lường. Ranh giới giữa nạn nhân, thủ phạm rất mong manh”, Thu Quỳnh nói.

Diễn viên Thu Quỳnh dành lời khuyên cho các bạn sinh viên về cách đề phòng, bảo vệ bản thân trước những tin nhắn quấy rối, công kích trên mạng xã hội. “Hãy vững vàng, nếu không làm sai, chúng ta không có gì phải sợ. Hãy cùng chống lại những tiêu cực trên mạng xã hội. Quan trọng là không để tinh thần bị ảnh hưởng. Các bạn sinh viên nên tìm hiểu kỹ các tính năng của mạng xã hội để có thể “bật chế độ” tự bảo vệ bản thân".

An toàn không gian mạng cho sinh viên: Nhiều hành lang pháp lý bảo vệ nhưng chưa đủ
Ủy viên Ban chấp hành, Phó Trưởng ban Tuyên giáo, T.Ư Đoàn, Nguyễn Nhất Linh

Tại buổi toạ đàm, Ủy viên Ban chấp hành, Phó Trưởng ban Tuyên giáo, T.Ư Đoàn, Nguyễn Nhất Linh khẳng định, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư được triển khai sâu rộng đang ảnh hưởng đến thế hệ trẻ. Trong đó, sinh viên là lực lượng tiên phong, tinh túy nhất.

Hiện có 77,93 triệu người tham gia mạng xã hội ở Việt Nam. Trong khi đó, độ tuổi trung bình của người Việt Nam là 32,4 tuổi. Vì vậy, có thể thấy, bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, xã hội là giới trẻ.

“Tham gia mạng xã hội là điều tất yếu. Tuy nhiên, nếu không có cách tham gia phù hợp, chúng ta sẽ bị tụt hậu và gặp phải nhiều nguy cơ. Khi tham gia không gian mạng, giới trẻ có thể gặp phải những nguy cơ như: bị đánh cắp thông tin cá nhân, bị bắt nạt trực tuyến, quấy rối trên không gian mạng và các tệ nạn khác như buôn bán người, nghiện game,… hoặc tiếp xúc với tin giả”, anh Nguyễn Nhất Linh chia sẻ.

Lừa đảo không chừa một ai

Bà Đinh Như Hoa, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ: “Lừa đảo không chừa một ai, với tất cả người dân sử dụng Internet nhưng đối tượng thanh thiếu niên, học sinh cũng được “focus”.

Trong cẩm nang lừa đảo trực tuyến, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có đưa lên thông tin đại chúng 13 hình thức lừa đảo với học sinh, sinh viên Việt Nam.

Trong 13 hình thức lừa đảo đó thì đầu tiên có thể kể đến là lừa đảo combo du lịch giá rẻ, lừa đảo cuộc gọi mời tham gia click vào các trang mạng mua sắm như shopee hay lazada, có cuộc gọi xưng hẳn là của Bộ TTTT. Bên cạnh các nội dung giả mạo nở rộ như quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,...thì hiện tượng giả mạo từ các ngân hàng lớn qua các tin nhắn cũng rất nhiều. Các hành động lừa đảo này nhiều khi là ăn cắp thông tin cá nhân chứ không hẳn cả vì tiền".

An toàn không gian mạng cho sinh viên: Nhiều hành lang pháp lý bảo vệ nhưng chưa đủ -0
Bà Đinh Như Hoa, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông

Bà Đinh Như Hoa cho biết, Chính phủ ban hành Nghị định 91 liên quan đến phòng chống tin nhắn rác và Bộ TTTT ban hành thông tư 22, thông tư 21 liên quan đến hướng dẫn phòng tránh tin nhắn rác.

Trong Nghị định có quy định danh sách không quảng cáo. Tức là người dân có thể đăng ký vào danh sách không quảng cáo và được Nhà nước bảo vệ. Có thể danh sách không nhận quảng cáo về tin nhắn, danh sách không nhận tin nhắn về cuộc gọi hoặc cả 2. Chỉ cần soạn: DK DNC gửi tới 5656 thì chúng ta sẽ được bảo vệ.

Sau khi đăng ký mà nhận các cuộc gọi không mong muốn, chỉ cần 2,3 phản hồi của người dân về tin nhắn cuộc gọi của người dân thì Bộ TTTT sẽ khóa các cuộc gọi, tin nhắn từ số gọi đến.

Bà Hoa nhấn mạnh: "Khi chúng ta gặp các vấn đề này thì đúng là im lặng có thể là một cách. Nhưng chúng ta có rất nhiều cách report. Ở đây chúng ta cần report đến cơ quan nhà mạng, đến Bộ TTTT, Bộ công an.

Liên quan đến cuộc gọi rác, tin nhắn rác, theo bà Hoa, chúng ta không thể dọn sạch ngay được vì hôm nay hình thức này, mai hình thức khác nhưng chúng ta cần có dữ liệu để có thể biện pháp quản lý phù hợp cũng như điều chỉnh.

Phải biết chọn lọc thông tin nên công khai và không nên

Chia sẻ tại buổi toạ đàm, TS Hamza Mutaher, chuyên gia đến từ Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) cho biết: "Tôi có một số phương pháp giúp đỡ sinh viên chống lại các mối nguy tiềm ẩn trong môi trường không gian mạng. Đầu tiên, khi nhận được những tin nhắn rác, quấy rối, sinh viên cần chụp màn hình những cuộc hội thoại mà họ cảm thấy ảnh hưởng đến mình.

Tiếp theo là block tài khoản đó, rồi nói với những người mình có thể tin tưởng để nhận được sự hỗ trợ. Theo ý kiến của tôi, sinh viên, giới trẻ phải hiểu không cần thiết chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân lên mạng xã hội, phải biết chọn lọc thông tin nên công khai và không nên.

An toàn không gian mạng cho sinh viên: Nhiều hành lang pháp lý bảo vệ nhưng chưa đủ -0
TS Hamza Mutaher, chuyên gia đến từ Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV)

TS Hamza Mutaher cho hay, tôi khuyến khích sinh viên tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè để có thể ổn định tâm lý và có được giải pháp hiệu quả nhất. Đối với trường hợp nghiêm trọng, sinh viên cần báo cáo cho cơ quan chức năng để được giúp đỡ, giải quyết vấn đề kịp thời.

Mỗi cá nhân khi chia sẻ thông tin phải suy nghĩ thật kỹ để xem thông tin đó có dễ hiểu, đáng tin cậy hay không, tránh tình trạng tiếp tay cho việc lan truyền thông tin giả, độc hại.

Ngoài ra, mỗi cá nhân phải kiên định với giá trị thật, tin tưởng vào bản thân và chọn lọc những thông tin tiếp nhận. Một điều cần thiết khác là phải có sự kết hợp trường đại học với nhà nước, các tổ chức khác để giao tiếp, phổ biến đến sinh viên các phương pháp bảo vệ bản thân trước các mối nguy trên mạng xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức của sinh viên.

“Chúng tôi cũng kêu gọi phụ huynh quan tâm nhiều hơn đời sống, tâm sinh lý của con cái để phát hiện vấn đề kịp thời, từ đó có những giải pháp tốt nhất hỗ trợ các con.

Tôi cũng có một số lời khuyên về mặt kỹ thuật để sinh viên tự bảo vệ mình như thay đổi mật khẩu thường xuyên, cập nhật các phần mềm trên thiết bị mình sử dụng thường xuyên, đọc kỹ bộ quy tắc trên các trang web trước khi sử dụng…” - TS Hamza Mutaher nhấn mạnh. 

Giúp các bạn trẻ có cách ứng xử văn minh trên không gian mạng

An toàn không gian mạng cho sinh viên: Nhiều hành lang pháp lý bảo vệ nhưng chưa đủ -0
Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, ứng xử trên an ninh mạng đã được quan tâm nhưng không thể chủ quan bởi nó ảnh hưởng đến cả thế hệ.

Thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trình hành động và đặt mục tiêu rất cụ thể trong đó mong muốn tác động đến toàn bộ các bậc giáo dục từ cấp 1 đến đại học.

Để thực hiện tốt việc tăng cường an ninh mạng cần phân ra 3 nhóm gồm: nhóm xây dựng chính sách, nhóm xây dựng môi trường và nhóm tăng cường nhận thức cho người sử dụng. Theo đó người sử dụng cần sự trang bị cả về kiến thức và nhận thức.

Bộ GD-ĐT đã ban hành hành lang pháp lý cụ thể và cần sự đồng hành của TƯ đoàn, của các bộ ban ngành, của báo chí,… để phổ biến sâu rộng hơn tới các bạn trẻ.

Bên cạnh đó Bộ GD-ĐT đang xây dựng thông tư về năng lực số, sắp được ban hành. Trong đó chương trình học nâng cao năng lực về thông tin truyền thông từ cấp 1 đến đại học sẽ được xây dựng dựa trên các tiêu chí dựa trên tiêu chuẩn quốc tế chung của UNESCO. Chương trình này sẽ được đưa vào các cơ sở giáo dục và có chuẩn đầu ra riêng theo từng bậc học. Mong rằng thông tư này sẽ sớm ban hành và nền tảng này sẽ lan rộng ra đến các nơi chưa có điều kiện tiếp cận an ninh mạng.

Ông Nguyễn Anh Dũng cho rằng, muốn có được nhận thức cần có sự giáo dục, vì thế Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện quyết liệt an ninh mạng trong thời gian tới theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Dũng thông tin, Bộ GD-ĐT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và ban hành các quyết định về phát động giáo dục, tăng cường lý tưởng cách mạng, trong đó cũng có nội dung về ứng xử văn minh trên không gian mạng. Bộ GD-ĐT mong muốn lan tỏa văn minh trên không gian mạng đến từng bạn trẻ, vì thế đã lồng ghép nhiều chương trình về an toàn trên không gian mạng trong chương trình đào tạo tại các trường đại học.

Bà Đinh Như Hoa, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ 4 nguyên tắc tham gia môi trường mạng an toàn là:

Nguyên tắc 1: Tuân thủ các quy tắc trong nhà trường, của cộng đồng mạng xã hội trực tuyến. 

Nguyên tắc 2: Thận trọng. 

Nguyên tắc 3: Thông minh.

Nguyên tắc 4: Tử tế. 

Giáo dục

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?
Giáo dục

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, các quy định sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh năm 2025 để không còn tình trạng chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý giữa các tổ hợp xét tuyển, giữa các phương thức xét tuyển mà không có căn cứ giải thích.

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc
Giáo dục

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc

PGS.TS Ngô Tuyết Mai nhìn nhận, thực tế, nhiều trường học ở Việt Nam vẫn chú trọng nhiều đến việc giáo dục trí tuệ hơn là giáo dục cảm xúc, đặt nặng việc giáo viên truyền đạt kiến thức chuyên môn, học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển trí thông minh (IQ) và đạt điểm số cao; trong khi lại xem nhẹ trí thông minh cảm xúc xã hội và các kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho việc theo đuổi hạnh phúc bền vững của học sinh.

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). 

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Trong buổi tọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), em Nguyễn Trần Bảo Thức, học sinh lớp 8A5, Trường THCS Lương Thế Vinh đã vinh dự nhận được món quà của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng từ Hà Nội.

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.