Giáo dục phòng tránh bom mìn

Việt Nam thành một trong những quốc gia bị ô nhiễm bom mìn lớn và chịu hậu quả nặng nề nhất trên thế giới. Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót phát nổ đã làm hơn 40 nghìn người bị chết, 60 nghìn người bị thương. Đẩy mạnh giáo dục về nguy cơ bom mìn, đặc biệt cho trẻ em, là rất cần thiết để giảm thiểu tai nạn do bom mìn.

Hậu quả nặng nề

Việt Nam thành một trong những quốc gia bị ô nhiễm bom mìn lớn và chịu hậu quả nặng nề nhất trên thế giới. Theo số liệu của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), số bom đạn quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam khoảng 15,3 triệu tấn, tỷ lệ bom đạn chưa nổ chiếm khoảng 5% số lượng bom đạn đã sử dụng (các tài liệu nước ngoài là 10%).

Các loại bom mìn, vật nổ còn sót lại đều rất nguy hiểm, có thể gây nổ khi tác động phải trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt, hoặc có thể tự nổ do những nguyên nhân về cơ học, lý học hay hóa học. VNMAC cho biết, từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót phát nổ đã làm hơn 40 nghìn người bị chết, 60 nghìn người bị thương. Phần lớn trong số họ là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Trong đó, riêng tại một số tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi), đã có trên 22,8 nghìn nạn nhân do bom mìn, trong đó, 10,5 nghìn người chết và 12,2 nghìn người bị thương.

Khả năng tự nhận biết bom mìn, vật nổ, có ý thức phòng tránh sẽ giúp người dân và cộng đồng biết tự bảo vệ khi không có lực lượng chức năng ở đó. Vì vậy, để giảm thiểu tai nạn do bom mìn, việc đẩy mạnh giáo dục nguy cơ về bom mìn cho người dân, học sinh là rất cần thiết.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn là một trong những trụ cột quan trọng và được ưu tiên đầu tư nguồn lực của Chính phủ bên cạnh các hoạt động khảo sát, rà phá. Các hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn được triển khai rộng rãi với sự tham gia tích cực của các ban, ngành, địa phương và sự chung tay của các tổ chức quốc tế.

Tháng 3 năm nay, VNMAC và Tổ chức Catholic Relief Services Việt Nam (CRS) ký Bản ghi nhớ về tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam. Theo đó, CRS sẽ hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí để VNMAC lập kế hoạch xây dựng, hoàn thiện Dự thảo chiến lược quốc gia về tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; hỗ trợ xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia về tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn và Tiêu chuẩn quốc gia về hỗ trợ nạn nhân bom mìn. Dự án cũng sẽ nâng cao năng lực cho cán bộ VNMAC về thiết kế, triển khai và điều phối chương trình Giáo dục nguy cơ bom mìn; hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động Giáo dục nguy cơ bom mìn do VNMAC triển khai.

Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Duy Hiệu biểu diễn tiểu phẩm về phòng tránh tai nạn bom mìn Ảnh: Hà Thương
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Duy Hiệu  biểu diễn tiểu phẩm về phòng tránh tai nạn bom mìn
Ảnh: Hà Thương

Giúp trẻ có kỹ năng phòng tránh tai nạn bom mìn

Từ đầu năm đến nay, các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của bom mìn, các biện pháp phòng, tránh tai nạn bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh, đặc biệt cho các em học sinh.

Trong khuôn khổ Chương trình truyền thông bom mìn năm 2021 do Dự án RENEW tài trợ, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp tổ chức hoạt động truyền thông phòng tránh, giảm thiểu tác hại của bom mìn cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. Tại điểm Trường Tiểu học xã Hành Thịnh (huyện Nghĩa Hành), với hình thức tổ chức chương trình "Rung chuông vàng", thi vẽ tranh và kết hợp các trò chơi dân gian đã thu hút các em tìm hiểu về tác động của bom mìn, vật nổ và cách phòng tránh.

Tương tự, Quảng Nam cũng triển khai nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn và nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho học sinh. Ví dụ, Trường Tiểu học Nguyễn Duy Hiệu (Phú Ninh) tổ chức các tiết mục văn nghệ, chiếu phim tài liệu liên quan bom mìn, học sinh biểu diễn tiểu phẩm và thi rung chuông vàng với nội dung xoay quanh cách phòng tránh, xử lý khi phát hiện vật nghi bom mìn, sự nguy hiểm của bom mìn chưa nổ... Nhà trường cũng tổ chức trưng bày tranh do học sinh vẽ. Tranh vẽ của học sinh khá phong phú, mỗi em có cảm nhận riêng về phòng tránh tai nạn bom mìn. Hội thi vẽ tranh là dịp để học sinh tìm hiểu sâu hơn kiến thức, có kỹ năng phòng tránh tai nạn bom mìn, vật liệu dễ cháy nổ còn sót lại.

Giải đáp pháp luật

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?
Giải đáp pháp luật

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?

Xin hỏi, theo quy định của Luật Đất đai 2024, công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào? Nội dung giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai gồm những gì?– Câu hỏi của bạn Phạm Lập (Bắc Giang).