75 năm thành lập Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp: Giai đoạn “bước ngoặt” trong chiến lược phát triển

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Tiến sĩ Bùi Trung Dũng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho biết, nhà trường xác định chiến lược phát triển trong những năm tới cũng như tầm nhìn đến năm 2045 là thay đổi nội dung đào tạo, mục tiêu đào tạo, phương pháp đào tạo để thích ứng với nền công nghiệp văn hóa - xu thế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam.

Ngày 16.11 vừa qua, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập, đánh dấu “bước ngoặt” mới trong chiến lược phát triển.

Ghi dấu ấn mạnh mẽ trong đời sống xã hội qua quá trình 75 năm xây dựng, trưởng thành

Chia sẻ về lịch sử hình thành, phát triển của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Tiến sĩ Bùi Trung Dũng, Chủ tịch Hội đồng trường cho biết, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp được thành lập năm 1949, tiền thân là Trường Quốc gia Mỹ nghệ - trường sơ cấp, được Bộ chủ quản là Bộ Công thương (sau này là Bộ Nội thương và Công nghiệp) tiếp quản vào năm 1954. Trường là nơi đào tạo nghệ nhân cho một số nghề thủ công mỹ nghệ như: sơn mài, chạm kim, dệt thảm len, nghề mộc…

Tháng 12 năm 1954, trường được chuyển về Bộ Tuyên truyền - Văn nghệ (Bộ Văn hoá - Thông tin sau này) với tên gọi mới là Trường Mỹ nghệ Việt Nam. Năm 1959, trường được nâng cấp từ Trường Sơ cấp Mỹ nghệ Việt Nam thành Trường Trung cấp Mỹ nghệ. Năm 1962, trường đổi tên thành Trường Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp. Năm 1965, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định về việc mở hệ Cao đẳng tại trường trung học chuyên nghiệp, đổi tên Trường Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp thành Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp. Sau một giai đoạn phát triển, hội nhập và đưa nền tảng từ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, các môn học mỹ thuật ứng dụng về kết hợp với các ngành nghề thủ công truyền thống của nhà trường trước đó, trường đã chuyển thành Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp vào năm 1984, theo Quyết định của Chính phủ.

Với thành tích đã được ghi dấu ấn trong đời sống xã hội, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm. Năm 1958, trường được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Bác về thăm và chỉ đạo, định hướng phát triển, làm cơ sở để trường phấn đấu xây dựng những năm tiếp theo. Sau đó, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng đã về thăm trường như Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị và nhiều cán bộ cao cấp khác.

z6032336206526-fc99d981043a3a3437be2ed2d3a7af63.jpg
Bác Hồ đến thăm Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp năm 1958, nay là Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong đời sống xã hội, đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng cho xã hội. Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp được ghi nhận với nhiều giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường, với những tên tuổi như họa sĩ Nguyễn Khang, họa sĩ Lê Quốc Lộc, họa sĩ Trần Khánh Chương,... Có những nghệ sĩ được trao cả giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, như nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo.

Đến thời điểm hiện tại, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã lớn mạnh không ngừng, từ một trường đào tạo tinh hoa đặc thù với số lượng sinh viên tuyển vào hàng năm chỉ vài chục sinh viên, đến nay nhà trường đã tuyển sinh hàng năm khoảng 500-600 sinh viên, quy mô đào tạo nâng lên 3.000 sinh viên.

Giá trị cốt lõi là kế thừa, sáng tạo, chất lượng

Theo Tiến sĩ Bùi Trung Dũng, nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045 với giá trị cốt lõi là kế thừa, sáng tạo, chất lượng. “Kế thừa” có nghĩa là kế thừa tinh hoa bản sắc văn hóa truyền thống của cha ông, “sáng tạo” là động lực hàng đầu tạo nên sức mạnh trong tiến trình phát triển của nhà trường và “chất lượng” là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, các sản phẩm khoa học công nghệ có uy tín.

z6030934276208-21f0dfdd4fd387d7d78a05f73bf4edc6.jpg
Tiến sĩ Bùi Trung Dũng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Triết lý giáo dục của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp được xác định là bản sắc, hội nhập, sáng tạo, phát triển. Theo đó, “bản sắc” thể hiện ở việc phát huy truyền thống của một cơ sở đào tạo có lịch sử 75 năm xây dựng và trưởng thành, giữ gìn những ngành nghề truyền thống tạo nên bản sắc của nhà trường, lấy bản sắc là nền tảng để hội nhập vững chắc và phát triển hội nhập.

Về “hội nhập”, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp chú trọng kết nối cộng đồng và doanh nghiệp, hợp tác, liên kết quốc tế để trau dồi kỹ năng sống và khả năng hội nhập cho sinh viên. Ứng với việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, người học khi tốt nghiệp có khả năng thích nghi với sự biến đổi trong nước và xu thế quốc tế, được đánh giá theo tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.

Về “sáng tạo”, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp hướng tới phát huy tối đa khả năng sáng tạo của người học thông qua các hoạt động đào tạo và triển khai, ứng dụng vào thực tế đời sống. Xác định sáng tạo là dám nghĩ, dám làm, say mê nghiên cứu, khám phá và không ngừng đổi mới để tạo ra những tri thức, giá trị mới.

Về “phát triển”, trường hướng tới mục tiêu giúp sinh viên có đủ tri thức, kỹ năng và năng lực cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu dạy và học, phục vụ hội nhập khu vực và thế giới, góp phần đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển.

“Nhà trường xác định chiến lược phát triển trong những năm tới cũng như tầm nhìn đến 2045 là thay đổi nội dung đào tạo, mục tiêu đào tạo, phương pháp đào tạo để thích ứng với nền công nghiệp văn hóa - xu thế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam”, Tiến sĩ Bùi Trung Dũng cho biết.

Theo đó, trong chiến lược phát triển giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn tới năm 2024, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp định hướng rút ngắn thời gian đào tạo từ 5 năm xuống 4 - 4,5 năm. Đồng thời, mở ngành đào tạo tiến sĩ về mỹ thuật ứng dụng; tăng quy mô tuyển sinh đại học, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để thích ứng với bối cảnh công nghiệp văn hóa cũng như xu thế xã hội 4.0, nhà trường cũng định hướng nhanh chóng đạt kiểm định trong nước cũng như quốc tế, hội nhập với khu vực và thế giới.

Giai đoạn “bước ngoặt để đưa ra thay đổi trong chiến lược phát triển

Hơn 30 năm gắn bó với Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, từ khi là sinh viên, sau đó là giảng viên rồi làm công tác quản lý, Tiến sĩ Bùi Trung Dũng luôn bồi hồi, xúc động mỗi dịp kỷ niệm thành lập trường - khi được gặp lại các thầy cô, những nghệ sĩ nổi tiếng đã ghi rất nhiều dấu ấn trong đời sống xã hội.

“Chúng tôi, thế hệ sau này có nhiều thuận lợi hơn nhưng còn phải phấn đấu nhiều so với các thế hệ gạo cội, với những tên tuổi đã được khẳng định qua các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, đạt giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh. Đó là những người rất nổi tiếng, rất giỏi, những nghệ sĩ đích thực suốt đời tâm huyết với sự nghiệp giảng dạy và đào tạo của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp”, Tiến sĩ Bùi Trung Dũng tâm sự.

Theo ông, thế hệ sau này của Mỹ thuật Công nghiệp có nhiều thuận lợi khi được tiếp cận với công nghệ, có điều kiện học tập tốt hơn, đời sống vật chất tốt hơn và ra trường vào thời điểm nước ta đã mở cửa hội nhập với thế giới, vấn đề giao thương kinh tế phát triển. Nhu cầu đời sống trong xã hội ngày càng được nâng cao, do đó mỹ thuật công nghiệp trở nên vô cùng có ích và đóng vai trò quan trọng đối với xã hội.

Nếu như trước đây dưới thời bao cấp, người dân khi mua hay xây dựng một ngôi nhà chủ yếu chỉ nghĩ đến việc dồn tiền để xây, để mua, thậm chí rất nhiều năm sau mới có thể hoàn thiện ngôi nhà thì ngày nay, trong ngân sách xây nhà hay mua nhà, phần trang trí nội thất đã chiếm đáng kể, thậm chí có thể chiếm 50% giá trị ngôi nhà đối với nhiều người. Điều đó cho thấy vai trò lớn của mỹ thuật công nghiệp trong xã hội. Đi trên các tuyến đường, nhất là tại đô thị lớn, từ những cột đèn, tranh gốm, biển quảng cáo cho đến ghế nghỉ, vườn hoa, cổng chào,... đều có dấu ấn của mỹ thuật công nghiệp.

“Là một cựu sinh viên, sau đó là một giảng viên và nhà quản lý, tôi thấy rất tự hào vì đã có thời gian dài gắn bó với ngôi trường có bề dày truyền thống, tự hào vì mình cũng góp một phần nhỏ bé trong thành công của nhà trường. Chúng tôi rất mong các thế hệ tiếp theo luôn giữ gìn truyền thống của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp và không ngừng phát huy sức trẻ để kế thừa truyền thống, để xây dựng trường lớn mạnh hơn nữa, vươn ra hội nhập với khu vực cũng như quốc tế”, Tiến sĩ Bùi Trung Dũng bày tỏ.

z6031619828725-febd391a79bc7da509f4445a3c0e5c16.jpg
Khai giảng một khóa đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cũng tâm sự, bên cạnh những thành công thầy và trò nhà trường đã đạt được, vẫn còn những điều lãnh đạo nhà trường cũng như các cán bộ, giảng viên còn trăn trở. Trong đó, trăn trở lớn nhất nằm ở vấn đề cơ sở vật chất còn hạn hẹp, dù đối với ngành mỹ thuật công nghiệp, đây là điều kiện đòi hỏi nhu cầu rất lớn.

“Ở những trường đại học trong khối Xã hội nhân văn hay khối Kinh tế, chỉ cần một giảng đường cùng với màn hình máy chiếu và hệ thống âm thanh thì giảng viên đã có thể giảng bài và truyền thụ kiến thức cho khoảng 100 - 200 sinh viên. Nhưng với chúng tôi, một lớp học quy mô chỉ khoảng từ 10 - 20 người, kèm theo đó là các dụng cụ học tập.

Đào tạo mỹ thuật ứng dụng không chỉ là kiến thức mà kỹ năng thể hiện đóng vai trò quan trọng. Đến nay, công nghệ đã giúp ích cho việc học tập rất nhiều. Tuy nhiên, ở khối ngành nghệ thuật đòi hỏi kỹ năng thể hiện thì phải có thời gian thực hiện quy trình, không thể rút gọn hay nóng vội. Với sự hạn hẹp về cơ sở vật chất, tôi cho rằng những thành công đạt được đến thời điểm này của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã thể hiện sự vượt khó lớn của cán bộ, giảng viên và sinh viên”, Tiến sĩ Bùi Trung Dũng nói.

Trăn trở thứ hai là về chương trình đào tạo. Trong xu thế mới với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp văn hóa cũng như trí tuệ nhân tạo, đòi hỏi nhà trường phải có những thay đổi để phù hợp.

Tiến sĩ Bùi Trung Dũng khẳng định, thời điểm này được xem như “bước ngoặt” để nhà trường đưa ra những đổi thay trong chiến lược phát triển.

Giáo dục

Cô giáo "vén mây" giúp trẻ vùng cao làm bạn với tiếng Anh
Giáo dục

Cô giáo "vén mây" giúp trẻ vùng cao làm bạn với tiếng Anh

Trên cung đường đèo quanh co, trắc trở lên Bản Mù, huyện Trạm Tấu chứng kiến hành trình cô giáo Nguyễn Hải Quyên - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Thị xã Nghĩa Lộ, mang tiếng Anh đến bản vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái, nơi ngày đêm lẩn khuất trong sương mù.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các thầy cô tiểu biểu; Thông tin về Kỳ thi V-SAT; Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Hà Nội; Thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025... là những tin tức nổi bật tuần qua.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: "Đội ngũ Nhà giáo cần tự học, tự đổi mới, tự vượt qua giới hạn bản thân để phát huy sự ưu tú"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: "Đội ngũ Nhà giáo cần tự học, tự đổi mới, tự vượt qua giới hạn bản thân để phát huy sự ưu tú"

Các Nhà giáo cần tiếp tục tự học, tự đổi mới, tự vượt qua giới hạn của bản thân để phát huy tốt nhất sự ưu tú của mình. Ưu tú không đợi phải phân công, không đợi phải yêu cầu, mà cần được thể hiện qua tinh thần dấn thân, gánh vác, chủ động, tích cực với những việc đã làm, đang làm và cần làm cho giáo dục của đất nước.

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì
Giáo dục

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Sáng 16.11, trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024), trường Tiểu học Dịch Vọng B (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tiến hành tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Trường Đại học Lâm nghiệp phải là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam
Giáo dục

Trường Đại học Lâm nghiệp phải là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam

Ngày 16.11, Trường Đại học Lâm nghiệp đã long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1964-2024). Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024
Giáo dục

Trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024

Sáng 16.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2024. Giải được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp giáo dục; về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

 Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa phương

Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa và luôn khẳng định là địa chỉ giáo dục tin cậy của các bậc phụ huynh, thế hệ học sinh. Trở thành một trong những cơ sở giáo dục dân lập điển hình, góp phần đưa ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) thành phố trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh.

Ứng dụng công nghệ cao mở ra những hướng đi mới cho ngành lâm nghiệp
Giáo dục

Ứng dụng công nghệ cao mở ra những hướng đi mới cho ngành lâm nghiệp

Ngày 15.11, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững”. Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.