61 tác phẩm nhận giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2023

Ngày 28.12, tại Hà Nội, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024 và trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2023.

Theo Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam Cao Duy Sơn, năm 2023 Hội đã có những bước tiến căn bản về chất lượng, nội dung và nghệ thuật. Hội tổ chức 6 trại sáng tác với 115 hội viên tham gia, sáng tác được 375 tác phẩm văn học nghệ thuật. Hội tổ chức thành công hội nghị “Công tác chi hội văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ”; kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Nông Quốc Chấn; tham gia các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam…

Nhà văn Cao Duy Sơn cho hay, năm 2024, Hội tiếp tục triển khai tốt Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 5, Khóa VI (nhiệm kỳ 2019 - 2024), phát động các phong trào thi đua sáng tạo văn học nghệ thuật, hướng tới kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước. Các hội viên phát huy cao nhất sự sáng tạo ở mọi loại hình nghệ thuật, khai thác, sử dụng hiệu quả di sản văn hóa, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số để có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật xứng tầm.

Trao 61 giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam -0
Trao giải A cho bộ ảnh "Hạnh phúc người Mông" của tác giả Ninh Mạnh Thắng. Ảnh: P.Lan

Tại hội nghị, lãnh đạo Hội đã công bố và trao giải thưởng cho 61 tác giả hội viên có tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2023, với 1 giải A, 14 giải B, 19 giải C và 27 giải Khuyến khích.

Thể loại nhiếp ảnh có 11 giải thưởng được trao. Đây cũng là loại hình duy nhất có tác phẩm được trao giải A, được trao cho bộ ảnh Hạnh phúc người Mông của tác giả Ninh Mạnh Thắng. Ngoài ra, Ban tổ chức trao 2 giải B, 2 giải C và 6 giải Khuyến khích cho các tác phẩm chất lượng.

Thể loại văn xuôi có 12 tác phẩm đạt giải, gồm 3 giải B (không có giải A), 4 giải C, 5 giải Khuyến khích. Trong đó, 3 giải B được trao cho: tiểu thuyết Nùng Trí Cao của Hoàng Quảng Uyên; bút ký Người ở bến Lù của Tạ Bá Hương và truyện thiếu nhi Chuồn chuồn ớt tìm mẹ của Nguyễn Hồng Chiến.

Thể loại thơ có 10 giải thưởng gồm 2 giải B, 4 giải C, 4 giải Khuyến khích. Trong đó, 2 giải B được trao cho tác phẩm Giấc mơ hoa Chi Pâu của Phạm Quỳnh Loan và Lối về tím cỏ may của Nguyễn Ngọc Tung.   

Trao 61 giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam -0
Trao giải B cho các tác giả có tác phẩm chất lượng

Mỹ thuật có 12 tác phẩm đạt giải gồm 3 giải B, 3 giải C và 6 giải Khuyến khích. Trong đó, 3 giải B thuộc về các tác phẩm: Lũ sắp về của Nguyễn Văn Chung, Mặt trời của mẹ của Mai Ngọc Quý, Giữ gìn nghề truyền thống của Trần Ngọc Kiên.

Âm nhạc - Múa có 10 giải thưởng gồm 3 giải B, 3 giải C và 4 giải Khuyến khích. Trong đó có 3 giải B được trao cho các ca khúc Inh lả về Điện Biên đấy của Vương Khon, Nhớ của Văn Tiến, phổ thơ Nông Quốc Chấn; tác phẩm múa ngắn Mở đường của NSƯT Thu Dung.

Giải thưởng Lý luận phê bình có 1 giải B được trao cho tác phẩm Thơ tình yêu đến của Lê Thị Bích Hồng. Giải thưởng Văn nghệ dân gian được trao cho 3 tác giả, tác phẩm, trong đó có 1 giải C, 2 giải Khuyến khích. Giải thưởng thể loại sân khấu - điện ảnh có 2 giải C.

Văn hóa

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ
Văn hóa - Thể thao

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ

Sau ngày thống nhất đất nước, dòng chảy văn học đã trải qua nhiều chuyển biến sâu sắc. Nhìn lại thành tựu, phong cách sáng tác trong 50 năm qua là cách để định vị, nhận diện con đường phát triển tương lai của nền văn học Việt Nam.

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai
Văn hóa - Thể thao

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, thay vì nệ cổ, cần có sự kết hợp hài hòa để tạo ra những công trình vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.