105 trường sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách 105 trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của đơn vị này để xét tuyển trong mùa tuyển sinh năm 2024.

Cụ thể trong danh sách 105 trường, có 9 cơ sở giáo dục đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 88 cơ sở giáo dục đại học bên ngoài và 8 trường cao đẳng.

9 trường trong hệ thống Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh gồm: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trường Đại học Công nghệ thông tin, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học An Giang (tỉnh An Giang), Phân hiệu Đại học Quốc gia  thành phố tại tỉnh Bến Tre và Khoa Y.

Trong số 88 cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh để tuyển sinh, ngoài các trường phía Nam còn có một số trường phía Bắc như trường Đại học Ngoại Thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Giao thông Vận tải và Học viện Bưu chính Viễn thông sử dụng kết quả để tuyển sinh cho cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh.

Nhiều trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng sử dụng kết quả thi này để xét tuyển như khối trường thành viên thuộc Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Nha Trang, Đại học Xây dựng miền Trung, Đại học Y dược Buôn Ma Thuột, Đại học Yersin Đà Lạt…

Năm 2024, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức thi Đánh giá năng lực tại 24 tỉnh, thành phố (mở rộng thêm 3 tỉnh/thành phố so với năm 2023) với sự phối hợp của 51 trường đại học, cao đẳng (tăng 4 trường so với năm 2023).

Đợt 1 của Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức vào ngày 7.4, tại 24 địa phương, trong đó Thừa Thiên - Huế, Bình Phước, Tây Ninh là ba điểm thi mới, bên cạnh 21 địa phương như năm trước là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu.

Đợt thi thứ 2 sẽ tổ chức vào ngày 2.6, tại 12 địa phương, gồm: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang. Công bố kết quả đợt này vào ngày 10.6.

Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm, với ba phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và Phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề. Thí sinh làm bài trong 150 phút, thang điểm 1.200.

Bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn. Thí sinh làm bài trong 150 phút, thang điểm 1.200, chia thành ba phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề.

Đề thi sẽ cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Tuyển sinh

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?
Giáo dục

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?

Theo quy định Chương trình học ở cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018 mỗi học sinh cấp THPT bắt buộc phải lựa chọn học 3 cụm chuyên đề của 3 môn học với mỗi năm học là 35 tiết chuyên đề lựa chọn/môn học và tổng số là 105 tiết/ 3 năm học cấp THPT theo đúng mục đích của Chương trình GDPT 2018.