Việt Nam - Hàn Quốc ký ghi nhớ hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động

Ngày 23.6 tại Hà Nội, tại Phủ Chủ tịch, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam và Hàn Quốc ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hàn Quốc và phu nhân tới Việt Nam.

Theo bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động vừa được ký kết, cơ hội làm việc tại Hàn Quốc với lao động Việt tiếp tục rộng mở. Hàn Quốc là một thị trường lao động trọng điểm của Việt Nam.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung cùng Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung Sik ký Bản Ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS).

Nội dung Chương trình EPS được ký lần này về cơ bản tương tự các bản MOU đã ký trước đây, trong đó đề cập trách nhiệm của cơ quan phái cử và tiếp nhận, những chi phí phái cử, quy trình tuyển chọn, giới thiệu và ký hợp đồng với các ứng viên.

Bản ký kết cũng quy định các công tác chuẩn bị trước khi đi, hỗ trợ quá trình phái cử và tiếp nhận lao động; các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động hết hạn hợp đồng nhưng không tự nguyện về nước.

Bản ký kết đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan liên quan của cả hai phía Việt Nam và Hàn Quốc trong việc thực hiện Chương trình EPS. Bản Ghi nhớ có hiệu lực 2 năm kể từ ngày ký và vẫn có hiệu lực trong thời gian đàm phán gia hạn mới.

Việt Nam - Hàn Quốc ký ghi nhớ hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động -0
Bản ghi nhớ được ký kết dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

Sau 30 năm hợp tác về lao động, Hàn Quốc đã trở thành một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam cùng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã không ngừng mở rộng các hoạt động hợp tác toàn diện trong lĩnh vực lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp trong những năm qua.

Chính phủ Hàn Quốc đang tích cực điều chỉnh chính sách để thu hút nhiều nhân lực nước ngoài như tăng hạn ngạch theo Chương trình EPS, kéo dài thời gian làm việc đối với lao động nông nghiệp thời vụ, mở rộng tiếp nhận nhân lực trong ngành đóng tàu với các điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động.

Đối với người lao động Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường có thu nhập cao, gần gũi về văn hóa nên thu hút nhiều lao động lựa chọn sang làm việc. 

Tính đến 1.6 có 48.950 lao động Việt Nam đang làm việc tại thị trường này (tăng 9.300 người so với cùng kỳ năm 2022). Thu nhập bình quân của người lao động từ 1.500-2.000 USD/tháng.

Việt Nam - Hàn Quốc ký ghi nhớ hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động -0
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung cùng Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung Sik ký Bản Ghi nhớ (MOU)

Với sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa hai Bộ, Chương trình EPS đã được triển khai thực hiện một cách hiệu quả, công bằng, khách quan, minh bạch mang lại nhiều việc làm có thu nhập cao cho người lao động Việt Nam cũng như đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Đặc biệt, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia và góp phần nâng mối quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.

Tính đến ngày 19.6, Việt Nam đã phái cử hơn 5.423 lao động sang Hàn Quốc, dự kiến năm 2023 phấn đấu đạt mục tiêu 10.000 lao động xuất cảnh sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Hiện đã có trên 33.500 người lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. 

Đặc biệt trong năm 2023, hai bên đã phối hợp tổ chức kỳ thi tiếng Hàn cho hơn 23.000 lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc. Đây là kỳ thi có số lượng đăng ký lớn nhất trong 10 năm trở lại đây, trong đó có 19.201 lao động đăng ký trong ngành sản xuất chế tạo; 2.557 lao động đăng ký ngành ngư nghiệp; 1.281 lao động đăng ký ngành nông nghiệp, 342 lao động đăng ký ngành xây dựng.

Hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc chính thức bắt đầu từ năm 1993 thông qua chương trình hợp tác cung ứng và sử dụng lao động. Những năm gần đây, do già hóa dân số, Hàn Quốc ngày càng thiếu hụt nhân lực nhất là trong các ngành công nghiệp sản xuất chế tạo, đóng tàu, công nghệ thông tin, nông nghiệp chăn nuôi, thu hoạch rau quả, thủy sản đánh bắt cá, du lịch, dịch vụ bán lẻ, điều dưỡng, giúp việc nhà... Từ năm 1993, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã nhiều lần ký thỏa thuận hợp tác vào các năm 2004, 2009, 2013, 2019 và 2021. Hai Bộ đã thiết lập quan hệ đối tác trung, dài hạn và tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác toàn diện trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội. 

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.