Cái đẹp của thơ dân tộc thiểu số Inrasara

Cuộc sống dân tộc thiểu số đầy vấn đề lớn và nóng đang xảy ra xung quanh ta, hàng ngày - nhưng hỏi có cây bút nào động cập đến chúng chưa? Động cập cho rốt ráo? Cạnh đó, bao nhiêu trào lưu văn chương mới nảy nở và phát triển cả trong lẫn ngoài nước, hỏi có ai trong số nhà thơ dân tộc thiểu số từng mạo hiểm tiếp nhận để có thể tìm lối đi khác cho thơ dân tộc thiểu số hôm nay?

05-Cai-dep-13710-300.jpg

1. Tôi có nói một lần, thơ dân tộc thiểu số đang mất phương hướng. Còn hơn thế nữa - nó vừa đi vừa ngủ. Ngủ ở nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh và nhất là đề tài thơ. Ngủ từ Pờ Sảo Mìn, Y Phương, Lò Ngân Sủn cho đến Mai Liễu, Lương Định, Dương Thuấn...

Ngủ, nhưng nó vẫn cứ đi. Hành động đi này không phải không từng cống hiến những cái đẹp, cái đặc sắc cho nền thơ đa dân tộc Việt Nam.

Khi người kẻ chợ đã quá oải cuộc sống hiện đại với lối kiến trúc tạp nham nhếch nhác, ngột ngạt mùi khói xe, hàng ngày phải chứng kiến bao nhiêu ô uế từ cơ man nhà máy thải vào môi trường thành phố, nhiều người muốn tìm tới không khí tươi rói sót lại nơi miền quê yên tĩnh, hẻm núi trong lành. Ở đó có thơ dân tộc thiểu số. Cũng vậy, choáng ngợp giữa ngôn ngữ thi ca đương đại ắp đầy ý tưởng với ẩn dụ, siêu thực với tượng trưng, lắm lúc không ít người thèm lối nói, lối nghĩ trong trẻo thuần phác của người miền sâu vùng xa. Tại nơi đây, có thơ dân tộc thiểu số. Họ tìm đến sông Lu quê Inrasara để thức cùng sông Lu, hay xa hơn – sông Năng của núi rừng phương Bắc để, Hát với sông Năng, nói như Dương Thuấn, uống rượu núi cùng Lò Cao Nhum, đọc lại các nhà thơ dân tộc thiểu số.

Ở đây ta tập nhìn sự vật như Dương Thuấn nhìn:

Đường Mã Pí Lèng dốc quanh co
Đá cũng leo như đoàn người đầu bạc…
Mặt trời chậm lên vừa leo vừa đợi…
Người nào cũng có đôi bàn chân to.

Lối quan sát gần, thực, với những liên tưởng rất cụ thể, có thể tìm thấy rải rác khắp các tập thơ của nhà thơ dân tộc. Chính nó quá gần, quá thực nên nó khá xa lạ với cảm nhận của thế giới thừa mứa ý tưởng, lý thuyết hôm nay:

Rượu không cạn bầu chưa trở về bản cũ
Gái yêu chồng theo sau ngựa cầm đuôi…
Lên Đồng Văn người nào cũng nhắc
Chọn vợ chỉ chọn hai bắp chân
Để đi nương khỏe đêm gác nằm.
  

Đấy là Dương Thuấn. Lò Ngân Sủn còn bất ngờ hơn:

Ta lê bước về nhà
Mà hồn như còn ngủ ở thắt lưng em

Hay:

Đi chợ là đi mây về gió
Vó ngựa đung đưa giữa rừng chiều
Đốt cháy lòng nhau là nỗi nhớ
Đêm về lại đi chợ trong mơ

Thơ cần độ nén, cô đọng, độ sâu, tính hàm súc, đa nghĩa và đa thanh. Đấy là ý hướng vươn tới của mọi nhà thơ “cũ” (nghĩa là hiện đại trong đối sánh với hậu hiện đại), ý hướng đó trở nên khá lỗi thời trong mắt nhìn của thi sĩ hôm nay. Bởi chính sự ham đa thanh đa nghĩa đã khiến cho thơ mơ hồ, mơ hồ đến hàm hồ. Rất hàm hồ. Nó đòi hỏi sự diễn giải. Nhiều lúc diễn giải đẩy thơ dấn bước lên con đường chông chênh nguy hiểm. “Diễn giải một tác phẩm có nghĩa là nhặt ra một số yếu tố trong tác phẩm đó. Và như vậy công việc diễn giải là làm chuyện diễn dịch”. Diễn dịch để đáp ứng đòi hỏi của độc giả thời đại, nó dấn thân vào phiêu lưu vô cùng, làm lệch nghĩa tác phẩm, đôi khi hủy diệt tác phẩm. Vậy mà mỗi diễn giải cứ khăng khăng rằng chính nó mới là đúng nhất, là chân lý. Mới phiền! 

Hãy nhìn xem các nhà phê bình đã ứng xử với Rimbaud, với Rilke, với Kafka như thế nào cũng đủ biết. Gần chúng ta nhất: Truyện Kiều hay Hồ Xuân Hương. Diễn giải dày rậm rối mù khiến ta không thấy đâu Nguyễn Du, đâu bóng dáng nữ sĩ họ Hồ nữa, mà chỉ thấy các nhà diễn giải đang nói qua/ với/ bằng các nhà diễn giải.

Susan Sontag cảnh báo: “Các diễn giải đa dạng đang ô nhiễm cảm tính nghệ thuật của chúng ta”! Đó là hậu quả tai hại của văn minh đương đại, một văn minh dựng trên sự thặng dư, thừa mứa mọi thứ: từ sản phẩm cho chí thông tin, ý tưởng và lý lẽ. Đến nỗi con người trở thành thứ phản ứng có điều kiện. Hệ quả là: sự kém nhạy cảm của giác quan.

“Điều tối cần bây giờ là tìm thấy lại giác quan”, giác quan thông minh có khả năng cảm nhận được cái tinh khôi, nguyên thủy. Sự lành lặn của cái nhìn, trong suốt của lời, giản đơn của câu chữ. Là yếu tính đưa thơ vượt thoát khỏi rối rắm rườm rà của suy luận học, để lần nữa con người học tiếp cận với sự thể như nó là thế.

Nhiều bài thơ của thơ Y Phương, Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn và vài nhà khác gợi ý cho ta hướng đi ấy. Đó là thứ thơ gần, thẳng và cụ thể. Từ một bản riêng anh đi đến đất nước chung, từ một dân tộc anh đến với nhân loại:

Con bây giờ còn nhỏ
Thương nhất là mẹ cha
Lớn lên con sẽ thương thêm bao người khác
Ngôi nhà lớn của con là đất nước.
 

Dù “ở nhà sàn ăn nước sông Năng” nhưng anh đã ra đi, các con anh cũng phải ra đi, anh em bè bạn anh phải rời bỏ bản làng nhỏ bé để ra đi, hòa nhập cuộc sống rộng lớn hơn ngoài kia, với quan điểm rất dứt khoát và, có thể nói – nhân bản: “Em ơi ta ở đâu/ Là bản ta ở đó”.  

Không một dấu vết ưu tư trăn trở hay quằn quại (nhiều lúc chỉ là thứ làm dáng) thường thấy ở người thị thành trong bút pháp thứ thơ này. Đứa con ấy, từ xứ núi đi bộ xuống đồng bằng, khỏe khoắn, tươi rói. Và, chỉ biết nói lời cho quả sai. Tôi cho đó là cái đẹp mới của thơ dân tộc thiểu số. Những hoa trái tinh khiết rất cần cho người thành phố hái mang về, không như một vật lạ để làm quà lưu niệm, mà phải được xem là tặng vật của suối nguồn, thanh tẩy bụi bặm hay khỏa lấp khoảng rỗng sa mạc trong tâm hồn con người thời đại. Khi khắp mọi nơi sa mạc đang lan dần. Inrasara:

Còn ai nghe tiếng hát
sáng mai?
khi sông Lu gặp tôi nơi nguồn suối
róc rách về ngôn ngữ sạch trong.
Khi sông Lu ẩn cư miền sa mạc
còn ai nâng chông chênh tiếng hát
sớm mai?
   

2. Thơ dân tộc thiểu số đã đi, nhưng nó vẫn cứ ngủ.

Nó đi và nó đuối. Đuối vì thiếu nhân tố mới và trẻ. Tất cả, từ tác giả đã nổi tiếng cho đến cây bút in vài ba tập hay mới xuất hiện vài năm qua. Cứ thử đặt các tác giả trẻ bên cạnh tên tuổi như Mai Liễu, Dương Thuấn, Y Phương… ta cũng đủ làm cuộc so sánh, đánh giá.

Thời thế thay đổi, thơ phải thay đổi. Nói như Lưu Hiệp: văn chương thay đổi theo thời - thời tự. Thế nhưng chúng ta thì cứ dậm chân tại chỗ! Còn tác giả người Kinh, với lối viết nhuần nhị vốn có, khi đề cập đề tài dân tộc thiểu số, là đã có ngay những bài thơ đọc được. Nếu có tài và dụng công hơn, thơ sẽ đạt hạng kha khá trở lên.

Vài năm qua, ở các tỉnh phía Bắc, xất hiện vài cây bút có giọng thơ đáng lưu ý. Bùi Tuyết Mai, Đoàn Ngọc Minh, Dương Khâu Luông... Hữu Tiến, người viết văn xuôi bỗng in tập thơ đầu tay Sau đêm khá đặc sắc. Đa phần thơ Hữu Tiến ngắn, cấu tứ chặt và nhất là ngôn từ rất đơn giản. Đó là ngôn từ của lời nói ngày thường người miền núi.

Thơ Hữu Tiến như thể ngụ ngôn hiện đại. Ngụ ngôn nhưng không dấu vết ẩn dụ hay bóng bẩy. Anh đề cập chuyện thật, cảm nghĩ thật, như là một ghi ngắn, nhanh sau ngày dài vật lộn với văn xuôi. Không lựa chữ, ép vần, mà đạt hiệu quả nghệ thuật khá cao. Không làm dáng ra vẻ dân tộc thiểu số, từ cách nghĩ cho đến cách diễn đạt. Tôi không biết tiếng Tày, nhưng qua bản tiếng Việt, tôi có thể khẳng định Sau đêm của Hữu Tiến đích thị dân tộc thiểu số trăm phần trăm!

Tây Nguyên có Niê Thanh Mai, H’trem Knul viết ít, nhưng có giọng thơ khá đặc sắc. Tập thơ Lời cầu hôncủa rừng của Hoàng Thanh Hương đoạt giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam năm 2008, ngoài một phần ba là thơ tình, phần đề cập cuộc sống dân tộc thiểu số có đôi bài khá bên cạnh nhiều bài nhạt nhòa.

Ngược lại ở phía Nam, cụ thể là Chăm, xuất hiện vài tác phẩm khá độc đáo, dù chưa ai là hội viên Hội VHNT các DTTS Việt Nam. Đồng Chuông Tử (29 tuổi) với tập thơ Mùi thơm của im lặng và Tuệ Nguyên (27 tuổi) với tập thơ Những giấc mơ đa chiều là hai tác phẩm lọt vào chung khảo Giải thưởng thơ Bách Việt đợt một năm nay (gồm 3 tập), là tín hiệu đáng mừng. Rồi Trần Wũ Khang, Trà Ma Hani, Trầm Ngọc Lan, Jalau Anưk, Bá Minh Trí,.. Tác giả khác nữa có giọng thơ khá lạ là Trà Vigia. Tiếc là anh chưa in tập. Cảm thức khác, thơ họ hoàn toàn khác lối thơ của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc. Khác cả lối thơ của đa số tác giả người Kinh quen thuộc nữa.

Theo tôi, chỉ có hơi thơ như Vi Thùy Linh mới thổi nổi một luồng khí mới vào thơ dân tộc thiểu số, nhưng lại tiếc nữa - ở đó có quá ít chất liệu Tày, dù là Tày hiện đại. Khác hẳn với một Đồng Chuông Tử: Tôi đặt tôi trần trụi trước thơ mình

Ta xóc hành trang đựng đầy gió
lên
đôi vai gầy gã trai Chăm mơ mộng
cô độc đi…

hay một Jalau Anưk ở miền Trung, cảm thức hậu hiện đại nhưng vẫn cứ đặc chất Chăm.

Ai như em - dán dính mình bằng quần jean, áo pull, bầm môi như máu ứa?
bập bẹ Chăm, Kinh, nụ cười ngượng nghịu, dáng đi mùa dịch gia cầm -
avian flu?
ném vào nhân gian cái nhìn bạc bẽo, cơn đói tờ giấy bạc, giấc mơ nail-doer, hơi thở overseas?

Ngọn tháp là của ngày xưa
ngôn ngữ đẹp là của ariya ngày xưa
điệu múa kỳ ảo, say đắm lòng người là của ngày xưa
bản đồng dao hay mà em hát cùng anh thuở thiếu thời
là của ngày xưa
của ngày xưa tất…
bây giờ lai căng.

Đấy chính là “suy tư toàn cầu, hành động địa phương” trúng nhịp tinh thần thời đại. Tinh thần đó đòi hỏi nhà thơ nhập cuộc, nhập cuộc toàn phần để chúng ta hiện đại mà vẫn “đậm đà bản sắc”. Để đâu đó, giữa bao hỗn mang và thất thố, ta vẫn nghe được tiếng hát yêu thương đầy cảm thông cất lên. Tiếng hát đẹp đến ngậm ngùi:

Tiếng hát em bay cao vút lên tận không trung làm bừng tỉnh ánh bình minh
tiếng hát em len vào song cửa sổ đánh thức giấc ngủ
Hỡi nghệ sĩ ban mai tôi xin cám ơn em
cùng em và các chú chim non tôi sẽ hát khi bình minh thức giấc về cuộc đời đau thương và những phận đời bất hạnh.

(Tuệ Nguyên, Những giấc mơ đa chiều)

Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang
Văn nghệ

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang

Từ ngày 3 - 10.9, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Giải thưởng Cánh diều vàng 2024 tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, lễ công bố và trao giải Cánh diều vàng sẽ diễn ra vào tối 10.9, tại quảng trường Nhà hát Đỏ (thuộc dự án Vega City Nha Trang), giải thưởng thu hút hơn 160 tác phẩm điện ảnh, truyền hình, tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim ngắn, công trình nghiên cứu - lý luận phê bình.

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024
Văn nghệ

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024

Chiều ngày 2.9, lần đầu tiên Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời vinh dự góp mặt trong chương trình hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi 2024” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Olivier Ochanine, Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời đã ngân lên những giai điệu hào hùng, sâu lắng, góp phần làm sống lại những ký ức lịch sử hào hùng, khơi dậy tình yêu nước, lòng tự hào và khát vọng dân tộc Việt Nam.

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”
Văn nghệ

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”

Tháng Tám với nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước đã trở thành dịp đặc biệt thường niên truyền động lực và cảm hứng để Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO) phối hợp với Nhà hát Hồ Gươm tổ chức các sự kiện hòa nhạc giao hưởng quốc tế. Năm nay, chương trình Hòa nhạc giao hưởng Tháng Tám với chủ đề “Brilliance in Harmony: A Night of Musical Mastery” sẽ diễn ra vào tối 16.8.2024 với sự góp mặt của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn nghệ

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày qua, trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên đã viết nhiều bài hát để bày tỏ tình cảm của mình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều bài hát đã mang lại những cảm xúc đặc biệt cho người nghe.

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt
Văn nghệ

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt

Với chủ đề “Be You, Be Unique - khẳng định chất tôi”, sân khấu DaLat Best Dance Crew Hoa Sen Home Internatinonal Cup một lần nữa quay trở lại với 12 màn trình diễn đa sắc màu tại đêm chung kết đầy hấp dẫn, lôi cuốn từ các đội thi trong nước và quốc tế thu hút hàng nghìn khán giả đến với Quảng trường Lâm viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như trên sóng các nền tảng truyền hình trực tiếp. 

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam
Văn nghệ

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam

Với mong muốn chung tay đưa âm nhạc hàn lâm – tinh hoa lịch sử âm nhạc của nhân loại và dân tộc tới gần hơn nữa với công chúng trong nước, cũng như chắp cánh cho những tài năng giao hưởng Việt vươn ra thế giới, ABBANK đồng hành cùng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức dự án “Âm thanh của tình anh em” (Sounds of Brotherhood) với hai đêm công diễn tại Hà Nội vào tối ngày 06 & 10.4.2024. Chương trình quy tụ sự góp mặt của 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới (World Youth Orchestra – WYO) và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Dàn nhạc giao hưởng Trẻ HVANQGVN – VNAMYO)