Ủy ban Tài chính – Ngân sách họp phiên toàn thể

Sáng 3.6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã họp phiên toàn thể lần thứ 14 cho ý kiến về phương án tiếp thu, giải trình dự thảo Luật Giá (sửa đổi) và dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Tham dự phiên họp có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế…

Ủy ban Tài chính – Ngân sách họp phiên toàn thể -3
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh chủ trì phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Dự án Luật Giá (sửa đổi) và dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần thứ hai tại các phiên họp toàn thể ngày 23.5 và ngày 24.5 vừa qua. Trên cơ sở đó, Ủy ban Tài chính - Ngân sách tiếp tục nghiên cứu, giải trình, tiếp thu chỉnh lý và hoàn thiện hai dự luật này để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Năm này.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, tại Kỳ họp thứ Năm đã có 19 đại biểu Quốc hội phát biểu và 1 đại biểu góp ý bằng văn bản về các nội dung của dự án Luật Giá (sửa đổi); có 23 đại biểu phát biểu và 3 đại biểu góp ý bằng văn bản về các nội dung của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Các ý kiến cơ bản đều thống nhất với Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời cũng nêu thêm một số vấn đề quan tâm. 

Ủy ban Tài chính – Ngân sách họp phiên toàn thể -1
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Cụ thể, đối với dự án Luật Giá (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm về: Quỹ bình ổn giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước bình ổn giá, trong đó có giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, giá sách giáo khoa; thẩm định giá; các hành vi bị cấm… Với dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), các nội dung về phạm vi đấu thầu với doanh nghiệp Nhà nước và công ty con của doanh nghiệp Nhà nước, dự án sử dụng vốn Nhà nước được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận và nhận được sự quan tâm của xã hội thời gian qua. Ngoài ra, một số nội dung như: đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; các hình thức lựa chọn nhà thầu, chỉ định thầu; mua sắm thuốc, vật tư y tế… cũng là những nội dung quan trọng, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho biết, ngay sau phiên họp toàn thể vừa qua của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các chuyên gia và làm việc trực tiếp với các đại biểu Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, xây dựng phương án tiếp thu, chỉnh lý các nội dung của hai dự án Luật. Tại phiên họp này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị các thành viên Ủy ban tập trung cho ý kiến đối với phương án tiếp thu, chỉnh lý 2 dự thảo Luật. Qua đó, Ủy ban Tài chính – Ngân sách sẽ tổng hợp đầy đủ, tiếp thu tối đa, giải trình rõ ràng, thuyết phục, đầy đủ căn cứ các ý kiến của đại biểu Quốc hội nhằm bảo đảm chất lượng cao nhất của dự luật trình Quốc hội thông qua. 

Ủy ban Tài chính – Ngân sách họp phiên toàn thể -0
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã góp ý cụ thể về tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giá (sửa đổi), tập trung vào các nội dung về: giải thích từ ngữ; công khai thông tin; các hành vi bị cấm; bình ổn giá; biện pháp định giá Nhà nước; hội đồng thẩm định giá, thẩm định giá… Trong đó, một số ý kiến lưu ý, khái niệm giá là khái niệm trung tâm và xuất phát điểm của Luật, nhưng định nghĩa giá thị trường hiện chưa phù hợp với nguyên tắc hình thành giá thị trường. Khái niệm trong dự thảo Luật chưa bao quát hết các yếu tố hình thành giá sát thực tế. Do vậy, các đại biểu đề nghị, cần giải thích rõ hơn khái niệm giá thị trường, yếu tố hình thành giá trong dự thảo Luật.

Tại Kỳ họp thứ Tư, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị đưa mặt hàng thịt lợn vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Đây là mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn và có ảnh hưởng đến đời sống người dân, chiếm khoảng 3,5% trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI). So với các mặt hàng khác thì khả năng tái đàn để tái tạo nguồn cung thịt lợn chậm hơn, trong khi thực tiễn thời gian qua cũng đã phát sinh hiện tượng giá thịt lợn biến động bất thường. Do vậy, dự luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm đã tiếp thu đề xuất bổ sung mặt hàng thịt lợn vào danh mục hàng hoá sẽ thực hiện bình ổn giá trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 18 của dự thảo Luật. Tuy nhiên, tại phiên họp toàn thể ngày 23.5 vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị nên cân nhắc việc đưa mặt hàng thịt lợn vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. 

Ủy ban Tài chính – Ngân sách họp phiên toàn thể -2
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Về vấn đề này, nhiều đại biểu tham dự phiên họp của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng tán thành phương án bỏ thịt lợn và cả mặt hàng sữa dành cho người cao tuổi ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; đồng thời đề nghị, chỉ đưa hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục này nếu thực sự thấy rõ nhu cầu phải thực hiện hình ổn giá trong thực tiễn, có vướng mắc trong quản lý. Ngoài ra, một số ý kiến lưu ý, việc đưa thịt lợn vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá cần đánh giá tác động với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở nước ta, vốn là lực lượng quan trọng cung cấp loại hàng hóa này cho thị trường trong nước.

Phát biểu kết luận về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban, đại diện Thường trực các Ủy ban Xã hội, Pháp luật... để hoàn thiện dự thảo Luật. Với những nội dung còn có băn khoăn, cần giải trình thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách khẳng định, sau Phiên họp này, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách sẽ tiếp tục rà soát, chỉnh lý để có phương án tốt nhất báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Tại Phiên họp, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng đã cho ý kiến về phương án tiếp thu, giải trình dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Chính trị

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đây là giai đoạn rất khó khăn với báo chí, cả về mặt cạnh tranh thông tin và kinh tế báo chí. Chia sẻ điều này, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban sẽ đồng hành với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như với các cơ quan báo chí, nghiên cứu xây dựng chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...

Cần hạn chế thấp nhất các khoản chi không phân bổ ngay từ đầu năm, chậm phân bổ
Thời sự Quốc hội

Cần hạn chế thấp nhất các khoản chi không phân bổ ngay từ đầu năm, chậm phân bổ

Sáng 2.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh, Ủy ban Tài chính – Ngân sách tiến hành Phiên họp toàn thể lần thứ 25, thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; Kế hoạch tài chính 3 năm 2025-2027; Kế hoạch đầu tư công năm 2024 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh An Giang

Sáng 2.10, tại tỉnh An Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ trì cuộc làm việc với UBND tỉnh An Giang về việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ban Tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam họp phiên thứ hai

Sáng 2.10, tại Nhà Quốc hội, Ban Tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026) đã họp phiên thứ hai dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức kỷ niệm.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ, chiều tối 1.10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulan Bator đi thăm cấp Nhà nước tới Ireland từ ngày 1- 3.10.2024, theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Mông Cổ
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Mông Cổ

Theo đặc phái viên TTXVN, sau khi kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ từ ngày 30.9 - 1.10, chiều 1.10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulan Bator, đi thăm cấp Nhà nước tới Ireland theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins.