Ủy ban Kinh tế Tọa đàm tham vấn về Quy hoạch tổng thể quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Chiều 14.12, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tổ chức Tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia nội dung về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại Tọa đàm, các đại biểu cho rằng, dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã cơ bản đáp ứng yêu cầu quy định trong Luật Quy hoạch, bám sát chức năng của quy hoạch tổng thể, bài học kinh nghiệm quốc tế, thực trạng phát triển và tầm nhìn mới của đất nước. Dự thảo có kết cấu khá phù hợp, đề cập đến các vấn đề quốc gia mang tầm chiến lược, các định hướng phát triển và tổ chức không gian phát triển tương ứng, trong đó có không gian biển. Đồng thời, đã chú trọng đến việc cụ thể hóa các chính sách, chiến lược và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dựa trên cách tiếp cận không gian. Vì thế, vấn đề liên kết vùng và quản lý không gian lãnh thổ được vận dụng, bao gồm cả không gian đất liền, không gian biển đảo, vùng trời; phân bổ không gian cho các ngành/lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước; không gian đô thị và nông thôn; không gian cho bảo tồn và phát triển để bảo đảm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai, và biến đổi khí hậu…

Ủy ban Kinh tế tọa đàm tham vấn về Quy hoạch tổng thể quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: Quang Khánh

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng chỉ rõ, dự thảo Quy hoạch mới tập hợp nhu cầu phát triển của từng ngành, lĩnh vực... mà chưa có luận cứ để nhận diện và làm rõ các vấn đề nổi bật, vấn đề mới, lợi thế vượt trội của Việt Nam trong thời kỳ đến năm 2030. Phần cơ sở pháp lý cho một Quy hoạch tổng thể quốc gia nêu khá ngắn gọn, nhưng chưa đủ và chưa làm rõ các căn cứ pháp lý ở cấp độ nào thì cần được cụ thể hóa, thể chế hóa vào trong nội dung nhiệm vụ của quy hoạch tổng thể; chưa làm rõ “tính tương thích” của các mảng không gian phát triển khác nhau do thiếu hẳn các “phân tích mâu thuẫn lợi ích/xung đột không gian” trong hiện trạng sử dụng không gian hiện nay…

Có ý kiến cho rằng, dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia cần xây dựng quan điểm tiếp cận hướng biển, sông ngòi và tiếp cận lục địa vì Việt Nam thuộc bán đảo có mặt tiền hướng biển rất dài hàng nghìn km với nhiều lợi thế cạnh tranh cả về cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan sinh thái biển cũng như lợi thế cạnh tranh về phát triển kinh tế nông nghiệp mạnh. Do đó, tư duy hướng biển cần được đặt ra thật rõ ràng và cụ thể; kinh tế biển và kinh tế nông nghiệp cần được phát triển như một lợi thế cạnh tranh cho đất nước.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, cơ sở hạ tầng giao thông đóng vai trò rất quan trọng, nhưng cần được tích hợp để hệ thống giao thông quốc gia tạo lợi ích kép và phát huy vai trò “đột phá” cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo đó, quy hoạch hệ thống giao thông quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước quy hoạch tổng thể quốc gia, bao gồm quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt, hệ thống cảng hàng không và sân bay quốc tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Do đó, dự thảo Quy hoạch tổng thể cần chú trọng đến liên kết hệ thống quy hoạch giao thông quốc gia với các ngành khác và các không gian vùng cấp tỉnh liên quan.

Bên cạnh đó, một số ý kiến chỉ rõ, khi các nguồn lực tự nhiên ngày càng cạn kiệt, khan hiếm, thì nguồn lực con người cùng với khoa học - công nghệ, nền tảng văn hóa sẽ đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển, sức cạnh tranh và thực hiện tự chủ chiến lược của quốc gia. Chính các nguồn lực tự nhiên, như vị trí địa lý, đất đai, nước, khoáng sản... được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững hay không đều tùy thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực, thể chế, ứng dụng khoa học - công nghệ và nền tảng văn hóa; các nguồn lực vốn, lao động sử dụng như thế nào đều do thể chế và con người, văn hóa quyết định. Hay nói cách khác, văn hóa là nguồn lực rất quan trọng cho phát triển hưng thịnh quốc gia.

Phát biểu kết luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đánh giá cao ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, làm cơ sở để Ủy ban hoàn thiện và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, Ủy ban sẽ tổng hợp, tiếp thu các ý kiến đóng góp tại Tọa đàm, cùng Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu, phản biện nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế mong các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục tham vấn ý kiến giúp Ủy ban trong quá trình hoàn thiện Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Thời sự Quốc hội

Cần quy định về những trường hợp bệnh viện phải hoàn trả tiền thuốc mà người bệnh tự mua vì bệnh viện không có
Thời sự Quốc hội

Cần quy định về những trường hợp bệnh viện phải hoàn trả tiền thuốc mà người bệnh tự mua vì bệnh viện không có

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đề nghị bổ sung quy định về những trường hợp bệnh viện phải hoàn trả cho người bệnh tiền thuốc mà người bệnh phải tự mua vì bệnh viện không có.

Tổng bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần tiếp tục tinh giản bộ máy, biên chế, giảm chi thường xuyên, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển

Phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình và Bắc Kạn) sáng nay, 31.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, không tinh gọn bộ máy sẽ không phát triển được, do đó, cần bảo đảm tinh gọn, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Chính sách đặc thù sẽ tạo động lực mới cho Hải Phòng phát triển bền vững
Thời sự Quốc hội

Chính sách đặc thù sẽ tạo động lực mới cho Hải Phòng phát triển bền vững

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 31.10, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, ĐBQH Lê Tiến Châu cho rằng, sự phát triển của Hải Phòng trước hết là cho chính thành phố, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Do vậy, “nếu được đại biểu Quốc hội ủng hộ, chúng tôi có hệ thống cơ chế chính sách đặc thù sẽ tạo nguồn năng lượng mới, động lực mới để thành phố phát triển một cách bền vững”.

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang
Thời sự Quốc hội

Cần sớm thống nhất mô hình chính quyền đô thị

Sáng 31.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, tổng thể kết quả thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương. Qua đó, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.

 Quang cảnh buổi thảo luận tại tổ của Đoàn ĐBQH TP. HCM - T.Chi
Thời sự Quốc hội

Sớm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị

Thảo luận tại Tổ về Đề án của Chính phủ về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần sớm nghiên cứu xây dựng Luật về tổ chức chính quyền đô thị và Luật về đô thị đặc biệt nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi cả nước.

ĐBQH Thái Văn Thành (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho thành phố Huế

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang), sáng nay, 31.10, các đại biểu bày tỏ sự thống nhất cao với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương. Đây không chỉ là sự chuyển dịch về không gian đô thị mà còn tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Quang cảnh Tổ 14 thảo luận Tổ
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 31.10, một số ĐBQH cho rằng, khi phát triển Huế thành trung tâm sẽ thu hút lớn lượng người di dân đến, tạo nên áp lực về an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm… Điều này đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc của Thừa Thiên Huế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là niềm tự hào của người Huế mà sẽ là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam, chung sức xây dựng một thành phố cố đô, thành phố di sản văn hóa theo hướng bảo tồn, phát huy di sản cổ, bản sắc văn hóa cổ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tại Tổ 13 sáng 31.10
Thời sự Quốc hội

Cần cơ chế đột phá để Huế gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, bản sắc văn hóa

Các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là 2 yếu tố có vai trò quyết định trong việc đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, cần có chính sách, cơ chế đột phá để Huế gìn giữ di sản và phát huy bản sắc văn hóa. Đây cũng là trọng trách mà Đảng, Quốc hội và Nhân dân giao cho TP Huế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư
Thời sự Quốc hội

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư

Luật Đầu tư năm 2020 quy định những tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nhưng không làm rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để bảo đảm khả năng huy động vốn thực hiện dự án nên không có cơ sở thẩm định. Do vậy, khi sửa đổi Luật Đầu tư, cần bổ sung quy định về tỷ lệ vốn này, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề xuất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội hàm hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 30.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân và thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự luật này. 

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Chính trị

Đánh giá tác động cụ thể việc áp dụng quy định về đấu thầu trước

Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy giải ngân, các đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, bổ sung quy định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình thủy lợi, công trình đường điện và trạm biến áp để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Thảo luận tổ 15 sáng 30.10. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ hơn căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn

Sáng 30.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn để bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục thông thường. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 30.10 - ảnh T. Chi
Chính trị

Xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng

Sáng 30.10, thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cơ bản nhất trí sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự; đồng thời nhấn mạnh, việc xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng.