Ủy ban Kinh tế thẩm tra đề xuất thay đổi diện tích đất rừng, trồng lúa nước thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Chiều 11.6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế tiến hành Phiên họp toàn thể lần thứ 16 để thẩm tra Tờ trình của Chính phủ đề nghị điều chỉnh Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

ww -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Tham dự có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân; Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; đại diện Kiểm toán Nhà nước, các bộ, ngành…

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 44/2022/QH15. Trong đó, tại Điều 3 của Nghị quyết quy định giao Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên của dự án, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Để thực hiện dự án này, Chính phủ đã có Tờ trình và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành, ban hành Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên của dự án.

ww -3
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân trình bày Tờ trình của Chính phủ. Ảnh: Hồ Long

Trong quá trình thực hiện dự án, các cơ quan liên quan (gồm cơ quan phê duyệt, chủ đầu tư, chính quyền địa phương nơi có dự án đi qua) đề nghị điều chỉnh diện tích rừng, đất rừng và đất chuyên trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của dự án so với Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 do khi triển khai bước lập thiết kế kỹ thuật, phương án tuyến cần được tối ưu hóa để bảo đảm kinh tế - kỹ thuật; cập nhật chính xác điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn dẫn đến thay đổi cao độ đường đỏ, độ dốc mái đào, đắp; xác định chính xác ranh giới, phạm vi chiếm dụng đất của dự án.

Do vậy, Chính phủ đề nghị điều chỉnh Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 với nội dung cụ thể gồm: diện tích rừng phát sinh tăng 438,3ha (gồm 31,5ha rừng tự nhiên và 406,8ha rừng trồng); diện tích đất rừng phát sinh tăng 582,93ha; diện tích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên phát sinh tăng lên 152,55ha.

“Chính phủ sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát diện tích rừng, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, sản xuất, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên cần phải chuyển mục đích sử dụng bảo đảm hiệu quả tối ưu; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm khi chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên theo quy định của pháp luật”, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết.

Các đại biểu tham dự Phiên họp đều tán thành với nội dung Tờ trình của Chính phủ để tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ thi công, hoàn thành dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Song, các đại biểu cũng lưu ý, theo đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên là khá lớn. Theo đó, diện tích rừng phát sinh tăng 438,3ha/1.054,63ha (45,83%), đất rừng phát sinh tăng 582,93ha/1.863,94ha (31,27%), đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên phát sinh tăng 152,55ha/1.537,33ha (9,92%) so với Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15.

Trong khi đó, báo cáo về triển khai dự án này của Chính phủ mới nhất cho thấy, đến nay các địa phương đã bàn giao mặt bằng cho dự án đạt khoảng 95% diện tích, đang tiếp tục công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

ww -0
Thứ trưởng Bộ Giao thông, Vận tải Nguyễn Duy Lâm phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Do vậy, nhiều ý kiến đề nghị, các cơ quan hữu quan cần rà soát, tổng hợp lại để tách bạch rõ phần diện tích rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước tăng thêm thuộc phạm vi của dự án hay nằm ngoài phạm vi của dự án? Việc điều chỉnh này có làm tăng tổng mức đầu tư dự án không?

Một số ý kiến đề nghị, các bộ, ngành và các địa phương có dự án đi qua cần phối hợp đánh giá tác động đến đời sống người dân khi thu hồi diện tích rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước này. Trong đó, cần chú ý đánh giá tác động đến đồng bào dân tộc thiểu số, vì đồng bào có thói quen canh tác khác, trong khi đó, thu nhập phụ thuộc chính vào kết quả canh tác nông sản. Hồ sơ của Chính phủ chưa có đánh giá tác động đối với việc thu hồi diện tích đất canh tác lúa của đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 12 tỉnh có dự án đi qua.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị, cần rà soát để bảo đảm việc điều chỉnh với các quy hoạch có liên quan; báo cáo cụ thể phương án phát triển đất, trồng rừng, trồng lúa thay thế đối với phần diện tích cần chuyển đổi cho dự án theo quy định của pháp luật; phương án để bù đắp phần diện tích đất trồng lúa đã chuyển đổi mục đích để thực hiện dự án theo quy định tại Điều 134 của Luật Đất đai...

Tại phiên họp, đại diện lãnh đạo các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải đã giải trình, làm rõ những vấn đề các đại biểu tham dự quan tâm.

Ủy ban Kinh tế thẩm tra đề xuất thay đổi diện tích đất rừng, trồng lúa nước thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông -0
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phát biểu kết luận nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, tại Nghị quyết số 44/2022/QH15 của Quốc hội đã giao Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên của dự án, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Do vậy, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc Chính phủ trình Tờ trình số 173/TTr-CP ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước là phù hợp. Song, cũng có ý kiến cho rằng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên khi chưa quyết định đầu tư, nhưng dự án đang triển khai nên cần cân nhắc thẩm quyền quyết định nội dung này cho phù hợp.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng lưu ý, các bộ, ngành cần phối hợp để xác định rõ nguyên nhân của việc điều chỉnh từng mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước từ 2 vụ, bảo đảm phần diện tích đất tăng thêm bám sát với từng mục đích sử dụng được Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 quy định. Nếu phần diện tích đất tăng thêm thuộc những dự án nằm ngoài phạm vi dự án thì không được đưa vào đề xuất lần này.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế lưu ý, cần thuyết minh thật rõ đối với từng khu vực tăng có nguyên nhân từ thay đổi hướng tuyến, bổ sung hạng mục khác với chủ trương đầu tư, mở rộng diện tích tái định cư… qua đó hoàn chỉnh số liệu, bảo đảm tính chính xác cao nhất.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội
Chính trị

Mọi nghị sĩ, mọi quốc gia hãy hành động mạnh mẽ, cùng xây dựng một thế giới công bằng, thịnh vượng và bền vững

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng là lãnh đạo Quốc hội/Nghị viện đầu tiên phát biểu tại Phiên họp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc song phương với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ và Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc song phương với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ và Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga

Sáng nay, 6.4, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla và Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga Valentina Matvienko.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150

Sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chương trình Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã tham dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150 với chủ đề “Hành động nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường

Năm 2025 đã đi qua quý đầu năm trong tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan đối ứng cao, trong đó có Việt Nam, căng thẳng thương mại leo thang, tác động đến tăng trưởng kinh tế, các nền kinh tế trên thế giới, có thể gây đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị Chính phủ với địa phương
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị Chính phủ với địa phương

Sáng 6.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I.2025; tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháng 3 và quý I.2025; một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo trong tháng 4 và thời gian tới.

Tinh gọn bộ máy và đột phá công nghệ: hai cuộc cách mạng không thể tách rời
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tinh gọn bộ máy và đột phá công nghệ: hai cuộc cách mạng không thể tách rời

Trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đồng thời khởi xướng hai cuộc “cách mạng” lớn: tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 56-NQ/TW ngày 25.11.2024, và đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024. Đây không chỉ là hai nhiệm vụ song song mà còn gắn bó chiến lược, tương hỗ chặt chẽ với nhau. Cả hai cùng hướng tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiệu quả, linh hoạt, hiện đại, tạo động lực đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Chính trị

Thông điệp từ cuộc điện đàm lịch sử

Trong những thời khắc then chốt của lịch sử, sự xuất hiện kịp thời của những quyết định mang tầm chiến lược luôn là thước đo bản lĩnh của một quốc gia. Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump – diễn ra chỉ hơn 24 giờ sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam - là một phản ứng chính sách, đối ngoại khôn ngoan, mềm mỏng nhưng hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Chiều 5.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.