"Tự truyện của một Geisha" - Hành trình tìm tình yêu và lòng nhân ái

Được xuất bản lần đầu năm 1997, "Tự truyện của một Geisha" nhanh chóng trở thành một trong những kiệt tác văn học, làm say đắm độc giả trên toàn thế giới nhờ lối viết tinh tế và câu chuyện đầy cảm xúc.

Arthur Golden sinh năm 1956 tại Tennessee, Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Đại học Harvard ngành lịch sử nghệ thuật với chuyên môn là nghệ thuật Nhật Bản. Ngoài ra, Golden có bằng cử nhân ngành lịch sử Nhật Bản tại Đại học Columbia. Ông từng có thời gian làm việc tại Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong thời kỳ ở Nhật, ông đã phỏng vấn một số geisha, trong số đó có bà Mineko Iwasaki, người đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình sáng tác Tự tuyện của một Geisha. Cuốn sách đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, đi vào lịch sử với hơn 4 triệu bản bán ra tại Mỹ và được dịch sang 32 ngôn ngữ, chứng minh sức hấp dẫn không ngừng của câu chuyện về thế giới bí ẩn của geisha Nhật Bản.

Trong xã hội Nhật Bản trước Thế chiến thứ hai, những người phụ nữ mang chức phận geisha được coi là biểu trưng của tài hoa, mực thước, mang lại niềm vui cho những quý ông bằng tiếng đàn, điệu múa, lối ăn nói hoạt bát, duyên dáng...

Được yêu quý, trọng vọng, nhưng theo quy luật của nghề nghiệp, họ phải chôn chặt những khát khao thầm kín, ngay cả tình yêu trong thế giới đầy “chuẩn mực”, “bán nghệ chứ không bán thân”.

geisha-1.jpg
Cuốn sách vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam giới thiệu tới độc giả

Từ một làng chài nghèo ở thị trấn Yoroido, cô bé Chiyo 9 tuổi xinh xắn với đôi mắt màu xanh xám đẹp lạ đã bị lừa bán cho một nhà geisha ở Tokyo. Đương đầu với hết mất mát này đến tai ương khác trong một thế giới đầy khắc nghiệt và tàn nhẫn, với quyết tâm phi thường, cô bé ấy không chỉ sống sót mà còn trở thành một geisha xuất sắc.

Trải qua những tháng ngày khổ cực gần như tuyệt vọng, Chiyo đã gặp được một người đàn ông mang lại cho cô những rung động trong tim, thắp lên trong lòng cô ngọn lửa của tình yêu và sức mạnh, là động lực để Chiyo quyết tâm trở thành một geisha nổi tiếng để có thể tiếp cận người đàn ông duy nhất của đời mình…

Tiểu thuyết từng được in và phát hành năm 2004 bởi Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam dưới tên Hồi ức của một Geisha. 20 năm sau, cuốn tiểu thuyết trở lại Việt Nam, tiếp tục do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành, với tên mới Tự truyện của một Geisha, bản dịch mới của dịch giả Nguyễn Bích Lan.

Cuốn sách đi sâu vào những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Chiyo, đặc biệt là sự rung động đầu đời trước lòng nhân ái của một người đàn ông đã làm thay đổi cuộc đời cô, những khát khao để được trở thành một người nghệ sĩ tài hoa...

Tự truyện của một Geisha không chỉ là câu chuyện về một cô gái trẻ đối mặt với bao khắc nghiệt để có thể trở thành geisha nổi tiếng, mà còn là hành trình tìm kiếm tình thương yêu và lòng nhân ái trong một thế giới đầy khó khăn.

Nỗi buồn bảng lảng xuyên suốt cuộc đời Chiyo, sự rung động đầu đời xiết bao mong manh của cô, những dằn vặt đớn đau chọn lựa giữa nghề nghiệp và tình yêu của cô… đều là tột cùng sự cô đơn của người nghệ sĩ trong thế giới phù hoa, hào nhoáng, khắc nghiệt mà thiếu tri âm. Câu chuyện cuộc đời Chiyo đẹp và buồn, đã trở nên “kinh điển” như chính nỗi buồn và sự cô đơn trong cuộc đời của những nghệ giả, những tài nữ xứ sở hoa anh đào một thời.

Điểm độc đáo của tác phẩm nằm ở cách Arthur Golden tái hiện chi tiết và chân thực thế giới nội tâm của một geisha, nơi vẻ đẹp, nghệ thuật và sự kìm nén cảm xúc hòa quyện với những đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt. Đằng sau chiếc kimono lộng lẫy là những câu chuyện về ước mơ, sự hy sinh và lòng kiên định.

Tự truyện của một Geisha không chỉ cho thấy bức tranh xã hội và văn hóa Nhật Bản thời thời hoàng kim của những geisha, tác phẩm còn là tiếng nói cảm thông, chia sẻ và trân trọng phụ nữ trong xã hội Nhật Bản xưa, vai trò của họ và cách họ phải đối mặt với áp lực và kỳ vọng từ xã hội.

Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa văn hóa Việt trên quê hương Phật pháp
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa văn hóa Việt trên quê hương Phật pháp

Ẩm thực, chữ viết và trang phục là những thứ quan trọng nhất để nhận diện cũng như kết nối các nền văn hóa. Và tất cả những thứ đó đều hiện diện ở Thiền viện Trúc Lâm - ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Sri Lanka. Mới được xây dựng cách đây 4 năm, nhưng Thiền viện Trúc Lâm giờ đây không chỉ là nơi tu tập thiền định mà còn trở thành điểm giới thiệu, lan tỏa văn hóa Việt Nam.

Chung kết cuộc thi dành cho các ban nhạc trẻ Band Storm Vietnam 2024: Đội Ai Oi Band xuất sắc giành giải Nhất
Văn hóa - Thể thao

Chung kết cuộc thi dành cho các ban nhạc trẻ Band Storm Vietnam 2024: Đội Ai Oi Band xuất sắc giành giải Nhất

Đêm Chung kết Band Storm Vietnam 2024 - cuộc thi dành cho các ban nhạc trẻ trên toàn quốc với chủ đề “The Storm Stage” vừa diễn ra tại Hà Nội, thu hút sự quan tâm của gần 400 khán giả tham dự trực tiếp và hàng nghìn lượt theo dõi qua các nền tảng trực tuyến.

Vượt non cõng “kho tàng”, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Vượt non cõng “kho tàng”, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng, ý nghĩa nhưng cũng không kém phần khó khăn. Qua nhiều năm thực hiện, với những chuyến đi ngược lên nguồn, về với bản, đồng bào dân tộc cùng đội ngũ bảo tồn đã cùng lưu truyền, phát huy các giá trị, và hơn hết để các giá trị truyền thống hoà vào nhịp phát triển kinh tế của cuộc sống đương đại.

Nhiều bạn trẻ hứng thú với đề tài cách mạng, lịch sử
Văn hóa - Thể thao

Nhiều bạn trẻ hứng thú với đề tài cách mạng, lịch sử

Trong Lễ trao giải Cuộc thi viết về “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip với chủ đề “Lịch sử Việt Nam” năm 2024 diễn ra tại Hà Nội, ngày 23.12, nhiều cây viết trẻ đã giành giải cao với các tác phẩm viết về tinh thần cách mạng như “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” hay “Thép đã tôi thế đấy”.

Tô đậm trang sử vẻ vang của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tô đậm trang sử vẻ vang của dân tộc

Từ những trang văn thơ kháng chiến đến tác phẩm sân khấu, điện ảnh đi cùng năm tháng, hình tượng người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là đề tài đồ sộ trong văn học nghệ thuật. Bằng tình yêu, cảm hứng sáng tạo, các thế hệ văn nghệ sĩ… đã tái hiện chân thực, sinh động và hào hùng về người lính Cụ Hồ, góp phần tô đậm trang sử vẻ vang của dân tộc.