Từ nạn nhân của tục "bắt vợ" cô gái dân tộc Mông trở thành luật sư bảo vệ phụ nữ

"Cứu con, cứu con, bố ơi, con thật sự chưa muốn lấy chồng, do hôm qua họ cưỡng ép kéo con về thôi, con muốn về nhà, con muốn thi đại học". Đó là lời cầu cứu của Sùng Thị Sơ trong lần thứ ba em bị trai bản "bắt vợ".

Ba lần trốn thoát khỏi những cuộc "bắt vợ"

Sùng Thị Sơ, cô gái dân tộc Mông sinh năm 2002, quê huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Kể từ cấp 2 tới khi trở thành sinh viên năm nhất Trường Đại học Luật Hà Nội, Sơ lúc nào cũng sống trong thấp thỏm, bởi rất có thể đột nhiên em sẽ bị người lạ "bắt về làm vợ". 

Sùng Thị Sơ chia sẻ, người Mông có tục "bắt vợ" hay "kéo vợ". Phong tục này là nghi lễ trước khi kết hôn của các cặp đôi yêu nhau. Khi mà ưng nhau rồi thì họ sẽ về với nhau. Nhưng có nhiều người đã lợi dụng phong tục này để “bắt” người nữ về làm vợ khi chưa có sự đồng ý.

Lần đầu tiên Sơ bị người lạ "bắt vợ" là năm lớp 8. Lần thứ 2 là năm em chuẩn bị vào lớp 10, cách đúng ngày nhập học 1 ngày thì em bị "kéo" đi "làm vợ". Nhưng trong cái rủi cũng có cái may, những lần đó Sơ đều trốn được.

Phải kể tới lần thứ 3 bị "bắt vợ", cũng là lần Sơ cảm thấy sợ hãi nhất. Năm 2020, chỉ còn cách ngày thi đại học có mấy tháng, cô gái người Mông sẽ được hoàn thành ước mơ vào giảng đường đại học. Nhưng chiều tối hôm đó, có hai người lạ mặt vào nhà rủ Sơ đi chơi.  Thấy không có người ở nhà, hai người này đã bất ngờ bế cô đi, bị tịch thu điện thoại, mặc cho van xin, khóc lóc, vẫy vùng.

Ngay tối hôm đó, Sùng Thị Sơ bị nhốt, bị đánh đập vì ra sức phản kháng. Sơ biết rằng, dù khó khăn đến mấy cũng phải trốn, vì mình sẽ không thể nào bỏ học và ở với đối phương như vậy được.

"Cứu con, cứu con, bố ơi, con thật sự chưa muốn lấy chồng, do hôm qua họ cưỡng ép kéo con về thôi, con muốn về nhà, con muốn thi đại học, giờ con không biết phải làm gì nếu bố mẹ không giúp con." bố là người đầu tiên em gọi điện cầu cứu khi nắm được cơ hội trốn khỏi người đàn ông đã bắt mình.

Khi ấy, bố Sơ dặn chỉ cần có bản lĩnh trốn được về nhà trong hai ngày đầu tiên bố mẹ sẽ bảo vệ con. Bởi theo tập tục, bị kéo về làm vợ sẽ phải ở nhà trai 3 hôm. Sau đó mới qua nhà gái dạm ngõ, ăn hỏi. Nếu trong 3 ngày này không trốn về đồng nghĩa "gạo nấu thành cơm rồi". 

"Sau khi nhận được sự ủng hộ từ bố mẹ thì bản thân em không do dự nữa, và em quyết định sẽ phải quay trở về bằng mọi giá nên đã cầu cứu người đi đường, sau đó đã có một chú giúp đỡ em" -  Sơ kể lại.

Bị "kéo vợ" tới ba lần mà vẫn chưa chịu lấy chồng, Sơ bị dân làng dị nghị, thậm chí dè bỉu. Họ cho rằng cô là đứa con gái có vấn đề, sau này chẳng ai ngó ngàng tới. Thậm chí có người trong bản còn mắng bố mẹ cô để con gái học cao, không giúp đỡ được cho gia đình bởi học cao rồi cũng phải đi lấy chồng thôi.

"Dù bị "bắt vợ", bị dân bản dị nghị nhưng em luôn tin chắc rằng đây không phải là cuộc sống mình hằng mong ước. Em khao khát được đi học, đi tìm con chữ, tìm cách để phát triển chính mình, ít nhất là tự chủ cuộc đời của chính mình!" - Sùng Thị Sơ khẳng định. 

Học Luật để bảo vệ mình và phụ nữ đồng cảnh ngộ

Mỗi lần thoát cảnh bị "bắt vợ" là một lần ý chí, sự kiên cường, lòng quyết tâm học tập của Sùng Thị Sơ được trui rèn. 

Chỉ mấy sáng sau lần "bắt vợ" thứ 3, được bố mẹ khích lệ, các thầy cô động viên, hướng dẫn tận tình cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, Sùng Thị Sơ đỗ ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội với số điểm 28.25 điểm khối C00. 

Sùng Thị Sơ chia sẻ: "Từ nhỏ em đã chứng kiến quá nhiều gia đình không hạnh phúc. Bạn bè xung quanh đi lấy chồng rất sớm, dưới 16 tuổi và gần như đều sẽ bỏ chồng hoặc chồng bỏ. Cuộc sống đã nghèo còn đèo bòng 2, 3 con rất khổ cực, không chắc kiến thức về nuôi dạy con, rồi ảnh hưởng tâm sinh lý sau sinh, rồi áp lực tài chính.

Rất nhiều bạn nữ người dân tộc muốn tìm sự giúp đỡ nhưng họ không biết tìm ai, cũng không có ai để chia sẻ, thậm chí một số bạn còn không nói được tiếng phổ thông.  

Vì vậy em khao khát trở thành một luật sư để có thể đem lại sự công bằng, văn minh hơn đến với bản làng của mình, giúp đỡ được những nạn nhân cùng cảnh ngộ để vượt qua mọi định kiến".

Theo Sơ, khi đi học, điều khó khăn nhất là vấn đề ngôn ngữ, học tiếng Việt từ căn bản nhất quả thật rất khó. Vấn đề kinh tế cũng là một thử thách với Sơ. Học phí, phí sinh hoạt tại Hà Nội là một khoản đau đầu. 

Gia đình nghèo và đông anh em, nên giải pháp của Sơ là vừa học vừa làm, thậm chí có những thời điểm làm 4, 5 công việc để đủ chi trả chi phí của mình.

Khi đối mặt với nhiều khó khăn trong lúc học tập, Sơ vẫn luôn cố gắng vượt qua vì cô biết phía sau bố mẹ em luôn ủng hộ. Sơ cũng tự nhủ hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và quyết tâm, tin tưởng rằng nếu mình cố gắng thì mình có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong tương lai.

Học đại học Sơ gặp được nhiều người có chung định hướng và mong muốn cho tương lai mà ở đó trẻ em gái đều có thể tự tin thực hiện ước mơ, tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống. Ví dụ như các bạn trong Ban tham vấn thanh niên của Plan International, Sơ cảm thấy không đơn độc trên hành trình của mình và có thể học hỏi thêm nhiều từ chính các bạn đó.

Quá trình học tập và hoạt động xã hội của mình, Sùng Thị Sơ đã được nhận bằng khen của Ủy ban Dân Tộc tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm học 2019 - 2020.

Ngoài ra, cô gái dân tộc Mông còn đạt giải Nhất Cuộc thi viết về những trải nghiệm của người phụ nữ. Bên cạnh đó, Sùng Thị Sơ trở thành Trưởng Ban Nhân sự, Ban Tham vấn Thanh niên khóa 2 từ năm 2022 – mô hình được xây dựng và vận hành bởi Plan International Việt Nam; là 1 trong 2 Đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Nepal); 1 trong 15 thành viên Đông Nam Á của Quỹ Spark thuộc Quỹ Trẻ em Toàn cầu; Đại biểu các hội nghị như: Sáng kiến Thanh Niên Tiên Phong của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, Bàn tròn Thanh Niên về phát triển số 16 của Liên Hợp Quốc.

Hiện tại, Sùng Thị Sơ cũng là là đại sứ truyền thông cho Thử thách “Tuổi trẻ Đáng giá” giúp nâng cao nhận thức cộng đồng đẩy lùi nạn tảo hôn/kết hôn sớm. Với câu chuyện của mình, Sơ đã lên tiếng để tiếp thêm động lực cho các em gái vùng sâu vùng xa: "Được đi học, được tôn trọng và tự do lựa chọn trong hôn nhân".

Cuối năm 2023 vừa qua, Sùng Thị Sơ đã bảo vệ thành công khoá luận tốt nghiệp tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhìn lại chặng đường đã đi, Sùng Thị Sơ cảm thấy bản thân may mắn và trưởng thành hơn rất nhiều.

Cô gái người Mông tin rằng, “giáo dục là chìa khóa” để mỗi chúng ta có thể tiếp cận với tri thức. Chỉ có giáo dục mới thay đổi được tư duy, những quan điểm của chúng ta xem nó còn phù hợp với thời thế không hay đã đến lúc thay đổi theo cách văn minh hơn. Và chỉ giáo dục mới giúp phụ nữ dân tộc thiểu số thoát khỏi những tập tục lạc hậu.

Giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ
Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.

KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ bức ảnh lịch sử, thời khắc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng của Dương Văn Minh
Giáo dục

Triển lãm ảnh và giới thiệu sách về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc "Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước"

Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"
Giáo dục

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong kỷ nguyên số, người sử dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng không kém những người tạo ra công nghệ. Để chuyển đổi số thành công, cần có những công dân số với đầy đủ kỹ năng để học tập, làm việc, khởi nghiệp và sáng tạo trên môi trường số.

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Giáo dục

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

PGS.TS Hà Minh Hoàng nhận định, các trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, bởi trường đại học là nơi đào tạo tri thức, có thể tạo ra các nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo, tạo ra sản phẩm giải quyết được các vấn đề của xã hội; từ đó giúp công nghệ tiếp cận gần hơn với nhiều người dân.

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025
Giáo dục

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025

Trong khuôn khổ “Hội nghị Thượng đỉnh các trường Đại học châu Á 2025” (THE Asia Universities Summit 2025) diễn ra từ ngày 22-24.4.2025 tại Macau, Đại học Phenikaa xuất sắc lọt TOP 8 giải thưởng THE Awards Asia 2025 - giải thưởng danh giá nhất khu vực châu Á dành cho các cơ sở giáo dục đại học của Times Higher Education (THE).

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên
Giáo dục

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên

Lớp 12A2, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khiến nhiều người phải trầm trồ khi đa số học sinh đều đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 7.0 trở lên và SAT từ 1400 trở lên. Trong đó, có nhiều em đạt cả 2 chứng chỉ với điểm gần tuyệt đối.