10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW tại Mèo Vạc, Hà Giang

Trái ngọt từ sự tận tụy

"Gần 16 năm gắn bó với công tác tín dụng ở vùng cao biên giới, chúng tôi nếm trải đủ vui buồn cùng bà con. Để làm tốt nhiệm vụ và sứ mệnh của mình, tôi và các cán bộ khác đã tự học tiếng của đồng bào để có thể chuyển tải hết thông tin về chính sách ưu đãi cũng như có cơ hội gần gũi, động viên đồng bào nhiều hơn. Giờ đây, nhìn bà con đã biết cách làm ăn, đã biết tính toán để đồng vốn ưu đãi sinh lời, đã tự tin chia sẻ ước mơ, chúng tôi hạnh phúc vô cùng…!" - tâm sự của cán bộ tín dụng NHCSXH Mèo Vạc Phạm Anh Tuấn.

Và không chỉ có Phạm Anh Tuấn, người dân, các tổ chức hội cũng vô cùng hạnh phúc khi thấy quê hương mình ngày một phát triển!

Trưởng thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc - Lò Sì Páo:
Người Lô Lô không bị bỏ lại phía sau

Điều khiến chúng tôi cảm kích là Nhà nước luôn quan tâm đến đồng bào DTTS nói chung, đồng bào Lô Lô nói riêng. Dù đất nước còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước vẫn dành cho chúng tôi sự quan tâm đặc biệt nên người Lô Lô nguyện đoàn kết một lòng đi theo Đảng.

Ảnh 2: Trưởng thôn Sảng Pả A - Lò Sì Páo

Nhớ lại nhiều năm trước, người Lô Lô khổ lắm! Khi được cán bộ tuyên truyền vận động vay vốn phát triển kinh tế, không ai dám vay. Nếu có vay, cũng không phát huy được hiệu quả; việc sử dụng vốn và trả lãi thường xuyên không đúng hẹn, không đúng mục đích. Nhưng bây giờ thay đổi rồi. Nếu đồng bào Lô Lô thiếu vốn, Nhà nước hỗ trợ vốn. Nếu không biết cách làm ăn, cán bộ đến chỉ cách chăn nuôi, trồng trọt. Bà con vừa có vốn vay lãi suất thấp, vừa được tặng bò, nhờ đó đã từng bước thoát khỏi khó khăn về kinh tế, tập trung hướng con cháu mình đi học để mở rộng kiến thức, góp phần xây dựng quê hương.

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, nguồn vốn tín dụng chính sách được đầu tư đến 18/18 xã, thị trấn và 100% thôn, bản, tổ dân phố. Đến 31.5.2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn Mèo Vạc đạt 465,073 tỷ đồng, tăng 294,269 tỷ đồng so với cuối năm 2014, với 8.922 hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17%. Tổng doanh số cho vay từ khi có Chỉ thị 40 đến nay đạt 982,139 tỷ đồng.

Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Mèo Vạc - Hầu Thị Phương:
Mong có nhiều hơn các chính sách hỗ trợ

Một trong những hạn chế của đồng bào DTTS nói chung và người dân Mèo Vạc nói riêng là tâm lý ngại vay vốn, sợ nợ. Chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền vận động, cho bà con tham quan các tổ về nghề nghiệp, chuỗi phát triển kinh tế; đồng thời, lan tỏa những tấm gương về phụ nữ làm kinh tế giỏi để các hộ mạnh dạn vay vốn và tiến tới giảm nghèo. Đến nay, Hội đang quản lý số vốn trên 124 tỷ đồng với 64 tổ vay vốn và 3.737 hộ vay.

Ảnh 3: Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Mèo Vạc - Hồ Thị Phương

Hội cũng tổ chức rất nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế. "Hội phụ nữ liên kết phát triển kinh tế" là một ví dụ. Trong đó, có rất nhiều mô hình kinh tế như nuôi bò, dệt thổ cẩm của người Lô Lô, Tày, Giáy… Bên cạnh việc động viên, xây dựng các mô hình điểm, gương làm kinh tế giỏi, Hội cũng tổ chức giám sát chặt chẽ, thường xuyên việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ của NHCSXH mà còn các nguồn khác để phát huy hiệu quả tốt nhất cho hội viên và nhân dân trên địa bàn.

Sau nhiều năm cả hệ thống chính trị và người dân cùng nhau khắc phục khó khăn, tìm hướng đi trong phát triển kinh tế xã hội, cuộc sống của người dân trên địa bàn đã có nhiều cải thiện về cả tư duy lẫn năng suất làm việc. Đặc biệt, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 về nâng cao sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách, kinh tế, xã hội của huyện đã có bước tiến rõ rệt.

Song, Mèo Vạc vẫn còn rất nhiều khó khăn phía trước, cơn lũ vừa qua là một ví dụ. Tôi mong rằng, Chính phủ sẽ có nhiều hơn nữa những chính sách, những nguồn vốn ưu đãi có điều kiện để tiếp tục tạo ưu thế cho các huyện vùng cao, trong đó có Mèo Vạc phát triển.

Hộ vay vốn Vừ Thị Mai:
Tôi biết ơn Đảng, Nhà nước và cán bộ tín dụng lắm lắm!

Tôi và gia đình có cuộc sống khá giả như hôm nay là nhờ sự hỗ trợ, động viên, hướng dẫn của rất nhiều cán bộ. Trong đó, nguồn vốn 50 triệu đồng từ chương trình Cho vay hộ nghèo của NHCSXH Mèo Vạc là động lực chính, là chiếc “cần câu” đặc biệt giúp tôi thay đổi cả về nhận thức lẫn cách thức thoát nghèo.

Ảnh 1: Hộ vay Vừ Thị Mai, thôn Pả Vi thượng, xã Pả Vi.

Tôi - từ một phụ nữ quanh năm chỉ biết cắm cúi chỉa ngô, cấy lúa, sống tạm bợ bữa no, bữa thiếu; một người nhút nhát không dám đến chỗ đông người… Nhưng, cán bộ tín dụng, cán bộ Hội Phụ nữ đã kiên trì động viên tôi vay vốn, hướng dẫn tôi cách đầu tư chăn nuôi, trồng trọt; cùng tôi vượt hết khó khăn này đến khó khăn khác. Và anh chị thấy đấy, Vừ Thị Mai tôi đã khác hẳn, năng động hơn, tự tin hơn, biết cách kinh doanh hơn và biết cả cách chăm sóc bản thân nữa…

Cả đời này, tôi sẽ không quên được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền và các cán bộ tín dụng!

Nguồn vốn tín dụng từ NHCSXH Mèo Vạc đã giúp trên 10.683 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 1.272 lao động; xây dựng 398 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; 311 căn nhà ở cho hộ nghèo, 4.499 hộ gia đình tại vùng khó khăn được vay vốn sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống từng bước vươn lên thoát nghèo... Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện, giai đoạn 2016 - 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 36,02% (từ 66,01 xuống còn 29,99%); giai đoạn 2022 - 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 12,78% (từ 64,07% xuống còn 51,29%).

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…