TP. Hồ Chí Minh: Vì sao kinh tế Quý I giảm sâu?

Quý I.2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP. Hồ Chí Minh ước đạt 360.622,1 tỷ đồng, chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là kết quả tăng trưởng thấp nhất trong số 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Vì sao kinh tế quý I TP. Hồ Chí Minh giảm sâu? -0
Quý I vừa qua, TP. Hồ Chí Minh có GRDP ước đạt 360.622,1 tỷ đồng, chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022

Theo nhiều chuyên gia, bên cạnh việc thẳng thắn chỉ rõ nguyên nhân, TP. Hồ Chí Minh cần cải cách hành chính, tránh tình trạng các sở, ban, ngành đùn đẩy trách nhiệm, tập trung tháo gỡ các vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Bất động sản tăng trưởng âm, đầu tư công chậm chạp

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu cho rằng, trong các ngành dịch vụ trọng yếu của thành phố, kinh doanh bất động sản tăng trưởng âm đến 16,2% so với cùng kỳ 2022. Mức độ sụt giảm nghiêm trọng của ngành bất động sản, ngành vật liệu xây dựng là báo động đỏ, gián tiếp tạo nên sự sụt giảm tăng trưởng của thành phố.

“Cần phải nhìn nhận một cách thấu đáo các nguyên nhân để có các giải pháp đồng bộ, giúp khôi phục các hoạt động kinh tế, nhất là lĩnh vực có vai trò quan trọng như bất động sản. Những vướng mắc về mặt pháp lý cần phải có các giải pháp tháo gỡ nhanh thông qua việc sửa đổi, ban hành các nghị định, thông tư trong khi chờ sửa luật. Các doanh nghiệp khó khăn muốn chuyển nhượng dự án thì cần có các chính sách, cơ chế để doanh nghiệp được tự do chuyển nhượng”, ông Châu chia sẻ.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản của cho hay, quan trọng nhất là khi doanh nghiệp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, cần xem xét cơ chế cho doanh nghiệp chuyển nhượng, các nghĩa vụ về tài chính liên quan đến đất đai sẽ do doanh nghiệp mua lại nộp, Nhà nước không lo chịu thiệt. Đồng thời, khơi thông các điểm "nghẽn" khiến nhiều dự án không triển khai được; trong đó, có 156 dự án mà Hiệp hội bất động sản thành phố đã báo cáo.

Còn theo chuyên gia kinh tế, TS Lê Bá Chí Nhân, TP. Hồ Chí Minh cần phải thúc đẩy hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực lan tỏa với vai trò là "vốn mồi" cho nền kinh tế. "Giải ngân đầu tư công là quá thấp! Các báo cáo cho thấy, thành phố đã giao và phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 là hơn 43.400 tỷ đồng nhưng thống kê đến 24.3, mới chỉ giải ngân được hơn 952 tỉ đồng; đạt 2% tổng số vốn giao. Có nhiều nguyên nhân làm tỷ lệ giải ngân vốn công thấp, nhưng trong đó yếu tố vướng đền bù là lớn nhất. Điều này dẫn đến thành phố không thể tiếp tục triển khai các dự án", ông Nhân nói.

Về vấn đề này, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố nêu quan điểm, kinh tế cả nước nói chung và kinh tế thành phố nói riêng đều bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới. Các nước như Mỹ hay Châu Âu đều tiêu thụ ít đi, do đó các đơn hàng xuất khẩu sẽ giảm về cả số lượng lẫn đơn giá. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp xuất khẩu phải tự thân vật lộn với bài toán đầu ra dần “teo tóp” thị phần, hệ lụy xa hơn là nợ đọng từ những nhà thu mua quốc tế khi hàng xuất khẩu phải chờ đối tác bán được. Trong khi đó, cơ quản quản lý thì liên tục kêu gọi doanh nghiệp tìm đơn hàng mới, thị trường mới mà việc cần nhất là vai trò hỗ trợ thì không có.

Đẩy mạnh cải cách hành chính

Mổ xẻ tìm nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm vực dậy kinh tế thành phố, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng: Các sở, ban, ngành cần nói thẳng, nói thật về nguyên nhân; đặc biệt là nghiêm túc nhìn nhận về nguyên nhân chủ quan để đưa ra giải pháp cho Quý II và những quý còn lại của năm, cũng như chuẩn bị cho những năm kế tiếp.

TS. Trần Du Lịch cho rằng, tình hình Quý II và III sẽ khởi sắc hơn và thành phố cần nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó, quan trọng là phải giữ các động lực vốn, kể cả đầu tư công và đầu tư tư nhân. “TP. Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể vực dậy nền kinh tế nếu giải quyết được các điểm "nghẽn". Bên cạnh đó, phải công khai, minh bạch toàn bộ vấn đề. Đây là mấu chốt để tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có niềm tin, thành phố sẽ phát triển được", TS. Trần Du Lịch cho biết.

Vì sao kinh tế quý I TP. Hồ Chí Minh giảm sâu? -0
Chuyên gia cho rằng, TP. Hồ Chí Minh cần phải nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo nhiều chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 7,5 – 8% đã đề ra trong năm, TP. Hồ Chí Minh chỉ nhận định thẳng thắn nguyên nhân thôi chưa đủ, mà “nói cần đi với làm”, tránh tình trạng các sở ban ngành đùn đẩy trách nhiệm; phải tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh; đào tạo lại nguồn nhân lực, hỗ trợ việc làm. Nếu dự án vướng hơn nữa thì tập hợp lại, báo cáo khẩn trương với Thường trực UBND thành phố để giải quyết sớm.

Mặt khác, cần khẩn trương tập hợp những chuyên gia hàng đầu đúng chuyên ngành để góp ý cho từng lĩnh vực cụ thể. Những tổ tư vấn kinh tế chuyên ngành được thành lập sẽ có vai trò đánh giá, phân tích các yếu tố nội tại và đưa ra những dự đoán từng ngành trong thời gian tới để lãnh đạo thành phố có những quyết sách cần thiết trọng điểm.

Vấn đề rà soát lại kế hoạch đầu tư công hiện nay cũng rất bức thiết. Trong đó, cần xây dựng kế hoach đầu tư công cụ thể ở cấp độ triển khai hàng quý, hàng tháng, thậm chí là hàng tuần. Kèm theo đó là các giải pháp thực thi, phối hợp và tháo gỡ khó khăn đồng bộ thông qua các tổ chuyên trách. Xác định rõ và công khai các chủ đầu tư đã và chưa làm được gì theo tiến độ. Từ đó, phân rõ trách nhiệm cụ thể từng đối tượng và có cách thức chế tài rõ ràng minh bạch. “Đầu tư công chỉ đến cuối quý mới công khai con số, cụ thể quý 1 là 2% thì như vậy chưa rõ việc gì vướng? Việc gì chưa xong? Ai là chủ đầu tư, như vậy người dân chỉ bức xúc thêm về không minh bạch thông tin”, TS. Lê Bá Chí Nhân nói.

Cùng đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hiện rất cần hỗ trợ từ cơ quan quản lý, các phòng thương mại và hiệp hội hỗ trợ kết nối giao thương với quốc tế. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, nếu để doanh nghiệp “tự bơi”, không có hỗ trợ, không tư vấn liên kết, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sẽ sớm bị loại khỏi thị trường. Song song đó, thành phố cần triển khai nhanh chóng kế hoạch kích cầu tiêu dùng từ du lịch, dịch vụ đến bán lẻ. Có như vậy mới kích thích dòng tiền trong dân chảy mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp nội địa vượt khó.

Các địa phương như: Bình Dương, Hải Phòng… đang dần áp sát vị thế “đầu tàu” của TP. Hồ Chí Minh. Để giữ vững danh hiệu này, thành phố phải nhanh chóng có động thái mạnh, cải cách hành chính mạnh mẽ để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, xứng đáng là trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ý kiến bạn đọc

Địa phương

Đoàn công tác tỉnh Long An tại Ibaraki (Nhật Bản)
Địa phương

Khẳng định vị thế, mở ra nhiều triển vọng hợp tác thực chất

Đoàn công tác tỉnh Long An đã kết thúc thành công chuyến công tác tại Nhật Bản, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Long An và Nhật Bản. Những kết quả đạt được trong chuyến công tác khẳng định vị thế của tỉnh, đồng thời mở ra nhiều triển vọng hợp tác thực chất, hiệu quả trong thời gian tới.

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Ứng trực 24/24h bảo đảm điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30.4-1.5
Địa phương

Ứng trực 24/24h bảo đảm điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30.4-1.5

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, các đơn vị điện lực trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam sẽ không thực hiện các công tác ngừng, giảm cung cấp điện trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (từ 0h ngày 5.4 đến 24h ngày 7.4) và kỳ nghỉ Lễ 30.4-1.5 (từ 0h ngày 30.4 đến 24h ngày 4.5), trừ trường hợp xử lý sự cố.

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 67, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV
Địa phương

Sắp xếp đơn vị hành chính, lựa chọn cán bộ cho cơ sở

Bên cạnh nhiệm vụ bứt phá kinh tế, Hội nghị lần thứ 67, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV đã nhấn mạnh yêu cầu tập trung hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và chuẩn bị chu đáo các điều kiện để bàn giao, kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện. Chủ trì hội nghị quan trọng này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng yêu cầu phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ dám nghĩ dám làm, tập trung tối đa nguồn lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị trọng tâm của địa phương.

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa cho các lãnh đạo sở xin nghỉ hưu trước tuổi để sắp xếp bộ máy
Địa phương

Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực

Cà Mau đang quyết tâm xây dựng một bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Điều này bao gồm việc sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị hành chính để giảm bớt sự cồng kềnh và chồng chéo, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Mục tiêu là tạo ra một hệ thống chính trị tinh gọn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.