TP. Hồ Chí Minh: 28 nhóm hoạt động trọng tâm của ngành y tế 6 tháng cuối năm

Đây là nội dung được Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết tại Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 diễn ra ngày 26.7.

TP. Hồ Chí Minh: 28 nhóm hoạt động trọng tâm của ngành y tế 6 tháng cuối năm -0
28 nhóm hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP. Hồ Chí Minh 6 tháng cuối năm

Hội nghị có sự tham gia của 150 điểm cầu bao gồm cán bộ chủ chốt của tất cả các đơn vị y tế trực thuộc, các bệnh viện thuộc bộ ngành và các bệnh viện tư nhân trên địa bàn.

Theo Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng, 6 tháng đầu năm 2023 đã khẳng định đại dịch Covid-19 không làm sụp đổ hệ thống y tế thành phố, mà ngược lại đã đứng vững và gần như phục hồi tất cả hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân như giai đoạn trước dịch. Bên cạnh đó, ngành y tế thành phố đã đón nhận nhiều cơ sở pháp lý mới liên quan trực tiếp đến lĩnh vực y tế, góp phần giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc gặp phải trong thời gian qua.

Cũng theo Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, tuy còn gặp không ít khó khăn nhưng toàn ngành y tế thành phố đã nỗ lực đạt được một số kết quả khích lệ như hoàn thành và đưa nhiều công trình trọng điểm đi vào hoạt động như cơ sở mới của Bệnh viện Ung bướu và Nhi đồng 1. Các bệnh viện tuyến cuối của thành phố phấn đấu đạt các tiêu chuẩn và danh hiệu ngang tầm các nước trong khu vực.

Hoạt động chuyển đổi số đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được đơn giản hóa, người hành nghề và cơ sở khám chữa bệnh có thể dễ dàng thực hiện việc đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Ban giám đốc sở tổ chức lượng giá việc tuân thủ các bước của các quy trình cung ứng dịch vụ công hàng tuần, qua đó chủ động phát hiện các lỗi để kịp thời chấn chỉnh và cải tiến quy trình.

Tổ chức thành công Hội nghị đánh giá hiệu quả và định hướng phát triển y tế chuyên sâu tại TP. Hồ Chí Minh; khởi động hợp tác, phát triển y tế vùng, qua đó đã ký kết hợp tác, phát triển giữa Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh và các sở y tế của 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cứu Long…

Trước những định hướng phát triển của thành phố, nhất là trước những yêu cầu từ thực tiễn trong công tác chăm sóc sức khoẻ người dân, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã xác định 28 nhóm hoạt động trọng tâm trong 6 tháng cuối năm. Cụ thể: Tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng. Triển khai hiệu quả Kế hoạch quản lý bền vững dịch Covid-19 từ nhóm A chuyển sang nhóm B. Hoàn chỉnh Kế hoạch và triển khai thí điểm quy trình khám sức khỏe cho người cao tuổi, chuẩn bị cho năm 2024 sẽ triển khai chính thức với quy mô toàn thành phố.

Triển khai giai đoạn 1 lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân thành phố. Triển khai mở rộng chương trình quản lý và chăm sóc người mắc bệnh mạn tính không lây. Triển khai Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trên địa bàn thành phố. Hoàn chỉnh đề án phát triển mạng lưới các cộng tác viên sức khỏe cộng đồng trình HĐND TP. Hồ Chí Minh.

Triển khai Kế hoạch thực hiện: Đề án y tế cộng đồng; Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC); Kế hoạch đấu thầu tập trung thuốc mở rộng cho y tế cơ sở ngay sau khi được UBND TP. Hồ Chí Minh phê duyệt.

Tổng kết và cấp Chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ tham gia Chương trình thực hành tại bệnh viện đa khoa gắn liền với trạm y tế. Xây dựng và triển khai tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành theo chủ đề năm của UBND TP. Hồ Chí Minh đối với y tế địa phương. Phát triển Y học cổ truyền gắn liền với du lịch y tế.

Xây dựng các đề án: Đề án tự chủ tài chính và các cơ chế chính sách giúp bệnh viện phát triển bền vững, trình UBND TPHCM phê duyệt; Đề án huy động nguồn lực xã hội phát triển y tế; Đề án công nghiệp dược; Đề án hình thành trung tâm tầm soát bệnh bằng công nghệ cao; Đề án phát triển y tế chuyên sâu; Đề án phát triển y tế vùng; Đề án phát triển mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp; Đề án nâng cao năng lực y tế huyện Cần Giờ.

Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06 về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế; hình thành dữ liệu lớn của ngành y tế thành phố. Khuyến cáo chuyển đổi số tại các cơ sở khám chữa bệnh, khuyến cáo củng cố hoạt động truyền thông tại các cơ sở y tế. Triển khai ứng dụng Tra cứu và chấm sao các cơ sở khám chữa bệnh. Triển khai các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước các cơ sở hành nghề thẩm mỹ. Tiếp nhận chuyển giao hoạt động đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực y tế từ Tổng lãnh sự quán của Vương quốc Anh.

Triển khai Hội thi “Nhà quản lý khám chữa bệnh BHYT giỏi” và “nhân viên y tế truyền thông giỏi”, Bình chọn giải thưởng Y tế thông minh lần thứ 2, bình chọn Giải thưởng Thành tựu Y khoa lần thứ 4, chuyên đề “Y tế chuyên sâu”.

Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn
Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới
Sống khỏe

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số
Sức khỏe

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số

Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế hiện đại, thông minh, phục vụ người dân hiệu quả và minh bạch. Việc triển khai bệnh án điện tử tại 100% bệnh viện và số hóa toàn diện thủ tục hành chính là những bước đi then chốt thể hiện quyết tâm đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?
Sức khỏe

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?

Những thông tin tiêu cực về vụ việc sản xuất sữa bột giả ở Chương Mỹ, Hà Nội đang tác động mạnh đến người tiêu dùng nội địa. Nếu cơ quan chức năng cũng như cơ quan quản lý nhà nước về kiểm định, an toàn thực phẩm, cấp phép... không siết lại thì sữa hoàn toàn có nguy cơ trở thành thị trường mất niềm tin nhất trong thời gian tới.

Lô sữa giả trong đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả bị phát hiện đang được đóng gói
Sức khỏe

Cần xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật

Đó là đề nghị của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước thực trạng nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang “vô tư” quảng cáo thực phẩm và thực phẩm chức năng sai sự thật hoặc thổi phồng công dụng của sản phẩm.