Tọa đàm trực tuyến “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn ở đô thị”

Văn hóa giao thông luôn là vấn đề nóng, có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng là tiêu chí đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia. 10 năm qua, Việt Nam đã có thay đổi lớn về hạ tầng giao thông, tỷ lệ tai nạn giao thông có giảm nhưng văn hóa giao thông vẫn chưa hình thành nếp trong đa số người dân.

Đang diễn ra Tọa đàm trực tuyến “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn ở đô thị” -1
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi tọa đàm

Luật Giao thông đường bộ 2008 dành hẳn Điều 7 để quy định về việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ. Nhiều năm qua, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chú trọng công tác này nhằm làm thay đổi hành vi của người điều khiển phương tiện. Việc giáo dục ý thức chấp hành giao thông cũng được từng bước đưa vào Nhà trước, thậm chí ngay từ bậc mầm non. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, quan trọng nhất vẫn là sự nêu gương từ người lớn, xử lý nghiêm minh của cơ quan chức năng. Nếu không thực hiện tốt điều này, không thể hình thành văn hóa tham gia giao thông.

Tham gia giao thông là hành vi luôn liên đới đến nhiều người. Vì vậy, mỗi người không thể chỉ quan tâm đến lợi ích, mục tiêu của bản thân mà cũng phải tôn trọng và có biện pháp giữ gìn an toàn cho những người khác. Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn ở đô thị” nhằm trao đổi ý kiến của Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà quản lý về tham gia giao thông đúng luật, an toàn và văn minh; tầm quan trọng của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, từ đó xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng.

Đang diễn ra Tọa đàm trực tuyến “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn ở đô thị” -0
Quang cảnh tọa đàm

Các khách mời tham gia Tọa đàm gồm:

-  Ông Hoàng Anh Công, Phó Trưởng ban Dân nguyện của UBTVQH; 

-  Ông Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;

- Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Bộ Công an;  

- PGS. TS Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo bồi dưỡng, Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Ông Khương Kim Tạo, Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Nguyễn Quốc Thắng: Nhìn giao thông, biết đô thị thông minh và văn hoá

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa các khách mời tham gia Tọa đàm!

Thưa các bạn đồng nghiệp ở các cơ quan báo đài Trung ương và Hà Nội!

Văn hóa giao thông được hiểu một cách đơn giản là thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người tham gia giao thông; là cách cư xử, giao tiếp giữa những người tham gia giao thông với nhau theo chuẩn mực giao thông an toàn, đúng luật và vì tổ chức cuộc sống văn minh của công đồng. Ở đất nước phát triển, văn hóa giao thông vừa là động lực, vừa là mục tiêu tạo nên một hệ thống giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện.

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Nguyễn Quốc Thắng: Nhìn giao thông, biết đô thị thông minh và văn hoá
Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Nguyễn Quốc Thắng phát biểu. Ảnh: Duy Thông

Xây dựng và tăng cường văn hoá giao thông giúp chúng ta xây dựng đô thị thông minh, văn minh hiện  đại và an toàn hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhìn nhận thực tế hằng năm, tỉ lệ các vụ tai nạn giao thông vẫn tăng. Tai nạn giao thông đã khiến bao nhiêu gia đình mất đi trụ cột vững chắc, bao nhiêu em thơ mất cha, mất mẹ. Đất nước mất đi vị thế, hình ảnh giao thông đẹp trong mắt bạn bè quốc tế…

Nhìn vào con số 95% số vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện cho thấy ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông vẫn còn nhiều hạn chế. Chúng ta vẫn chứng kiến hàng ngày, hàng giờ những hình ảnh vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; vẫn còn đâu đó các bạn trẻ không nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai khi đi xe buýt. Khi va chạm xảy ra thay vì lời xin lỗi văn minh thì lao vào xô xát… Đây chính là những biểu hiện văn hoá tham gia giao thông thấp kém.

Thưa các quý vị đại biểu!

Một đất nước, cho dù có phát triển theo phương hướng nào thì văn hóa cũng là nền tảng quan trọng. Chúng ta đang triển khai việc tổng kết 1 năm thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 trong đó có vấn đề xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ hội nhập, thì việc xây dựng văn hóa giao thông cũng là một yếu tố quan trọng nhằm xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam. Và muốn hình thành văn hóa giao thông, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng sao cho đáp ứng được nhu cầu lưu thông của các phương tiện giao thông ngày càng gia tăng là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn là việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông cho mỗi người, là xây dựng và hình thành văn hoá giao thông bền chặt và vững vàng, tự giác trong mỗi con người khi tham gia giao thông.

Là một tờ báo của Quốc hội với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công tác tuyên truyền pháp luật góp phần hình thành văn hóa, cư xử văn minh của người tham gia giao thông, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn ở đô thị”.

Chương trình Tọa đàm cũng nhằm trao đổi ý kiến của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà quản lý về vấn đề tầm quan trọng của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, từ đó góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng, đặc biệt là tại các đô thị lớn.

Thay mặt Báo Đại biểu Nhân dân, tôi trân trọng cảm ơn các vị khách mời đã tham dự buổi Toạ đàm hôm nay. Trân trọng cảm ơn các báo, đài đã tới dự và đưa tin. Xin chúc cho buổi Toạ đàm của chúng ta thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn!

Tai nạn giao thông gia tăng - Nguyên nhân do đâu?

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong 11 tháng năm 2022, tính từ ngày 15.12.2021 đến 14.11.2022, toàn quốc xảy ra hơn 10.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.800 người, bị thương 6.973 người. So với 11 tháng đầu năm 2019, số vụ tai nạn giao thông giảm khoảng 35%, giảm 1.175 người chết, giảm 5.171 người bị thương. So với 11 tháng đầu năm 2021, số vụ TNGT tăng 1,67%, tăng 656 người chết, giảm 88 người bị thương.

Cùng với đó, có 10.200 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường bộ, đã có  5.677 người chết, bị thương 6.949 người. So với cùng kỳ năm trước tăng 166 vụ (1,65%), tăng 627 người chết (12,42%) và giảm 96 người bị thương.

Theo đánh giá của một số địa phương, TNGT tăng do mọi hoạt động trở lại bình thường, nhu cầu đi lại tăng cao. Cùng với đó, công tác bảo đảm TTATGT còn một số tồn tại, hạn chế như: Hiệu lực thực thi pháp luật về TTATGT ở một số địa phương còn hạn chế, sự phối hợp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT giữa các cơ quan, lực lượng có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, nhất là trong kiểm soát tải trọng phương tiện và kiểm tra việc thực hiện quy định ATGT đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ. Ý thức chấp hành các quy định về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn yếu kém, tình trạng lái xe vi phạm tốc độ, sai phần đường- làn đường, vi phạm quy định nồng độ cồn, chất ma túy khi lái xe vẫn diễn ra và chưa được xử lý triệt để...

MC: Qua tuần tra xử lý vi phạm về giao thông, bà đánh giá thế nào về việc chấp hành luật giao thông của tài xế hiện nay, thưa Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh? Lực lượng cảnh sát giao thông có giải pháp gì để bảo đảm TTATGT trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới?

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Bộ Công an:

Qua công tác xử lý vi phạm và qua theo dõi thống kê nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông, một trong những nguyên chính chiếm đến hơn 90%, là do ý thức của người tham gia giao thông, nhiều người có hành vi coi thường pháp luật về TTATGT hoặc có những người không hiểu biết pháp luật về TTATGT. Một điều rất buồn nữa là có những người tham gia giao thông rất thiếu tính tự giác, họ chỉ chấp hành pháp luật khi có mặt lượng lượng chức năng. Nếu không có lực lượng này, lập tức có hiện tượng chen lấn, luồn lách, tính nhường nhịn khi tham gia giao thông rất kém. Những hạn chế này là khó khăn rất là lớn cho lực lượng chức năng và thực tế không có lực lượng chức năng nào đủ quân số để rà chặn trên mọi tuyến đường với số phương tiện đông như thế. Tất cả những hành vi trên là lỗ hổng trong văn hoá khi tham gia giao thông. Điều này cũng cho thấy, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT vẫn chưa nằm trong nhận thức, ứng xử của một bộ phận khá lớn các thành viên trong xã hội. Đau lòng là những nạn nhân của TNGT lại chủ yếu là những người trong độ tuổi lao động, những người tham gia giao thông nhiều nhất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến an sinh xã hội và phát triển kinh tế.

Qua tuần tra xử lý vi phạm về giao thông, bà đánh giá thế nào về việc chấp hành luật giao thông của tài xế hiện nay, thưa Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh? Lực lượng cảnh sát giao thông có giải pháp gì để bảo đảm TTATGT trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới?
Phó trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Bộ Công an, Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh phát biểu. Ảnh: Duy Thông

Thời gian tới, thực hiện yêu cầu của Bộ Công an về mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT trên phạm vi toàn quốc dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và các sự kiện lớn của đất nước, Cục CSGT đã ban hành kế hoạch chỉ đạo lực lượng CSGT toàn quốc mở đợt cao điểm bảo đảm TTATGT, TTXH dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội đầu xuân 2023 của lực lượng CSGT, từ ngày 15.11.2022 đến này 05.02.2023.

Đợt cao điểm này nhằm góp phần bảo đảm TTATGT trên cả 3 tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy; kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và tập trung xử lý từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, nhất là các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng; phòng ngừa, làm giảm ùn tắc giao thông; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông; ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép...

Để đạt được những mục tiêu đề ra đó, lực lượng CSGT trên toàn quốc sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động TTKS, XLVP về TTATGT. Cụ thể:

(1) Trên các tuyến giao thông đường bộ sẽ tăng cường hoạt động TTKS, tập trung xử lý vi phạm về cơi nới thùng xe và chở hàng quá trọng tải, quá khổ giới hạn, nồng độ cồn, ma túy, chở quá khách, chạy quá tốc độ quy định... Sử dụng triệt để các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, ùn tắc giao thông. Đặc biệt, trong quá trình kiểm tra, xử lý phương tiện cơi nới thùng xe, sẽ kiểm tra kỹ, phát hiện, xử lý các phương tiện lắp hệ thống thủy lực để nâng thành thùng nhằm mục đích chở quá tải và đối phó với lực lượng chức năng; các trường hợp có kích thước thùng xe ghi trong giấy Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không đúng với cơ sở dữ liệu đăng kiểm xe...

(2) Trên các tuyến giao thông đường sắt, tập trung đấu tranh chống vận chuyển hàng cấm, chất cháy, nổ, vận chuyển hàng gian lận thương mại; tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường sắt tại các đường ngang, lối đi tự mở, vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt...

(3) Trên các tuyến giao thông đường thuỷ nội địa, sẽ chia ra làm 02 giai đoạn.

 Giai đoạn trước Tết Nguyên đán, tập trung xử lý các hành vi như: Chở hàng quá vạch dấu mớn nước an toàn, vi phạm điều kiện hoạt động của phương tiện; vi phạm các quy định về thuyền viên; người lái phương tiện; vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản; vi phạm về cảng, bến, quy định về vận tải hàng hóa, hành khách...

Giai đoạn trong và sau Tết Nguyên đán sẽ tập trung vào các địa bàn hoạt động ngang sông, dọc sông, theo tuyến cố định, các hoạt động du lịch, lễ hội, vui chơi, giải trí trên đường thủy nội địa, kiên quyết XLVP về điều kiện an toàn của bến; điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện; chấp hành các quy định về vận tải của người tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, lực lượng CSGT sẽ chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, huy động lực lượng, phương tiện tăng cường tuần tra kiểm soát trên cả 3 tuyến, kịp thời phát hiện và bắt giữ các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông.

MC: Thưa ông Hoàng Anh Công, ông đánh giá thế nào về hệ thống pháp luật và chính sách bảo đảm TTATGT hiện nay? Nhằm hạn chế tối đa các vụ tai nạn giao thông, các bộ, ban ngành khắc phục như thế nào những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về TTATGT?

Ông Hoàng Anh Công, Phó Trưởng ban Dân nguyện của UBTVQH:

Hiện nay, một trong những vấn nạn xã hội lớn là vấn đề an toàn giao thông. Hàng ngày chúng ta tham gia giao thông, mỗi ngày đều phải dành thời gian rất nhiều cho việc giao thông. Một ngày tối thiểu cũng phải một tiếng đồng hồ, có những người còn phải dành đến ba, bốn tiếng. Đây là sự quá lãng phí của cả xã hội.

MC: Thưa ông Hoàng Anh Công, ông đánh giá thế nào về hệ thống pháp luật và chính sách bảo đảm TTATGT hiện nay? Nhằm hạn chế tối đa các vụ tai nạn giao thông, các bộ, ban ngành khắc phục như thế nào những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về TTATGT?
Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Hoàng Anh Công. Ảnh: Duy Thông

Theo tôi, để khắc phục tình trạng này, một trong những mấu chốt cơ bản đầu tiên là chúng ta cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao thông, cụ thể ở đây là trật tự, an toàn giao thông. Luật Giao thông đường bộ ban hành từ năm 2008 đến nay đã hơn 13 năm, tình hình kinh tế- xã hội đã khác rất nhiều. Thứ hai là, Hiến pháp năm 2013 có một số vấn đề liên quan đã được thể chế hóa nhưng Luật Giao thông đường bộ cũng chưa theo kịp vì đã ban hành trước rồi.

Thêm nữa, sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống đường, hệ thống giao thông tĩnh, giao thông động, hệ thống mật độ dân cư xây dựng đô thị mới nhưng với cách điều chỉnh quy hoạch liên tục như hiện nay dẫn đến hệ luỵ đối với giao thông, khiến giao thông ùn tắc. Với những con đường làm cách đây 20 năm nhưng nhà mới xây dựng cao đến 30 tầng, 40 tầng. Đấy là chưa kể những con đường chúng ta làm quy hoạch giao thông thì bất cập, chỉ làm những con đường trục chính mà lại không làm con đường ngang, không làm con đường xương cá để giao thông được thuận lợi.

Cùng đó, phân luồng giao thông cũng bất cập. Hiện, ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phân luồng giao thông nhiều chỗ rất bất hợp lý dẫn đến chuyện ùn tắc thường xuyên. Ví dụ, đường vành đai 2 trên cao chưa thông nhưng chạy chỉ một đoạn đầu Ngã Tư Sở luôn luôn tắc, bởi vì chúng ta phân luồng chưa hợp lý.

Theo tôi, một trong những vấn đề mà chúng ta cần phải làm sớm trong thời gian tới là hoàn thiện được hệ thống pháp luật về an toàn giao thông, trong đó có xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Thứ hai, song song với đó là ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn, giao trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan liên quan. Tránh tình trạng khi chúng ta ban hành luật nhưng văn bản hướng dẫn thi hành luật không kịp thời cũng dẫn đến hạn chế tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật.

Thêm nữa, cần lưu ý đến chất lượng của Luật. Tôi đánh giá cao quá trình, bắt đầu từ Luật Giao thông đường bộ cũng đem lại nhiều ích lợi rất tốt cho công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có hàng loạt vấn đề do chúng ta không kịp thời sửa đổi, bổ sung theo tình hình phát triển kinh tế- xã hội đất nước dẫn đến gây nhiều cản trở rất lớn. Chúng ta muốn xây dựng được hệ thống giao thông, văn hóa giao thông, ứng xử trong giao thông lành mạnh thì đầu tiên phải có cơ sở, hành lang pháp lý để người dân người căn cứ vào đó, doanh nghiệp căn cứ vào đó, các cơ quan chức năng cũng căn cứ vào đó để triển khai thực hiện đồng bộ trên thực tế.

Một trong những lý do nữa, liên quan đến việc thực thi trong công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, nhất là vấn đề an toàn giao thông, trong thời gian qua, các ngành, các cấp cũng rất nỗ lực cố gắng giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông, giảm thiểu số người mà bị chết, người bị thương do tai nạn giao thông. Tuy nhiên hệ thống luật về an toàn giao thông hiện vẫn chưa chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và chưa đáp ứng được đòi hỏi của cử tri và nhân dân. Câu chuyện văn hóa giao thông, có thể nói là chưa có nền nếp, tâm lý tùy tiện trong tham gia giao thông chiếm phổ biến trong những người tham gia giao thông. Nhiều người tham gia giao thông chỉ tuân thủ luật khi có bóng dáng cảnh sát giao thông. Do vậy, cần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông bằng phạt nguội.

Ngoài việc hoàn thiện pháp luật thì còn thực thi pháp luật của các bộ, ngành, nhất là vai trò của Bộ Giao thông, vận tải, Bộ Công an trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, về trật tự an toàn giao thông cho người dân đến vùng nông thôn và cả vùng sâu, vùng xa. Đối với chấn chỉnh ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cần phải thông qua việc giáo dục. Đây không chỉ là những người tham gia giao thông mà kể cả chủ các doanh nghiệp giao thông, những người đứng đầu các cái công ty công nghệ về giao thông, cần bắt buộc được giáo dục ý thức và pháp luật an toàn giao thông một cách nghiêm túc.

Muốn giao thông tốt, vấn đề nữa liên quan đến quy hoạch giao thông, quy hoạch đường phố, quy hoạch thành phố. Cần nhìn nhận, công tác quy hoạch ảnh hưởng rất lớn đến giao thông. Công tác quản lý trật tự giao thông, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè cũng cần được xử lý triệt để.

Tôi cho rằng, trong vấn đề bảo đảm an toàn giao thông, quan trọng nhất vẫn là thay đổi được ý thức của người tham gia giao thông, có sự nhường nhịn, có sự văn minh trong tham gia giao thông, đi đúng làn, đúng luồng, đúng lớp chứ không phải như chúng ta hay nói là đi như theo kiểu là "điền vào chỗ trống". Có như vậy, giao thông mới thuận tiện và tốt đẹp hơn.

MC: Nhằm hạn chế tai nạn giao thông, ngoài các giải pháp về cơ sở hạ tầng, giảm mật độ phương tiện giao thông cá nhân, nhất thiết chúng ta phải xây dựng văn hóa giao thông để hình thành thói quen giao thông văn minh. Thưa ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, ông có thể đánh giá tình hình triển khai và phát triển văn hóa giao thông cũng như định hướng xây dựng văn hóa giao thông tại Việt Nam?

Ông Khương Kim Tạo, Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia:

Chúng ta đặt vấn đề, tại sao phải triển khai văn hóa giao thông. Văn hóa giao thông để làm gì? Tôi đi họp nhiều nơi, nhiều cán bộ cũng không hiểu về văn hóa giao thông là gì, quanh đi quẩn lại vẫn là ứng xử của những người đi đường với nhau, có ứng xử văn hóa hay không? Thái độ thế nào? Làm như thế thì làm sao triển khai được? Hiện chúng ta chỉ xoay quanh người chấp hành thay vì triển khai từ trên xuống.

MC: Nhằm hạn chế tai nạn giao thông, ngoài các giải pháp về cơ sở hạ tầng, giảm mật độ phương tiện giao thông cá nhân, nhất thiết chúng ta phải xây dựng văn hóa giao thông để hình thành thói quen giao thông văn minh. Thưa ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, ông có thể đánh giá tình hình triển khai và phát triển văn hóa giao thông cũng như định hướng xây dựng văn hóa giao thông tại Việt Nam?
Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khương Kim Tạo. Ảnh: Duy Thông

Văn hóa giao thông là gì? Đây là định nghĩa mà Giáo sư Hoàng Chương, Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch biên soạn vào năm 2010, khi phát động triển khai văn hóa giao thông. Thời điểm đó, các đại biểu đã có rất nhiều báo cáo xoay quanh về đề ứng xử của những người tham gia giao thông với nhau trong lĩnh vực giao thông đường bộ, lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và các lĩnh vực khác liên quan đến giao thông. Việc chỉ xoay quanh khái niệm như vậy không giải quyết được vấn đề và như chỉ "phạt trên ngọn". Mặc dù, ứng xử của người đi đường với nhau thể hiện văn hóa của xã hội, văn hóa giao thông nhưng nó không phải là cội nguồn.

Thông qua những nghiên cứu của Giáo sư Hoàng Chương, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan cũng như việc định hướng triển khai văn hóa giao thông của các nước như ở Mỹ, ở Châu Âu và Nhật Bản, tôi thấy rằng là cần phải định hình lại để có thể triển khai văn hóa giao thông Việt Nam trong thời gian tới, làm sao hiệu quả nhất và mang lại tác dụng lớn nhất.

Nếu chúng ta nhìn nhận văn hóa giao thông như vaccine có thể trị được tất cả những căn bệnh về giao thông thì có thể sẽ giải quyết tất cả mọi vấn đề. Có thể khẳng định, văn hóa giao thông không khác gì cương lĩnh trong Nghị quyết của Đảng. Định nghĩa văn hóa giao thông từ trước đến nay là tổng hòa các giá trị về vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lịch sử, trong lĩnh vực giao thông vận tải. Như vậy, tất cả những giá trị vật chất và tinh thần bao gồm cả những giá trị về vật thể và phi vật thể.

Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ 2008 còn nhiều bất cập, không đáp ứng được công nghệ mới, không đáp ứng xu thế phát triển. Liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện đã có, tuy nhiên khi áp dụng vẫn vấp phải những tranh cãi về quy chuẩn này, quy chuẩn kia.

Về mặt văn hóa vật chất, chúng ta làm đường, làm hạ tầng để cho phương tiện đi, để nhân dân đi, phải có những ứng dụng công nghệ, ứng dụng về quy chuẩn, ứng dụng khoa học tiến bộ để làm con đường chuẩn mực (an toàn nhất, đẹp nhất, chi phí thấp nhất). Liên quan đến sản xuất phương tiện, quản lý phương tiện, trang thiết bị trên phương tiện, đơn cử vấn đề có lắp camera chạy lùi hay là một số thiết bị hỗ trợ cho phương tiện không vẫn còn là gây tranh cãi? Tại Hội nghị Bộ trưởng Giao thông toàn cầu vào năm 2019 đã chốt trong kỷ nguyên này nếu không tập trung vào công nghệ thì xem như vấn đề lĩnh vực trật tự an toàn giao thông giậm chân tại chỗ. Công nghệ sẽ tham gia vào tất cả các hoạt động xây dựng hạ tầng, tạo dựng phương tiện và tham gia vào giám sát, quản lý người lái xe...

Văn hóa là tất cả những giá trị mà con người sáng tạo ra. Tôi cho rằng ở góc độ chung, cần phải có những cái nghiên cứu tổng thể. Nghiên cứu tương tác giữa người lái xe với lại hạ tầng để làm sao cho chúng ta phát triển. Chúng ta triển khai văn hóa giao thông và xem văn hóa giao thông như một vaccine có thể trị căn bệnh về tai nạn giao thông và những vấn nạn về giao thông một cách bền vững và không để lại di chứng. Ở Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu, đã triển khai văn hóa giao thông cách đây 30, 40 năm và rất thành công. 

Văn hóa giao thông cần đẩy mạnh trong toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Quốc hội sẽ là cơ quan khởi xướng đầu tiên, bắt đầu từ dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ nhằm đẩy mạnh vấn đề giáo dục con người và vấn đề ứng dụng công nghệ.

MC: Thưa ông Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, là Ủy ban chịu trách nhiệm chính về công tác bảo đảm TTATGT, ông có thể đánh giá công tác này trên toàn quốc trong thời gian qua như thế nào? Đâu là nguyên nhân chính dẫn tới gia tăng số vụ tai nạn giao thông?

Ông Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia:

So với 11 tháng đầu năm 2021, 11 tháng năm 2022 số vụ TNGT tăng 170 vụ (1,67%), tăng 656 người chết (12,75%), giảm 88 người bị thương (-1,25%).

Nếu so với cùng kỳ 2021, TNGT tăng về số vụ và số người chết, nhưng nhiều cơ quan, ban, ngành và chuyên gia đều cho rằng, so sánh như vậy chưa đúng thực chất. Vì năm 2021 là thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, lưu lượng giao thông có nơi giảm từ 50-80% nên TNGT năm 2020 và đặc biệt 2021 giảm rất sâu so với các năm trước.

MC: Thưa ông Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, là Ủy ban chịu trách nhiệm chính về công tác bảo đảm TTATGT, ông có thể đánh giá công tác này trên toàn quốc trong thời gian qua như thế nào? Đâu là nguyên nhân chính dẫn tới gia tăng số vụ tai nạn giao thông?
Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Trần Hữu Minh phát biểu. Ảnh: Duy Thông

Do đó, nhiều ý kiến đề nghị, để đánh giá đúng, cần so sánh với năm 2019 là năm trước Covid-19 để bảo đảm các điều kiện đưa vào so sánh là tương đồng. Theo cách tiếp cận đó, trong 11 tháng đầu năm 2022, toàn quốc xảy ra 10.323 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.800 người, bị thương 6.973 người. So với 11 tháng đầu năm 2019, số vụ TNGT giảm 5.562 vụ (-35%), giảm 1.175 người chết (-16,8%), giảm 5.171 người bị thương (-42,6%).

Điều này thể hiện đúng bức tranh về trật tự an toàn giao thông, khi kinh tế xã hội tăng trưởng và các hoạt động giao thông phục hồi như trước Covid-19. Các chỉ tiêu về trật tự ATGT vẫn đang được kiểm soát tốt, điều này thể hiện ở các chỉ tiêu số vụ, số người chết và bị thương giảm so với 2019.

Thực tế, nguyên nhân chính từng vụ việc sẽ do cơ quan điều tra kết luận. Tuy nhiên, theo đánh giá khái quát các vụ TNGT trong năm, nguyên nhân trực tiếp vẫn là do lái xe vi phạm các quy tắc giao thông an toàn, không tuân thủ các quy định. Tuy nhiên, nếu tiếp cận như vậy thì sẽ không có đột phá, vì đằng sau hành vi là các điều kiện dẫn tới hành vi. Bởi vậy, muốn thay đổi hành vi thì phải thay đổi các nền tảng ảnh hưởng tới nhận thức và hành vi về quy định, quản lý, kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông, phương tiện người lái... và các yếu tố về quy hoạch.

Để tuyên truyền, giáo dục văn hoá giao thông, góp phần giảm tai nạn giao thông thì chúng ta cần tạo ra môi trường với những hành vi tham gia giao thông tốt, trách các hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông. Thực tế cho thấy, cùng một cá nhân nhưng khi họ tham gia giao thông tại các trục đường thường xuyên có những người vi phạm về an toàn giao thông thì bản thân họ cũng sẽ có xu hướng “bắt chước” các hành vi vi phạm về an toàn giao thông...

MC: Trong tháng 10 vừa qua, Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 – 2025. Vậy việc tuyên truyền, phổ biến về TTATGT đã triển khai tại các trường đại học chưa thưa PGS. TS Phạm Mạnh Hà?

PGS. TS Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo bồi dưỡng, Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội:

Lâu nay, chúng ta nói văn hoá giao thông là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tham gia giao thông, tai nạn giao thông cũng liên quan rất nhiều tới văn hoá tham gia giao thông.

Tôi nhận thấy, trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với các bộ liên quan, như Bộ Công an đã có rất nhiều chương trình phối hợp trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn học sinh, sinh viên tham gia thực hiện hành vi an toàn giao thông. Gần đây nhất, ngày 8.10, Bộ Công an và Bộ GD-ĐT đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác chương trình triển khai giáo dục an toàn giao thông cho các cấp học, từ mầm non cho tới đại học.

MC: Trong tháng 10 vừa qua, Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 – 2025. Vậy việc tuyên truyền, phổ biến về TTATGT đã triển khai tại các trường đại học chưa thưa PGS. TS Phạm Mạnh Hà?
Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo bồi dưỡng, Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS. TS Phạm Mạnh Hà. Ảnh: Duy Thông

Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tổ chức tuyên truyền, giáo dục văn hoá nói chung, trong đó có văn hoá an toàn giao thông trong những tuần sinh hoạt công dân. Theo quy định, sinh viên khi nhập học hàng năm sẽ có 10 buổi tham gia sinh hoạt văn hoá. Như vậy, về văn bản chỉ đạo, hướng dẫn từ Bộ đã có, các trường có thực hiện hay không, tôi nghĩ là có.

Trên thực tế, việc tuyên truyền, giáo dục hàng năm các trường đều thực hiện, tuy nhiên việc thực hành văn hoá đó như thế nào là dấu hỏi lớn. Chúng ta cần biết rằng từ giáo dục, tuyên truyền để trở thành hành vi phải có thời gian củng cố, để trở thành một thói quen vì chúng ta không phải tự nhiên mà hình thành được một thói quen. 

Bằng sự quan sát, tại bất cứ trường đại học nào, chúng ta thấy ngay hành vi tham gia giao thông đường bộ bằng cách đi bộ đã có vấn đề. Nên sự khác biệt giữa giáo dục, tuyên truyền tới hành vi, hành động là rất lớn. Nhiều khi chúng ta quan niệm văn hoá tham gia giao thông đường bộ, nhưng việc tham gia giao thông nội bộ thì có cần phải văn hoá không? Từ việc chen lấn, xô đẩy, tới đi ngược chiều, giành giật nhau về vị trí đó là hành vi thường xuyên xuất hiện. Chính bởi vậy, chúng ta thấy rằng, dù nỗ lực tuyên truyền, giáo dục nhưng việc thực hành lại không có sự hướng dẫn, không có sự giám sát, kiểm tra. Điều này dẫn tới câu chuyện cứ vào dịp nghỉ lễ, tết thì văn hoá giao thông ở đô thị phát triển hơn rất nhiều, một phần do hàng nghìn, hàng trăm nghìn, hàng triệu sinh viên quay trở về quê, khiến tỉ lệ tai nạn giao thông khu vực đô thị giảm đi.

Xây dựng văn hóa giao thông - Bắt đầu từ ý thức

Trong nhiều năm qua, ATGT luôn là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Chúng ta đã có Luật Giao thông đường bộ, các cơ quan quản lý trực tiếp như Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Công an vào cuộc rất quyết liệt. Thế nhưng, trên phạm vi cả nước, mỗi ngày vẫn xảy ra hàng trăm vụ tai nạn giao thông làm chết và bị thương nhiều người. Hậu quả là để lại nỗi đau cho người thân, thêm gánh nặng cho xã hội và gây tổn thất về vật chất của gia đình và xã hội. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Tuy nhiên, lý do hàng đầu dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông tăng cao chính là ở ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế. Trước thực trạng đó, việc xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông, để làm thay đổi thái độ, hành vi tự giác chấp hành của người tham gia giao thông luôn được coi là mục tiêu quan trọng trong công tác đảm bảo TTATGT.

MCThưa ông Trần Hữu Minh, trên đường phố, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, điều khiển phương tiện mà không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm… Vậy để xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh, bền vững, theo ông cần những giải pháp gì?

MC:  Thưa ông Trần Hữu Minh, trên đường phố, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, điều khiển phương tiện mà không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm… Vậy để xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh, bền vững, theo ông cần những giải pháp gì?
Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Trần Hữu Minh. Ảnh: Duy Thông​​​​

Ông Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia:

Đây là một câu hỏi hay và có lẽ để bàn thảo đầy đủ về vấn đề này thì cần rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, tôi xin tóm lược một số nội dung chính trong mối quản hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý bao gồm:

Thứ nhất, trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, vai trò của cơ quan quản lý rất lớn, chủ đạo (vì đây là những cơ quan có nguồn lực, có chức năng nhiệm vụ quyền hạn...) và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì các cơ quan đều thực hiện theo các quy định pháp luật. Bởi vậy, việc hoàn thiện về quy định, tạo các đột phá về thể chế là khâu quyết định với hoạt động bảo đảm trật tự ATGT của lực lượng chức năng…

Thực tế, vẫn có nhiều lỗ hổng trong quy định. Chẳng hạn, trong bảo đảm ATGT cho trẻ em, hiện nay đường quốc lộ tốt hơn, tốc độ cao hơn, nhiều cao tốc hơn và nhiều ô tô hơn, ngày càng nhiều trẻ em đi bằng ô tô, nhưng dây an toàn thì chỉ được thiết kế cho người trưởng thành. Trước thực trạng đó, để bảo đảm an toàn cho trẻ trên xe ô tô thì rất nhiều quốc gia trên thế giới đều quy định trẻ từ dưới 10 tuổi (khuyến cáo tối thiểu) - dưới 12 tuổi (khuyến cáo tốt nhất) phải dùng các thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô bao gồm: nôi (1-2 tuổi) ghế (2-6 tuổi), đệm nâng (6-12 tuổi). Nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có quy định về điều này, phần lớn người dân sử dụng các thiết bị trên đều là tự phát. Phải khi có quy định trẻ dưới 12 tuổi phải sử dụng thiết bị an toàn thì mới đủ căn cứ ban hành tiêu chuẩn thiết bị, tiêu chuẩn xe, quy định xử phạt và tổ chức tuyên truyền cũng như cưỡng chế thực thi. Như vậy, để có các hoạt động như, thay đổi tiêu chuẩn xe, áp dụng chế tài xử phạt,… hoàn toàn phụ thuộc vào chế định với thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô mà hiện nay còn đang là khoảng trống. Vì không có quy định cụ thể thì các cơ quan chức năng cũng không thể xử phạt người tham gia giao thông. Do đó, chúng ta có thể sửa đổi bổ sung các luật, nghị định, thông tư để lấp đầy khoảng trống đó một cách sớm nhất.

Quy định về xử phạt cho trẻ em trên 6 tuổi ngồi trên xe mô tô không đội mũ bảo hiểm hiện nay chúng ta cũng chưa có. Hiện nay việc quy hoạch các bãi đỗ xe cho người dân vẫn còn quá ít so với nhu cầu. Nếu chúng ta có đủ quy định, có quy hoạch về các hạ tầng giao thông thì người dân sẽ ít vi phạm các quy định về an toàn giao thông hơn.

Thứ hai, là chủ thể bị quản lý, tức là người dân, doanh nghiệp. Một là đối với mỗi cá nhân, khi nhìn thấy bất cập, họ cho rằng đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, hoặc chờ đợi ai đó sẽ tới giải quyết trong khi chính mỗi người đều có thể là một phần của giải pháp. Nếu mỗi cá nhân đều thờ ơ với những vi phạm thì khó có thể tạo xã một xã hội phát triển, văn hoá cao… Chẳng hạn trong điều kiện tắc đường, nếu ai cũng cố lấn một chút, thì thay vì tắc 30 phút, có thể tắc 2-3 giờ đồng hồ, vì vậy vai trò của mỗi cá nhân cũng hết sức có ý nghĩa. Dù là hành động rất nhỏ nhưng khi cả cộng đồng chung tay thì hiệu quả mang lại cho xã hội sẽ rất lớn và ngược lại, khi chúng ta thờ ơ với những điều sai dù là rất nhỏ thì hậu quả sẽ rất lớn.

MC:  Thưa ông Trần Hữu Minh, trên đường phố, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, điều khiển phương tiện mà không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm… Vậy để xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh, bền vững, theo ông cần những giải pháp gì?
Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Trần Hữu Minh. Ảnh: Duy Thông​​​​

Hai là việc nêu gương của người trưởng thành, đặc biệt là bố mẹ và phụ huynh. Thực tế hiện nay, theo Nghị quyết của Chính phủ và triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo nội dung ATGT đã được lồng ghép vào trong chương trình học của các cấp học. Đây là bước đi rất đúng đắn để xây dựng văn hóa giao thông bền vững. Tuy nhiên, để hình thành nhận thức, hành vi, thói quen tuân thủ pháp luật về trật tự ATGT, các kiến thức đó phải được chính trẻ kiểm nghiệm trong thực tế. Trẻ quan sát chính những người trưởng thành, đặc biệt là bố mẹ, ông bà và những người xung quanh trong quá trình tham gia giao thông... để học hỏi và làm theo.

Chúng tôi rất mong các bậc phụ huynh, ông bà, cha mẹ nói riêng và những người trưởng thành sẽ trở thành những tấm gương mẫu mực trong việc chủ động tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định pháp luật về trật tự ATGT. Để mỗi người là “hạt nhân đỏ” chia sẻ lan tỏa các thông điệp về ATGT ngay trong gia đình và cộng đồng (đơn giản như việc đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn hoặc dùng các thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô, xe máy… đã uống rượu bia không lái xe và các quy tắc giao thông khác). Chúng ta cần chú trọng hơn nữa việc giáo dục văn hoá giao thông cho mỗi thành viên trong gia đình, bạn bè và người thân. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình hãy giáo dục về cách thức ứng xử có văn hóa với con em mình, góp phần xây dựng văn hóa giao thông cho thế hệ trẻ một cách hiệu quả và bền vững.

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Nguyễn Quốc Thắng:

Chúng ta đề cập nhiều đến ý thức từ xây dựng nếp nhà nhưng khi chấp hành pháp luật về giao thông nếu không có chế tài xử phạt nghiêm minh thì không thể mang lại được ý thức của người tham gia giao thông khi họ đã cố tình bỏ qua quy định của pháp luật.

Theo tôi điều quan trọng là thực hiện chế tài đó như thế nào, chúng ta có thực hiện nghiêm không, đủ không, chúng ta có làm việc đó để nêu gương không? Trong lực lượng cảnh sát, đôi khi có những trường hợp chúng ta cần xử lý nghiêm và giáo dục ngay tại chỗ. Đây là một trong những nội dung khi xây dựng ý thức và cần phải có chế tài. Việc đòi hỏi hệ thống pháp luật hoàn thiện, hạ tầng hoàn thiện mới bắt đầu có ý thức thì rất khó. Bởi vậy, việc giáo dục văn hóa giao thông cần giáo dục ngay từ nếp nhà, xây dựng ý thức tự giác, đồng thời cần có chế tài xử phạt theo cùng.

MC: Thưa Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT thời gian gần đây đã có những chuyển biến như thế nào để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người dân. Theo bà cần phải làm gì để thay đổi hành vi tham gia giao thông để hình thành môi trường tham gia giao thông văn minh và an toàn?

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Bộ Công an:

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT và vận động quần chúng tham gia bảo đảm TTATGT được thực hiện bằng rất nhiều hình thức như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về TTATGT, biên soạn sách hoặc dùng pano, áp phích, hệ thống loa cơ sở... Dẫu vậy, vẫn còn có nơi  cấp ủy chính quyền địa phương thực sự chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, TTATGT, thực hiện cho có, nội dung tuyên truyền không thích hợp với đối tượng được tuyên truyền nên hiệu quả chưa cao. 

Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về TTATGT thì chúng ta cũng phải tuyên truyền cả những gương người tốt, việc tốt trong việc chấp hành và bảo vệ pháp luật. Để cho người dân tạo thành thói quen khi tham gia giao thông và xây dựng con người vừa có hiểu biết về pháp luật vừa có ý thức trong việc chấp hành pháp luật.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên mạng xã hội là hình thức nhanh chóng, rộng rãi, hiệu quả. Người dân có thể cập nhật thông tin nhanh, nhiều đối tượng như học sinh, sinh viên, cán bộ công chức hoặc là doanh nhân, nông dân đều có thể tiếp cận. Đây là lợi thế lớn của mạng xã hội so với hình thức tuyên truyền truyền thống. Tất nhiên, người làm công tác tuyên truyền phải cung cấp thông tin một cách chính xác, chuẩn mực.

Bên cạnh đó, có thể xây dựng các chuyên mục hỏi đáp pháp luật và xây dựng những tình huống pháp lý cho người dân có thể tham khảo những tình huống tương tự hoặc tổ chức tọa đàm, giao lưu trực tuyến cho người dân hiểu.

Tuyên truyền, phổ biến phải đi trước và nội dung phải phù hợp với từng đối tượng mới có hiệu quả. Thời gian qua, Bộ Công an đã phối hợp với  Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình giáo dục pháp luật về TTATGT trong nhà trường cho từ bậc học mầm non đến THPT. Với trẻ mầm non, xây dựng bộ phim hoạt hình Tôi yêu Việt Nam và có những nhân vật hoạt hình rất đáng yêu như Bo, Bi và Be. Các con sẽ tìm hiểu những kiến thức pháp luật cơ bản nhất, phù hợp với trẻ mần non thông qua các câu chuyện, tình huống hài hước, gây cười, giúp các con rất dễ nhớ.

Quy định về pháp luật thì luôn khô khan, cứng nhắc. Để người ta dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện thì các cơ quan tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cần đầu tư thời gian, công sức. Phải xây dựng đồng bộ các quy định pháp luật và thể hiện ý chí nguyện vọng của Nhân dân, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, công tác  giáo dục phổ biến, tuyên truyền trong môi trường giáo dục tạo cho các con thói quen ngay từ khi còn ngồi  trên ghế nhà trường.

Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình có bố mẹ chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật thì chắc chắn con sẽ hình thành ý thức chấp hành quy định pháp luật, an toàn giao thông ngay từ khi còn nhỏ.

MC: Việc xây dựng văn hóa giao thông không chỉ phụ thuộc vào sự nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông mà còn phải đồng bộ với các quy định pháp luật, môi trường giao thông, trách nhiệm của người thực thi công vụ. Văn hóa giao thông được coi như là loại vaccine, loại thuốc trị căn bệnh về tai nạn giao thông một cách bền vững mà không để lại di chứng.

Thưa ông Khương Kim Tạo, ông có thể làm rõ thêm về khái niệm và tác dụng triển khai văn hóa giao thông, cách thức triển khai văn hóa giao thông như thế nào được hiệu quả trong thời gian tới?

Ông Khương Kim Tạo, Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia:

Văn hóa giao thông vừa là động lực vừa là mục tiêu tạo nên một hệ thống giao thông hiện đại, văn minh, hiệu quả, một môi trường giao thông an toàn, thân thiện. Văn hóa giao thông không chỉ dừng lại ở việc chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông như: Không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, không chạy quá tốc độ..., mà còn là những cử chỉ tốt đẹp như nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông, dắt người già, trẻ nhỏ sang đường, ưu tiên cứu giúp những người gặp tai nạn… Đó chính là tính cộng đồng, là việc ứng xử giữa người với người, để xây dựng một môi trường giao thông an toàn, lành mạnh.

MC: Việc xây dựng văn hóa giao thông không chỉ phụ thuộc vào sự nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông mà còn phải đồng bộ với các quy định pháp luật, môi trường giao thông, trách nhiệm của người thực thi công vụ. Văn hóa giao thông được coi như là loại vaccine, loại thuốc trị căn bệnh về tai nạn giao thông một cách bền vững mà không để lại di chứng.Thưa ông Khương Kim Tạo, ông có thể làm rõ thêm về khái niệm và tác dụng triển khai văn hóa giao thông, cách
Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khương Kim Tạo. Ảnh: Duy Thông

Tôi mong muốn phải làm thế nào để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để đẩy mạnh. Mỗi gia đình, các bậc phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội hãy giáo dục tuyên truyền, nhắc nhở người thân trong gia đình chấp hành tốt luật giao thông và tiến tới xây dựng môi trường văn hóa giao thông an toàn, thân thiện, góp phần giảm thiểu về tai nạn giao thông. Rất cần có sự tăng cường nhiều mặt để đẩy mạnh có hiệu quả công tác tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Có như vậy, mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông trong thời gian tới mới chuyển biến tích cực hơn. 

MC: Thưa PGS. TS Phạm Mạnh Hà, có thể thấy, nguyên nhân đưa đến tai nạn và ùn tắc giao thông phần lớn là do những hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao thông, không tự giác thực hiện những quy định của luật lệ giao thông. Vậy theo ông, cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả giáo dục, thay đổi nhận thức của người tham gia giao thông?

PGS. TS Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo bồi dưỡng, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội:

Chúng ta không thể kì vọng con người sẽ có ý thức tham gia giao thông, khi mà chúng ta chờ đợi sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng, quy hoạch, hay từ phương tiện giao thông. Ý thức tham gia giao thông cần phải hình thành trước. Bởi vậy, việc tuyên truyền, giáo dục là bước quan trọng, cần làm từ sớm và thường xuyên, liên tục.

MC: Thưa PGS. TS Phạm Mạnh Hà, có thể thấy, nguyên nhân đưa đến tai nạn và ùn tắc giao thông phần lớn là do những hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao thông, không tự giác thực hiện những quy định của luật lệ giao thông. Vậy theo ông, cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả giáo dục, thay đổi nhận thức của người tham gia giao thông?
PGS. TS Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo bồi dưỡng, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi đồng tình với ý kiến nếu muốn xây ý thức văn hoá và ý thức văn hoá giao thông thì phải bắt đầu từ nếp nhà. Bản thân tôi cho rằng, không chỉ nếp nhà, mà còn cả nếp trường. Thời gian học sinh ở trường rất nhiều, từ nông thôn tới thành phố, học sinh mất ít nhất 12 năm. Sau khi học xong 12 năm bước ra làm nghề, học đại học,... thì học sinh đã có ý thức tốt về trách nhiệm khi tham gia giao thông.

Việc đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục với từng lớp, từng cấp học tạo ra sự tác động nhất định tới nhận thức, thói quen của học sinh.

Các trường đã làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục, nhưng chúng ta cần tổ chức hoạt động tham gia giao thông ngay trong sân trường thật tốt, đó sẽ tạo thành thói quen. Học sinh bước chân vào trường, gửi xe cửa nào, đi vào lớp theo đường nào, đi ra theo lối nào, bố mẹ sẽ đón con ở vị trí nào,... Thực hành việc này trong suốt 12 năm sẽ hình thành nền nếp, tạo thành thói quen, ý thức văn hoá, tôn trọng, nhường nhịn, biết chia sẻ với người khác. Tôi cho rằng, đó là cách giáo dục văn hoá không tốn kém. Được rèn luyện và thực hành việc di chuyển trong trường học như một hành vi văn hoá thì khi bước ra xã hội, học sinh cũng mang những nền nếp thói quen đó để hình thành nên văn hoá giao thông.

MC: Thưa ông Hoàng Anh Công, có ý kiến cho rằng, văn hóa giao thông cần được đẩy mạnh không chỉ trong giáo dục gia đình, nhà trường mà còn phải được đưa vào các "thiết chế" như nội quy của các cơ quan, đơn vị đến cộng đồng xã hội. Ông đánh giá như thế nào về điều này?

Ông Hoàng Anh Công, Phó Trưởng ban Dân nguyện của UBTVQH

Theo tôi, văn hóa giao thông, bộ mặt giao thông thể hiện sự văn minh của một xã hội. Khi chúng ta ra đường, mọi người có văn hóa nhường nhịn nhau là thể hiện của một xã hội phát triển. Ý thức đó thấm đẫm từ nếp nhà đến nếp trường và đến xã hội, cơ quan mới tạo được văn hóa. Văn hóa ở đây đơn giản chỉ là những thói quen nhường nhịn nhau, giúp đỡ nhau mà còn đi lại có trật tự, tuân thủ pháp luật, tuân thủ quy chế, nội quy. 

MC: Thưa ông Hoàng Anh Công, có ý kiến cho rằng, văn hóa giao thông cần được đẩy mạnh không chỉ trong giáo dục gia đình, nhà trường mà còn phải được đưa vào các
Phó Trưởng ban Dân nguyện của UBTVQH Hoàng Anh Công. Ảnh: Duy Thông

Tôi cho rằng, muốn có một nền văn hóa trong giao thông thì phải tạo văn hóa trong xã hội, văn hóa trong nếp sống của mọi người. Giáo dục ý thức giao thông từ gia đình, nhà trường và người lớn là tấm gương cho trẻ em. Cùng đó, chế tài cần được áp dụng một cách quyết liệt.

Như chúng ta đều biết, từ năm 2008 khi có yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe gắn máy, rất nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng khi chúng ta quyết tâm làm thì bây giờ điều này trở thành nhu cầu tự thân của đại đa số người tham gia giao thông.

Nhiều người ra đường không đội mũ bảo hiểm bảo thấy chếnh choáng quá, xấu hổ, cảm giác không an toàn. Rõ ràng, như thế là chúng ta đã tạo được một thói quen tốt để dần dần sẽ có hành vi của văn hóa trong giao thông. 

Với câu chuyện môi trường giao thông, tuân thủ luật lệ giao thông là yêu cầu quan trọng. Chúng ta cần tạo một môi trường giao thông tốt. Môi trường này cần có chế tài để xử lý. Có như vậy, tôi nghĩ chúng ta sẽ dần dần xây dựng được ý thức về giao thông, từ ý thức đó tạo thành thói quen giao thông, rồi từ thói quen đó tạo thành văn hóa giao thông. Tất cả những cấp độ đó phải gây dựng dần dần và chúng ta không thể đốt cháy giai đoạn được. Nếu mỗi người đều có ý thức, mỗi gia đình đều có ý thức thì chúng ta sẽ gây dựng được văn hóa, văn minh giao thông.

Nhà báo Nguyễn Quốc Thắng: Nói thêm về nếp nhà, ở trong nhà trường, cơ quan, xã hội khi tham gia giao thông có rất nhiều đối tượng khác nhau cần phân biệt kỹ để có cách xử lý phù hợp.

<p><strong>Nhà báo Nguyễn Quốc Thắng</strong>: Nói thêm về nếp nhà, ở trong nhà trường, cơ quan, xã hội khi tham gia giao thông có rất nhiều đối tượng khác nhau cần phân biệt kỹ để có cách xử lý phù hợp.</p> -0
Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Nguyễn Quốc Thắng phát biểu. Ảnh: Duy Thông

Ví dụ về việc xử lý trong tham gia giao thông là phương tiện xe hợp đồng, xe công nghệ như khi đi taxi, đi vội khách nói tài xế cứ vượt đèn đỏ và sẽ chịu trách nhiệm. Đi xe máy (xe ôm) cũng thế, khách từ chối đội mũ bảo hiểm vì nóng,... Tài xế yêu cầu khách tuân thủ quy định vì nếu bị phạt, cảnh sát sẽ phạt người lái xe chứ không phạt ai khác. Như vậy người điều khiển xe không làm theo vì hiểu và tuân thủ tự giác pháp luật. Vì đâu tự giác? Vì có chế tài xử lý nghiêm mà tự giác tuân thủ.

Như vậy, chúng ta cần đưa vào chế tài pháp luật để xử lý chứ không thể chờ được pháp luật hoàn thiện. Với những chế tài có sẵn, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm để người tham gia giao thông phải chấp hành, dần dần thành thói quen và tạo nên văn hoá tham gia giao thông.

Giao thông

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng
Giao thông

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng

Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An) dự kiến đến tháng 11.2024 sẽ hoàn thành, nhưng hiện công trường vẫn dở dang, nhiều đoạn chưa được bàn giao mặt bằng. Ban QLDA 4 đang trình Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) điều chỉnh thời gian thực hiện dự án hoàn thành năm 2024 sang hoàn thành năm 2025.

Vietnam Airlines khai trương phòng khách Bông Sen tại Quy Nhơn
Giao thông

Vietnam Airlines khai trương phòng khách Bông Sen tại Quy Nhơn

Ngày 15.12.2024, Vietnam Airlines chính thức khai trương Phòng khách Bông Sen tại Cảng Hàng không Phù Cát, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là một trong những tiện ích quan trọng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines tại sân bay Phù Cát, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hành trình bay.

 Dùng mìn phá khối đá nặng hơn 100 tấn để thông đèo Khánh Lê
Giao thông

Dùng mìn phá khối đá nặng hơn 100 tấn để thông đèo Khánh Lê

Mưa lớn kéo dài khiến tuyến đường qua đèo Khánh Lê, quốc lộ 27C địa phận xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Một khối đá khổng lồ sạt xuống chắn ngang đường, khiến việc thông xe trở nên hết sức khó khăn. Lực lượng chức năng đã quyết định nổ mìn phá khối đá để bảo đảm giao thông được thông suốt. 

 Làm tốt công tác quản lý phương tiện, cảng, bến
Giao thông

Làm tốt công tác quản lý phương tiện, cảng, bến

Triển khai thực hiện tháng cao điểm bảo đảm trật tự An toàn giao thông Đường thủy nội địa dịp cuối năm 2024 và dịp tết dương lịch 2025 của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã xây dựng kế hoạch với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực.

Hà Nội: Đột kích "bến xe ngầm" của hàng loạt nhà xe đường dài, đón trả khách gây náo loạn đường phố thủ đô
Giao thông

Hà Nội: Đột kích "bến xe ngầm" của hàng loạt nhà xe đường dài, đón trả khách gây náo loạn đường phố thủ đô

Trên tuyến phố Tú Mỡ (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) đang diễn ra tình trạng hàng loạt nhà xe tự lập các "bến xe ngầm" để dừng, đỗ đón trả khách, bốc xếp hàng hóa. Hoạt động trái phép này gây lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất an ninh trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông khiến người dân rất bức xúc.

Ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Xã hội

Ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Sáng 15.12, tại Hà Nội, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) tổ chức buổi lễ ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu xuân 2025. Thời gian thực hiện cao điểm từ ngày 15.12.2024 - 14.2.2025.

Công ty Đường sắt Phú Khánh có "thất hứa" trong vụ việc đóng, mở nút giao qua đường sắt vào mỏ đá Hòn Giốc Mơ?
Giao thông

Công ty Đường sắt Phú Khánh có "thất hứa" trong vụ việc đóng, mở nút giao qua đường sắt vào mỏ đá Hòn Giốc Mơ?

Từ năm 2014 đến nay, qua nhiều lần đối thoại thế nhưng người dân tại thôn Ninh Đức, xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn không đồng thuận việc đóng đường dân sinh cắt ngang đường sắt tại Km1288+088. Người dân cho rằng, việc đóng tuyến đường trên và bị "ép" đi chung đường vào mỏ đá Hòn Giốc Mơ tại Km1288+320 tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.