Tìm giải pháp phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giao thông vận tải

Nhiều nhà khoa học từ các trường đại học trong và ngoài nước như Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…, đã trình bày kết quả nghiên cứu để đưa ra giải pháp phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam.

Tìm giải pháp phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giao thông vận tải -0
Các nhà khoa học nước ngoài tham gia tại hội thảo. Ảnh: Quang Phương.

Ngày 19.12, Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT)”.

Hội thảo thu hút hơn 80 tham luận có chất lượng cao của các nhà khoa học đến từ các trường đại học trong và ngoài nước như: Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

PGS. TS Nguyễn Văn Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học GTVT, kiêm Giám đốc Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh, cho biết trong những năm gần đây, phát triển bền vững trong xây dựng và thích ứng với biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề lớn, có tính toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay của tất cả các quốc gia. GTVT cả khía cạnh kỹ thuật xây dựng và tổ chức quản lý vận tải là lĩnh vực tác động chính đến biến đổi khí hậu, chiếm đến 60% lượng phát thải nhà kính trên toàn cầu. Do đó đã trở thành chủ đề nghiên cứu khoa học chính, thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều nhóm nghiên cứu và các nhà khoa học có uy tín.

Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2050, đạt phát thải ròng bằng “0”. Để đạt được mục tiêu bền vững đó thì bên cạnh sự vào cuộc của các nhà quản lý, các doanh nghiệp phải cần đến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu mới từ các nước tiên tiến trên thế giới, tiếng nói từ các nhà khoa học có uy tín trong nước là rất quan trọng.

Tìm giải pháp phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giao thông vận tải -0
PGS. TS Nguyễn Văn Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học GTVT, kiêm Giám đốc Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Phương.

PGS. TS Nguyễn Văn Hùng cho biết hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực GTVT” là hội thảo quốc tế đầu tiên trong chuỗi hội thảo cũng tên, dự kiến được tổ chức hai năm một lần. Hội thảo là diễn đàn trao đổi học thuật, cập nhật các công nghệ, thành tựu mới, đồng thời mở ra cơ hội chia sẻ các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

Bên cạnh đó còn giới thiệu các sản phẩm mới của các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực: cơ khí; sử dụng vật liệu tiên tiến, vật liệu tái chế, vật liệu phát thải cacbon thấp, các công nghệ hiện đại trong xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch và phát triển giao thông bền vững, tổ chức đô thị thông minh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Đánh giá về các tham luận của hội thảo, Phó Giám đốc Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh Phan Công Bằng, ý kiến đó là các nghiên cứu có chất lượng chuyên môn cao, các nghiên cứu này sẽ làm rộng mở hơn các vấn đề, cũng như đa dạng hơn các giải pháp nhằm giúp các nhà quản lý điều hành hiệu quả hơn, và công chúng điều chỉnh hành vi tích cực hơn trong việc phát triển xã hội.

Tìm giải pháp phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giao thông vận tải -0
Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên phát biểu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Quang Phương.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên (Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ): Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu, không riêng của quốc gia nào. Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu tính theo kịch bản nước biển dâng đến năm 2030 khoảng 0,5m thì chúng ta bị mất khoảng 40% diện tích đất của đồng bằng Sông Cửu Long và nếu kịch bản dâng 0,8m thì tại TP. Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều quận, huyện bị tác động mạnh mẽ bởi nước biển dâng.

“Để phát triển bền vững, quan điểm của Chính phủ và những người lãnh đạo làm công tác kinh tế vĩ mô đều dựa trên 3 trụ cột chính: phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền vững về môi trường. Hy vọng qua hội thảo, ban tổ chức sẽ có tổng kết về những kiến nghị của các chuyên gia để kiến nghị với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước để sớm có những quyết định triển khai các kết quả nghiên cứu thành công của các nhà khoa học vào thực tế cuộc sống”, tiến sĩ Kiên ý kiến.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.