Chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực y tế:

Tích cực tháo gỡ vướng mắc trong đấu thầu thuốc

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng thiếu thuốc do vướng mắc, khó khăn trong hoạt động đấu thầu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ người đứng đầu các cơ sở y tế tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện đấu thầu thuốc.

Giao lại quyền chủ động mua sắm của nhà thuốc bệnh viện cho các cơ sở y tế

Quan tâm tới tình trạng các nhà thuốc bệnh viện vẫn còn khó khăn trong đấu thầu thuốc, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nêu thực tế vẫn còn những thời điểm người dân khám bệnh xong nhưng không thể mua thuốc được tại nhà thuốc bệnh viện, làm ảnh hưởng đến việc điều trị. Đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết vướng mắc trong công tác đấu thầu thuốc của nhà thuốc bệnh viện này do đâu và bao giờ sẽ giải quyết được vướng mắc này?

dbnd_br_nguyen-thi-thuy-bac-kanj.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã có rất nhiều giải pháp về chính sách nhằm tháo gỡ vấn đề thiếu thuốc, đặc biệt là Luật Đấu thầu năm 2023 đã có rất nhiều chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động mua sắm, đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế.

Liên quan đến đấu thầu thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, Bộ trưởng cho biết, nhà thuốc bệnh viện do bệnh viện quản lý và tổ chức mua lẻ để bán cho người dân khi có nhu cầu, không phải lấy tiền từ nguồn ngân sách, cũng không phải từ nguồn bảo hiểm y tế và trước đây hoàn toàn do bệnh viện quyết định việc mua sắm này.

"Thế nhưng, Luật Đấu thầu năm 2023 quy định, nhà thuốc bệnh viện cũng phải tổ chức đấu thầu và nhu cầu phát sinh của người bệnh thì rất đa dạng. Chính vì vậy, việc tổ chức đấu thầu của nhà thuốc bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn và các cơ sở y tế cũng đã phản ánh những nội dung này".

dbnd_br_bt.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Trong quá trình xây dựng dự án Luật Dược (sửa đổi), Bộ trưởng Đào Hồng Lan nêu rõ, Bộ Y tế đã tiếp thu ý kiến của các cơ sở y tế và hiện nay trong dự thảo Luật Dược (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này cũng đã giải quyết được vấn đề liên quan tới nhà thuốc bệnh viện.

"Theo đó, dự thảo Luật giao lại quyền chủ động trong vấn đề mua sắm của nhà thuốc bệnh viện cho các cơ sở y tế, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với hoạt động này, trên cơ sở đó, các cơ sở y tế sẽ cung cấp thêm nguồn thuốc phục vụ cho người dân", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chú trọng hơn tới các giải pháp về tổ chức thực hiện

Trao đổi thêm với Bộ trưởng Bộ Y tế về tình trạng thiếu thuốc do vướng mắc trong hoạt động đấu thầu thuốc, ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) cho biết, các nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ trong việc hoàn thiện cơ chế pháp lý thời gian qua cơ bản đã giải quyết được những điểm nghẽn trong hoạt động đấu thầu thuốc nhưng tình trạng thiếu thuốc vẫn còn. “Có phải ở đây là thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận những người có trách nhiệm trong việc thực hiện đấu thầu của các cơ sở y tế này không? Nếu có thì Bộ trưởng đã xử lý như thế nào?”, đại biểu Tô Văn Tám đặt câu hỏi.

dbnd_br_to-van-tam-kon-tum1.jpg
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (Kon Tum) chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đấu thầu thuốc có ba cấp: cấp thứ nhất là mua sắm tập trung ở Bộ Y tế; cấp thứ hai là mua sắm tại tỉnh và giao cho các địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện; cấp thứ ba là các cơ sở y tế.

Trước những vướng mắc vừa qua, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, Quốc hội, Chính phủ đã tháo gỡ rất nhiều. Luật Đấu thầu năm 2023 đã có hiệu lực từ ngày 1.1.2024 nhưng đây cũng là năm đầu tiên triển khai các quy định mới, vì vậy Bộ Y tế đã làm việc với các địa phương và thường xuyên có văn bản hướng dẫn, tổ chức hội nghị trực tuyến, triển khai các hoạt động hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu tại 63 tỉnh, thành phố.

Cũng theo Bộ trưởng, Bộ Y tế nắm bắt được có mấy nguyên nhân tại sao vẫn còn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Nguyên nhânthứ nhất, do các văn bản quy định mới nên vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu cũng như bố trí nhân lực để triển khai thực hiện còn khó khăn. Có những nhân lực đọc các văn bản này còn rất nhiều bỡ ngỡ nên triển khai thực hiện cũng khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, ngoài việc tập huấn cho tất cả các địa phương, Bộ Y tế đang xây dựng sổ tay cẩm nang hướng dẫn về việc đấu thầu thuốc, trong đó sẽ hướng dẫn rất cụ thể, từng bước để các địa phương có đủ năng lực triển khai thực hiện.

dbnd_br_bo-truong-y-te-tra-loi-chat-van.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Nguyên nhân thứ hai, theo Bộ trưởng, vẫn còn những cán bộ chưa dám nghĩ, dám làm, còn e ngại xảy ra sai phạm. Riêng với nội dung này, Bộ Y tế đã có Chỉ thị gửi cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh và trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 24 quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm liên quan tới việc bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

Nội dung này cũng đã được quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và đây là trách nhiệm bắt buộc. Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ người đứng đầu các cơ sở y tế để trong quá trình triển khai thực hiện còn vướng mắc gì nữa thì Bộ cũng sẽ tiếp tục tháo gỡ. “Với tinh thần trách nhiệm của ngành y tế, chúng tôi cũng rất mong muốn các địa phương, các đồng chí giám đốc của các cơ sở khám, chữa bệnh phải tập trung triển khai nhiệm vụ hết sức quan trọng này”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Nguyên nhân thứ ba là khi phân công cho địa phương thực hiện đấu thầu thuốc, có những trung tâm mua sắm tập trung của tỉnh hoặc Sở Y tế triển khai thực hiện thì những cơ sở này lo lắng. “Giờ nhiều trung tâm y tế, bệnh viện tuyến huyện hoặc các cơ sở dưới cũng phải triển khai thực hiện mua sắm thì thực sự, anh em cũng rất khó khăn", Bộ trưởng cho biết. Bên cạnh đó, việc phân bổ nguồn lực lên kế hoạch cũng còn thiếu chủ động.

Nêu giải pháp khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, bên cạnh các chính sách thì các giải pháp về tổ chức thực hiện cũng cần được xem xét và triển khai có hiệu quả.

Chính trị

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao: Đặt niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển giao và làm chủ công nghệ

Cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh: cần đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam trong việc nắm bắt, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện

Sáng 13.11, thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, các đại biểu khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng nay, 13.11.
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Bước đi táo bạo, đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 13.11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất và chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Hậu Giang, Đắk Lắk, Bắc Ninh và Lạng Sơn. 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(Tháng 11.2024) Theo dự kiến, Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15.11 ( dự phòng sáng 19.11.2024) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng giữa các địa phương, không tạo cơ chế “xin – cho”

Sáng 13.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Sáng 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước), với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,35% tổng số đại biểu Quốc hội.