Tích cực phối hợp để các chương trình, chính sách dân tộc sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) vừa có buổi làm việc với tỉnh Hòa Bình về thực hiện công tác dân tộc, công tác triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Tích cực phối hợp để các chương trình, chính sách dân tộc sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả -0
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, năm 2022, UBND tỉnh đã đưa 9 nội dung, nhiệm vụ công tác dân tộc vào Chương trình nhiệm vụ trọng tâm của UBND tỉnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hoàn thành nhiệm vụ công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình, dự án, chính sách đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Đối với Chương trình MTQG phát triển KH-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố phối hợp thống nhất, xây dựng phương án giao, phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Hòa Bình là:1.573.509 triệu đồng, trong đó: Nguồn vốn Trung ương: 1.430.462 triệu đồng; nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương: 143.047 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh 7.706 triệu đồng, vốn ngân sách huyện 135.341 triệu đồng); giao, phân bổ kế hoạch năm 2022 thực hiện Chương trình là: Vốn đầu tư phát triển: 274.535 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 149.025 triệu đồng bảo đảm đúng quy định về tiêu chí, định mức phân bổ theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Để thực hiện nhiệm vụ năm 2023, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh giao 813.580 triệu đồng ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình gồm: Vốn đầu tư phát triển: 361.171 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 452.409 triệu đồng. Hiện nay UBND tỉnh đang giao các sở, ngành có liên quan tổng hợp trình phương án phân bổ chi tiết để thực hiện các dự án thành phần, nội dung của Chương trình trong năm 2023, đồng thời cân đối bố trí vốn đối ứng của ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định.

Hiện nay, các đơn vị, địa phương được giao và phân bổ nguồn vốn năm 2022 đang tổ chức triển khai thực hiện các dự án thành phần, nội dung của Chương trình. Việc giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước của Chương trình năm 2022 còn chậm, đến thời điểm báo cáo mới giải ngân được khoảng 8% vốn kế hoạch giao do đến cuối tháng 5.2022 Trung ương mới có Quyết định giao, phân bổ cho các địa phương và đến tháng 10.2022, tỉnh mới ban hành được cơ bản các văn bản quy định về quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn.

Với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, để triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách dân tộc và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hòa Bình kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức hỗ trợ, quy trình thực hiện, việc phân bổ vốn, công tác đào tạo, tập huấn cán bộ…

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long cảm ơn sự quan tâm của UBDT đối với tỉnh Hòa Bình trong thực hiện chính sách dân tộc. Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình khẳng định ý nghĩa to lớn của Đề án tổng thể và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, cùng với hai Chương trình MTQG còn lại sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các địa phương miền núi, còn nhiều khó khăn, tạo sinh kế, giúp đồng bào DTTS có cơ hội phát triển vươn lên.

Chia sẻ những khó khăn của tỉnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đề nghị tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đầu tư có trọng điểm các Chương trình MTQG hiện nay. Tỉnh cần thống nhất trong hành động, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc nói chung, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng và các Chương trình MTQG khác.

Để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG và các chính sách dân tộc khác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm mong muốn Tỉnh ủy, UBND tỉnh tích cực phối hợp với UBDT để các chương trình, chính sách dân tộc sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Xã hội

Học viên tham gia thực hành nghề nông nghiệp (Ảnh: Minh Hà)
Đời sống

Cao Bằng: Gần 14.000 lao động được tạo việc làm

Với việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, duy trì việc làm cho người lao động; kết nối cung - cầu lao động, giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động, người lao động tìm được việc làm phù hợp... tạo ra dấu ấn đậm nét cho công tác giảm nghèo tại Cao Bằng. 

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Các đại biểu dự tọa đàm
Kinh tế

Tín dụng chính sách xã hội đưa Việt Nam thành hình mẫu về giảm nghèo

Tại tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu khẳng định, nguồn vốn này đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành một hình mẫu về giảm nghèo, về tăng trưởng kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Phát huy hiệu quả mô hình đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách
Đời sống

Phát huy hiệu quả mô hình đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách

Tín dụng chính sách xã hội được biểu hiện như một công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Nhà nước thực hiện giảm nghèo bền vững; giúp hộ nghèo, hộ chính sách tạo sinh kế, nâng cao sức sản xuất, phát triển bền vững; bảo đảm an sinh xã hội. Tại Tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu đều cho rằng, việc phát huy hiệu quả sứ mệnh và vai trò mô hình thiết chế sáng tạo, đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách là đòi hỏi cấp bách trong điều kiện thực tiễn đất nước hiện nay.

Tín dụng chính sách xã hội – bệ đỡ cho đối tượng yếu thế
Xã hội

Tín dụng chính sách xã hội – bệ đỡ cho đối tượng yếu thế

Tín dụng chính sách xã hội được xem là “điểm sáng” và một “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội. Song, trong bối cảnh mới đòi hỏi cách nhìn mới về vai trò của tín dụng chính sách cũng như những quan điểm, giải pháp phát huy tối đa hiệu quả của tín dụng chính sách trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ
Đời sống

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ

Với tâm niệm “đóng góp cho xã hội là một phần bổn phận và là vinh dự của doanh nghiệp”, cùng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chung tay chia sẻ và ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lũ gây ra, T&T Group và Ngân hàng SHB đã đồng hành cùng Bộ Công an trong chương trình triển khai xây dựng 150 căn nhà cho người dân và xây dựng 1 điểm trường cho con em đồng bào miền núi.

Chuyển đổi xanh, tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng của TP. Hà Nội
Giao thông

Chuyển đổi xanh, tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng của TP. Hà Nội

Sáng 9.11, tại Ga S8 - Ga Cầu Giấy, UBND TP. Hà Nội tổ chức lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm (metro) số 3 TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội; cam kết phát triển hệ thống metro thủ đô vì mục tiêu Net Zero (chương trình phát thải ròng bằng 0) năm 2050.

Bắc Giang: Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Đời sống

Bắc Giang: Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Xác định việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em là vấn đề quan trọng cần ưu tiên thực hiện, ngay từ đầu năm 2024, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 4.2.2024 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm an toàn và phát triển toàn diện cho trẻ.

BHXH tự nguyện: “Chìa khóa vàng” để mọi người dân có thể tự tin bước vào tuổi già
Xã hội

BHXH tự nguyện: “Chìa khóa vàng” để mọi người dân có thể tự tin bước vào tuổi già

Với nhiều lợi ích thiết thực và phương thức đóng linh hoạt, bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đang ngày càng thu hút nhiều hội viên nông dân tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An tham gia. Nhờ vào những tích lũy nhỏ qua từng tháng, nhiều người nông dân nơi đây đã bắt đầu tạo dựng cuộc sống an vui khi về già, không còn lo lắng cho tương lai phụ thuộc vào con cháu. Đối với họ, lương hưu giờ đây không còn là ước mơ xa vời.

Toàn cảnh hội nghị
Xã hội

Giao ban trực tuyến về công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Mới đây, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn chủ trì Hội nghị Giao ban trực tuyến toàn ngành về công tác thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và điểm cầu trực tuyến BHXH 63 tỉnh, thành phố.

Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức PBGDPL theo hướng thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm.
Xã hội

Nhiều hoạt động thiết thực, nổi bật

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xác định, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vị trí rất quan trọng nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân và là nền tảng quan trọng cho việc thi hành pháp luật. Vì vậy, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt là trong khoảng thời gian cao điểm từ ngày 1 - 9.11.2024.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm tại một số đơn vị trên địa bàn
Xã hội

Hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho lao động

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) là một trong những dự luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm giai đoạn 2020 - 2023 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã chỉ rõ nhiều bất cập, hạn chế khi triển khai chính sách việc làm, từ đó đề xuất sửa đổi một số quy định trong Luật Việc làm để phù hợp với thực tiễn, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Xã hội

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Góp ý vào Dự thảo Luật việc làm (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ Tám, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cử tri là cán bộ, đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) đã tham gia nhiều nội dung thiết thực. Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng lên 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp, bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho NLĐ khi không có việc làm.

Trao tặng sách cho trường học và trại giam tại Hà Tĩnh
Xã hội

Trao tặng sách cho trường học và trại giam tại Hà Tĩnh

Đáp lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, ngày 8.11, Viện Học tập suốt đời, chương trình Tủ sách Nhân ái đã trao tặng 400 cuốn sách cho Trường THPT Hương Khê, huyện Hương Khê, 250 cuốn sách cho thư viện trại giam Xuân Hà, huyện Thạch Hà.