Thực tiễn đặt ra từ dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Thời gian qua, Chính phủ và Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải đã có nhiều chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình giao thông trọng điểm, đặc biệt là các dự án đường cao tốc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh, UBND tỉnh Cao Bằng đã và đang gặp không ít khó khăn, nhất là về vấn đề huy động vốn.

Nghị trường nóng vấn đề làm đường cao tốc -0
Phối cảnh hầm Đông Khê thuộc dự án Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có chiều dài khoảng 93,35km theo hình thức đối tác công tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1212 từ năm 2020 với tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước 6580 tỷ đồng, chiếm 45,91%, còn lại là vốn Nhà đầu tư, vốn vay và các nguồn vốn huy động khác. Tuy nhiên, dự án rất khó đảm bảo hiệu quả tài chính, hấp dẫn nhà đầu tư và tổ chức tín dụng.

Tại Kỳ họp thứ Sáu, thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, ĐBQH Bế Minh Đức cho biết, trước những khó khăn về huy động vốn, tỉnh Cao Bằng và Nhà đầu tư đã làm việc với ngân hàng sau khi khảo sát và đánh giá dự án nhưng ngân hàng cam kết chỉ cho vay tối đa 3.000 tỷ đồng. Để huy động nguồn lực đầu tư, Khoản 2 Điều 69 của Luật PPP khống chế tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia không vượt quá 50% tổng mức đầu tư dự án PPP. Do đó, dự án PPP ở Cao Bằng rất cần có sự quan tham gia vốn Nhà nước nhiều hơn để đảm bảo tính khả thi khi kêu gọi nhà đầu tư theo phương thức PPP. Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh là ví dụ cụ thể trong việc tăng vốn đầu tư của Nhà nước cho các dự án PPP trên 50% là rất cần thiết, nhằmgóp phần tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tưngân hàng trong tình hình kinh tế hiện nay. Đồng thời là giải pháp đưa các dự án trọng điểm quốc gia (giai đoạn 2020 - 2025) về đích đúng thời hạn đặt ra.

Giao thông

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Giao thông

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 15.11, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...

Các tuyến giao thông được đầu tư đồng bộ mở ra không gian, dư địa phát triển cho vùng cao Bình Liêu
Xã hội

Bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của người dân, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên, triển khai với nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, rốt ráo.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện
Giao thông

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện

Một thực trạng đáng báo động diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là không ít bậc phụ huynh vì nhiều lý do đã mua xe, giao xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) cho con em mình, mặc dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những vụ việc với hậu quả đau lòng…