Thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 29.3, tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân

Trình bày Tờ trình của UBND TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Minh Hải cho biết, nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 7.3.2022. UBND thành phố đã giao Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội là cơ quan lập Quy hoạch tổ chức triển khai lập Quy hoạch Thủ đô theo quy định của pháp luật về quy hoạch tại Quyết định số 1138/QĐ-UBND ngày 4.4.2022.

UBND thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tiểu Ban Chỉ đạo để chỉ đạo, điều hành trong quá trình lập Quy hoạch Thủ đô; ban hành các Kế hoạch triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô... Đồng thời, UBND thành phố đã chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch xây dựng Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô, báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Khóa XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025).

Thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 20250 -0
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải trình bày Tờ trình tại kỳ họp

Bên cạnh đó, thành phố đã chủ trì và chỉ đạo tổ chức hơn 100 cuộc hội thảo, hội nghị, làm việc triển khai công tác lập quy hoạch Thủ đô. Trong quá trình lập Quy hoạch, thành phố đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, các đơn vị đồng hành trên địa bàn, cộng đồng dân cư gợi ý đối với các nội dung lập Quy hoạch Thủ đô nói riêng, phát triển Thủ đô nói chung.

Ngoài ra, cơ quan lập Quy hoạch đã tổ chức lựa chọn Liên danh tư vấn lập Quy hoạch Thủ đô là các cơ quan nghiên cứu, trường đại học hàng đầu trong cả nước ở nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó Trường Đại học Kinh tế quốc dân là đơn vị đứng đầu liên danh. Thành phố đã chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm, trao đổi, thống nhất các nội dung với các tỉnh, thành phố và cơ quan tư vấn lập Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng để cập nhật các nội dung hợp tác vùng vào Quy hoạch Thủ đô, bảo đảm tính thứ bậc trong quy hoạch theo quy định, nhất là việc khớp nối hạ tầng giao thông; đã tiến hành lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành lân cận, các sở, ban, ngành, quận, huyện thị xã và cộng đồng dân cư.

Căn cứ quy định của pháp luật về quy hoạch và căn cứ yêu cầu thực tiễn triển khai việc trình xin ý kiến các cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo, thông qua Quy hoạch Thủ đô cần tiến hành khẩn trương, thực hiện đồng thời các bước cùng với quá trình bổ sung, hoàn thiện nội dung Quy hoạch. Cụ thể, Ban Cán sự Đảng UBND thành phố trình hồ sơ Quy hoạch để Thành ủy báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị vào thời gian đầu tháng 4.2024.

UBND thành phố hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội theo quy định tại Điều 34 Luật Quy hoạch năm 2017.

Làm rõ vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình phát triển 

Trình bày báo cáo thẩm tra, Phó trưởng Ban Đô thị HĐND thành phố Đoàn Việt Cường nhấn mạnh, việc UBND thành phố trình thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là đúng quy định, làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Qua thẩm tra, Ban Đô thị cơ bản thống nhất nội dung Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, đề nghị UBND thành phố báo cáo làm rõ thêm và tiếp tục hoàn thiện để trình Thủ tướng.

Cụ thể, Thủ đô Hà Nội có vị thế, vai trò rất quan trọng trong vùng Thủ đô cũng như cả nước. Do vậy, cần làm nổi bật hơn vị trí, đặc điểm của Thủ đô Hà Nội trong vùng Thủ đô, đánh giá kỹ hơn việc thực hiện chức năng vùng của TP. Hà Nội; làm rõ vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội đối với vùng đồng bằng sông Hồng cùng cả nước.

Về một số vấn đề cụ thể cần quan tâm, Phó trưởng Ban Đô thị HĐND thành phố nhấn mạnh đến công tác rà soát, đánh giá cụ thể các tồn tại, hạn chế để thấy rõ nguyên nhân gốc rễ của điểm nghẽn, nút thắt, từ đó có giải pháp hiệu quả, giải quyết phù hợp. Đặc biệt, là việc thiếu thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ; hạ tầng còn thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng giao thông công cộng chậm phát triển, nhất là đường sắt đô thị; hạ tầng thu gom, xử lý rác thải, xử lý nước thải còn thiếu và yếu; ô nhiễm môi trường…

Thảo luận tại kỳ họp, các đại biểu bày tỏ đồng tình, nhất trí cao với Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, bày tỏ tin tưởng vào sự phát triển của thành phố sau khi quy hoạch được thông qua. Một số đại biểu đề nghị thành phố chú trọng vào quy hoạch giao thông vận tải để xứng đáng với quy mô Thủ đô, lấy sông Hồng làm trung tâm của quy hoạch; quy hoạch đường bộ theo hướng ô bàn cờ; xử lý tốt nước thải để làm sống lại các dòng sông cổ... Một số ý kiến cũng đề nghị cần có đánh giá đầy đủ về thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt; kế thừa và phát triển vào quy hoạch mới này thế nào. Đáng chú ý, có ý kiến đề xuất cần quan tâm đến niên độ quy hoạch, làm cơ sở quan trọng để các cấp ủy lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội...

Sau khi thảo luận, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Nghị quyết được thông qua, HĐND thành phố giao UBND thành phố tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ban Đô thị HĐND thành phố và ý kiến của đại biểu để hoàn thiện nội dung của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trình cấp có thẩm quyền báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy (tháng 5.2024) và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật. Giao thường trực, các ban, tổ đại biểu, đại biểu HĐND thành phố và đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh xem xét, tán thành chủ trương dự kiến thành lập 51 đơn vị hành chính cấp xã
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh xem xét, tán thành chủ trương dự kiến thành lập 51 đơn vị hành chính cấp xã

Sáng nay, 28.4, tại TP. Hạ Long, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh toàn tỉnh đang ra sức thi đua, phát huy nội lực phấn đấu giữ vững vị trí trong top đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách Nhà nước.

HĐND TP. Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề).
Chuyển động

Thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính

Tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) được tổ chức ngày 26.4, HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa X đã thông qua một số nghị quyết quan trọng liên quan đến sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Việc hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam hướng đến hình thành và xây dựng một thành phố Đà Nẵng (mới) đáng sống, không chỉ đối với người dân mà còn đáng sống với nhà đầu tư, người tài và giới tinh hoa.

HĐND tỉnh Bắc Ninh thông qua 6 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

HĐND tỉnh Bắc Ninh thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Ngày 25.4, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 28 (chuyên đề) để xem xét, quyết nghị những nội dung phát sinh thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Hằng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn chủ tọa và điều hành kỳ họp.

Chủ tọa kỳ họp
Hội đồng nhân dân

HĐND TP. Cần Thơ quyết nghị nhiều nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính tại Kỳ họp thứ 20

Ngày 25.4, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, HĐND thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp bách trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội, sắp xếp đơn vị hành chính và quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố.

 Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long
Chuyển động

Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long

Sau ½ ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình nghị sự đề ra và thông qua 13 nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã bày tỏ sự tán thành rất cao đối với chủ trương nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025 và nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long. Qua đó, mở ra một chương mới cho sự phát triển của địa phương cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị
Chuyển động

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị

Thường trực HĐND tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng làm trưởng đoàn giám sát vừa có cuộc làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X
Chuyển động

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy xem xét, quyết nghị một số nội dung cấp bách, quan trọng thuộc thẩm quyền, nhiều vấn đề cấp bách phục vụ nhiệm vụ sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Bí thư Tỉnh ủy Trần Tiến Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vân Anh
Hội đồng nhân dân

Thống nhất phương án sáp nhập HĐND hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh

Thường trực HĐND 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh vừa tổ chức hội nghị họp bàn và thống nhất Đề án sáp nhập Đoàn ĐBQH, HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Việc hợp nhất nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Quang cảnh Phiên họp thứ 53 của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Phòng TT - DN
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề thông qua chủ trương sáp nhập tỉnh

Sáng nay, 22.4, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Phiên họp thứ 53 xem xét nội dung Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Khóa XIV và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền.