Thầy hiệu trưởng của trường học hạnh phúc

Phương châm của thầy Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hội Hợp B (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) là xây dựng trường học hạnh phúc. Khi tạo được tâm lý thoải mái cho giáo viên và học sinh, mọi người được tôn trọng, yêu thương thì sẽ phát huy được năng suất lao động sư phạm cũng như hiệu quả học tập.

Thầy hiệu trưởng của trường học hạnh phúc: -0
 Thầy Mạnh nhảy cùng đồng nghiệp và học trò ở sân trường

Thầy hiệu trưởng của những “kỉ lục nhân văn”

Ngày 26.10.2020, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam thông báo thầy giáo Đào Chí Mạnh được nhận Bằng xác lập Ý chí Kỷ lục Việt Nam với nội dung “Người khống chế bóng bằng chân, bằng đầu, bằng vai khi đi bộ liên tục trong 2 giờ với quãng đường dài 8.525m”. 

Ngày 21/2/2023, lần thứ 2, thầy Mạnh tiếp tục được được vinh danh với kỷ lục “Thầy giáo tâng bóng bằng đầu nhiều lần nhất (2.720 lần, trong 17 phút 45 giây)”.

Được hỏi vì sao thầy quyết tâm đạt được kỷ lục này? Thầy Mạnh đã chia sẻ thật bất

Hiệu trưởng Đào Chí Mạnh: "Giáo viên thời 4.0, hiệu trưởng thời 4.0 thậm chí trưởng phòng thời 4.0 hay cấp cao hơn thì càng áp lực… Chúng ta thường già đi nhanh hơn. Nhiều người nói vui với tôi là từ ngày lên hiệu trưởng ‘nhàu đi trông thấy’ và tôi thấy đúng vậy khi xem lại hình ảnh của mình khi còn là giáo viên…

Thực ra tôi cũng nhìn thấy điều ấy ở các anh, các chị hiệu trưởng khác…. Chúng ta có sang hơn vì ngồi vào chỗ mà trách nhiệm cao chứ thực ra trong lòng ai cũng ngổn ngang bộn bề lo toan.  Và tôi đã đi tìm lời giải cho điều ấy. Giờ vẫn thế, vẫn đang tìm lời giải. Thực sự là tôi không biết lời giải đã đúng chưa nhưng đúng là tôi thấy đỡ hơn rất nhiều". 

ngờ, các kỷ lục đó không đến từ khát khao toả sáng, mà đến từ “hành động tạo động lực cho đồng nghiệp, cho cộng đồng, gây quỹ ủng hộ học sinh”.

Quyết tâm xác lập kỷ lục của thầy Mạnh bắt đầu từ sau sự việc đau lòng ngày 19.10.2019 khi vợ chồng người bạn thân của thầy gặp tai nạn kinh hoàng và tử vong, để lại hai đứa con, một cháu đang học THPT, một cháu đang học tiểu học.

Thấy hoàn cảnh khó khăn của 2 cháu nhỏ, thầy Mạnh đã tăng cường tập luyện để xác lập kỷ lục Việt Nam về tâng bóng đi bộ nhằm kêu gọi sự đồng cảm, lòng nhân ái của các tập thể, cá nhân quyên góp vật chất giúp đỡ các cháu.

Và mới đây, trong giờ ra chơi sáng 5.1.2023, thầy Mạnh với tư cách là hiệu trưởng Trường Tiểu học Hội Hợp B đã có màn tâng bóng bằng đầu với  2.720 lượt liên lục giữa sân trường. Quả bóng di chuyển từ chân, lên gáy, sau đó bật nảy liên tục trên trán của thầy giáo này.

Gần 1.000 học sinh, giáo viên và phụ huynh đứng tập trung ở hành lang các lớp, chứng kiến màn trình diễn của thầy Mạnh. Màn tâng bóng kết thúc, cả trường cùng hò reo, vỗ tay chúc mừng thầy hiệu trưởng.

Thầy hiệu trưởng của trường học hạnh phúc -0
Thầy Mạnh trong một giải chạy phong trào của ngành giáo dục Vĩnh Phúc

Trái tim nhân ái, tâm huyết dành cho học trò

Bắt đầu sự nghiệp giảng dạy chính thức vào năm 2003 và cho đến năm 2009, thầy Mạnh công tác ở Trường Tiểu học Hồ Sơn – Huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Trong thời gian này, với sự đam mê, tâm huyết, thầy đã thắp được ngọn lửa yêu thích toán học, ươm mầm những tài năng.

Lần đầu tiên, sau hơn 50 năm thành lập, Trường Tiểu học Hồ Sơn, ngôi trường ở vùng khó khăn mới có học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán. Thầy Mạnh đã chứng tỏ sự kiên trì của mình, từ bản thân trở thành giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, đến nỗ lực trở thành lãnh đội của nhà trường, của tỉnh. Nhưng không chỉ có môn Toán, thầy đang mang niềm đam mê tiếng Anh, thể thao đến rất nhiều em học sinh. Mà cách làm của thầy rất đặc biệt, đó là bắt đầu từ sự ham học của mình, để truyền động lực cho những người khác.

Thầy Mạnh chia sẻ: Việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu tại trường học được thực hiện theo cách: “mình làm rồi giúp đỡ, chuyển giao dần cho thầy cô (thầy Mạnh luôn thân ái gọi đồng nghiệp là thầy cô)”.

Đối với cha mẹ học sinh thì tăng cường kết nối và làm cho họ hiểu, đồng hành cùng nhà trường. Từng là học sinh đội tuyển ngày còn đi học nên mình hiểu tâm lý được động viên sẽ tạo động lực thế nào nếu trực tiếp thầy hiệu trưởng tham gia.

Năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19, học sinh phải dừng đến trường, thầy đã thành lập 5 lớp (từ khối 1 đến khối 5 mỗi khối một lớp) trên website dạy học trực tuyến do thầy sáng lập. Đã có hàng nghìn học sinh khắp nơi được học cùng thầy.

Hơn 20 năm dạy học, các học trò ở những ngôi trường thầy đã đến: Tiểu học Hội Sơn, Tiểu học Đống Đa, Tiểu học Hội Hợp A, Tiểu học Kim Ngọc, Tiểu học Hội Hợp B, và cả những học trò ở những địa phương khác đã được thầy khơi dậy nghị lực học tập, bồi dưỡng tài năng bằng cả trực tiếp, trực tuyến và gián tiếp. Mà với thầy Mạnh, học sinh nào cũng có tài năng, cũng cần được yêu thương, vun đắp.

Khát khao nâng tầm tri thức

Thầy Mạnh đặc biệt có ý chí tự học. Thầy dạy toán bằng tiếng Anh, tự lập website dạy học trực tuyến, tự mở được chương trình dạy đá bóng cho trẻ em. Tôi trực tiếp chứng kiến thầy Mạnh trăn trở để học các mô hình quản lí hiện đại, nhân văn để áp dụng vào công việc (và thầy đã thành công với mô hình trường học Hạnh phúc ở tiểu học Kim Ngọc, tiểu học Hội Hợp B), và giờ đây thầy vẫn đang trau dồi tiếng Anh, kĩ năng quản lí, tâm lí học đường, tâm lí gia đình … để làm giàu vốn kiến thức, và cho công việc.

Thầy Mạnh có khát khao mãnh liệt trong học tập, nhưng thầy không dừng lại ở việc học cho bản thân. Điều đáng trân trọng và học hỏi đó là thầy “cùng làm, cùng học” với đồng nghiệp. Thầy Mạnh chia sẻ: “…Có rất nhiều việc mình cùng làm, cùng học để tạo động lực cho mọi người. Chẳng hạn, cùng tham gia học tiếng Anh; Toán Tiếng Anh. Khi mình gương mẫu tự học trước giáo viên sẽ hào hứng làm theo.

Khi chuyển công tác đến nơi khác, mình không tham gia ‘Nhóm cùng học’ (nhóm thầy Mạnh xây dựng ở trường tiểu học Kim Ngọc) được nữa, đã có những dòng tin rất xúc động, tiếc nuối  từ đồng nghiệp gửi cho mình”.

Thầy hiệu trưởng của trường học hạnh phúc -0
Thầy Mạnh cùng học trò trong không khí của trường học hạnh phúc

Hạnh phúc là khi đồng nghiệp, học trò hạnh phúc

Với thầy Mạnh, động cơ ban đầu xây dựng trường học hạnh phúc là mong muốn được thoát ra khỏi áp lực; thoát khỏi việc chạy theo thành tích (mà trong đó cũng chưa hẳn là căn cơ, dành cho đa số học sinh).

Áp lực từ một số việc có thể nói là vẫn hình thức, rồi việc giải quyết các mối quan hệ trong nhà trường... Sau đó thầy thấy việc xây dựng trường học hạnh phúc giúp cho thầy cô và học sinh rất nhiều trong việc tổ chức dạy học sáng tạo và năng suất hơn. Thực tế hiệu quả tại Trường Kim Ngọc rồi sau này là Tiểu học Hội Hợp B đã chứng minh điều ấy.

Tất nhiên đây là một hành trình thay đổi, thay đổi rất nhiều từ cán bộ quản lý đến giáo viên, phụ huynh và học sinh. Thầy đã trăn trở tìm ra một lối đi riêng cho ngôi trường mà mình công tác.

Thầy luôn lan tỏa đến đồng nghiệp thông điệp: Chúng ta không thể có kết quả mới trên cách làm cũ. Nếu không có sự khác biệt chắc chắn chúng ta không thể có học sinh vì bây giờ phụ huynh rất thông thái, họ sẽ chọn lựa những ngôi trường tốt, có những điểm mới có những giá trị mới để cho con theo học.

Với thầy Mạnh, trường học hạnh phúc là cơ sở giáo dục mà mối quan hệ giữa các thành tố bên trong và giữa bản thân nó với các thành tố bên ngoài được thực hiện dựa trên 5 nguyên tắc: được yêu thương; được tôn trọng; được an toàn; được hiểu và được có giá trị.

Thoạt nghe thì tưởng chừng như mục tiêu của trường học hạnh phúc là một điều xa xỉ tuy nhiên đây là một việc làm gắn liền với những hoạt động hàng ngày của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh và chủ yếu là thay đổi từ bên trong với những gì đang có sẵn chứ không phải là hành trình đến với những thứ xa vời. No way to happinees, happinees is the way (Không có con đường đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường).

Thầy Đào Chí Mạnh là chiến sỹ thi đua cơ sở nhiều năm liền; là chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; được Chủ tịch UBND tỉnh  Vĩnh Phúc tặng bằng khen; Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng bằng khen; Năm 2022 thầy là 1 trong 40 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc được Thủ tưởng Chính phủ tặng

Thầy Đào Chí Mạnh: "Hạnh phúc trong giáo dục là nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc. Hạnh phúc để tạo động lực phát huy sáng tạo và nâng cao chất lượng.

Tháng 3.2023, thầy Mạnh đã có sáng kiến tổ chức giải chạy “Khoẻ để hạnh phúc và cống hiến”, thầy cùng các cộng sự đã thu hút được hơn 200 hiệu trưởng trong Mạng lưới Quản lí giáo dục không biên giới tham gia giải chạy này, nhằm khơi dậy ý chí và quyết tâm bền bỉ vì sự nghiệp giáo dục của đội ngũ các hiệu trưởng". 

Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.

KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ bức ảnh lịch sử, thời khắc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng của Dương Văn Minh
Giáo dục

Triển lãm ảnh và giới thiệu sách về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc "Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước"

Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"
Giáo dục

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong kỷ nguyên số, người sử dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng không kém những người tạo ra công nghệ. Để chuyển đổi số thành công, cần có những công dân số với đầy đủ kỹ năng để học tập, làm việc, khởi nghiệp và sáng tạo trên môi trường số.

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Giáo dục

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

PGS.TS Hà Minh Hoàng nhận định, các trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, bởi trường đại học là nơi đào tạo tri thức, có thể tạo ra các nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo, tạo ra sản phẩm giải quyết được các vấn đề của xã hội; từ đó giúp công nghệ tiếp cận gần hơn với nhiều người dân.

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025
Giáo dục

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025

Trong khuôn khổ “Hội nghị Thượng đỉnh các trường Đại học châu Á 2025” (THE Asia Universities Summit 2025) diễn ra từ ngày 22-24.4.2025 tại Macau, Đại học Phenikaa xuất sắc lọt TOP 8 giải thưởng THE Awards Asia 2025 - giải thưởng danh giá nhất khu vực châu Á dành cho các cơ sở giáo dục đại học của Times Higher Education (THE).

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên
Giáo dục

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên

Lớp 12A2, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khiến nhiều người phải trầm trồ khi đa số học sinh đều đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 7.0 trở lên và SAT từ 1400 trở lên. Trong đó, có nhiều em đạt cả 2 chứng chỉ với điểm gần tuyệt đối.

High School Help Kit: Hỗ trợ học sinh lớp 9 bước qua giai đoạn "vượt vũ môn"
Giáo dục

High School Help Kit: Hỗ trợ học sinh lớp 9 bước qua giai đoạn "vượt vũ môn"

High School Help Kit là dự án phi lợi nhuận được thành lập bởi một nhóm học sinh đến từ các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP. Hà Nội, nhằm mục đích giúp đỡ phụ huynh và các em học sinh hiểu rõ hơn về kỳ thi chuyển cấp. Từ đó, giúp các em học sinh THCS xác định rõ mục tiêu và lựa chọn phương án ôn tập hiệu quả trên con đường chinh phục giấc mơ.

Đề xuất sinh viên nhóm ngành STEM được vay toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng
Giáo dục

Đề xuất sinh viên nhóm ngành STEM được vay toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán. Dự thảo nêu rõ, mức vốn cho vay tối đa đối với 1 người học bao gồm toàn bộ tiền học phí phải đóng của người học và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng.

Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc sắp xếp, điều động, biệt phái nhà giáo (Ảnh: Quốc Việt)
Giáo dục

Giáo viên được hưởng chính sách mới về chế độ làm việc bắt đầu từ hôm nay 22.4

Giảm định mức cao nhất tới 8 tiết/tuần; chế độ nghỉ đối với giáo viên; quy định về thời gian thực dạy của giáo viên; quy định về số nhiệm vụ tối đa giáo viên được kiêm nhiệm là những nội dung tại Thông tư 05 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính thức có hiệu lực từ hôm nay 22.4.