Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Sáng 31.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) -2
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Làm rõ các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh

Trình bày Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung khoản 2 Điều 1 về các trường hợp không áp dụng Luật Kinh doanh bất động sản, trong đó điểm đ quy định về trường hợp “Tổ chức, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu hợp pháp, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình không nhằm mục đích kinh doanh” do đây là những giao dịch dân sự, không phải là hoạt động kinh doanh bất động sản thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư.

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) -1
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Đồng thời, chỉnh lý khoản 1 Điều 3 về khái niệm kinh doanh bất động sản. Theo đó, đối tượng của hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ bao gồm nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản và phải gắn với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, bảo đảm không chồng chéo với Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉnh lý Điều 5 để làm rõ các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh; quy định tại khoản 1 Điều 9 dự thảo Luật, theo đó “Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản”.

Đề xuất 2 phương án về đặt cọc, thời điểm nhận đặt cọc, số tiền đặt cọc

Về nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai (Điều 23), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, một số ý kiến nhất trí về sự cần thiết quy định về đặt cọc, thời điểm nhận đặt cọc, số tiền đặt cọc tại dự thảo Luật. Một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng trước thời điểm nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh. Một số ý kiến nhất trí chỉ cho nhận đặt cọc khi “nhà ở, công trình xây dựng có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh” và “đã thực hiện giao dịch theo quy định”.

Trên cơ sở ý kiến của Chính phủ, các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất 2 phương án.

Phương án 1: “Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này”.

Phương án này ít rủi ro hơn đối với khách hàng, bên yếu thế trong giao dịch bất động sản, do việc đặt cọc chỉ được thực hiện khi bất động sản đã đủ điều kiện kinh doanh và hai bên đã chính thức ký kết hợp đồng, hạn chế phát sinh tranh chấp. Hạn chế của phương án này là chủ đầu tư không có cơ hội nhận đặt cọc để bảo đảm ký kết hợp đồng với những khách hàng tiềm năng; việc nhận đặt cọc từ những khách hàng đã ký kết hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai không phải là đặt cọc bảo đảm ký kết hợp đồng mà là đặt cọc bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự, không còn quá nhiều ý nghĩa của đặt cọc do trong hợp đồng đã có quy định về việc thu tiền thanh toán giá trị hợp đồng theo tiến độ và điều khoản phạt nếu các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ.

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) -0
Các đại biểu dự Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phương án này được Chính phủ và 15/40 ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan của Quốc hội lựa chọn.

Phương án 2: “Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng. Số tiền đặt cọc tối đa theo quy định của Chính phủ nhưng không vượt quá 10% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, từng loại hình bất động sản”.

Phương án này giúp chủ đầu tư được ký kết hợp đồng đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết với khách hàng tiềm năng trước thời điểm bất động sản đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Hạn chế của phương án này là công trình chưa được khởi công xây dựng dẫn đến khách hàng phải chịu rủi ro; trường hợp chủ đầu tư thực hiện các bước thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, xin cấp Giấy phép xây dựng và thực hiện xây dựng kéo dài hơn cam kết thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, có thể phát sinh tranh chấp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ bổ sung nội dung đánh giá tác động đối với Phương án.

Phương án này được 20/40 ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan của Quốc hội lựa chọn.

Bắt buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất khi chuyển nhượng dự án

Về điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản (Điều 39), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, một số ý kiến nhất trí về việc bắt buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất khi chuyển nhượng dự án. Một số ý kiến nhất trí cần tạo điều kiện cho chủ đầu tư không còn đủ năng lực hoặc không còn mong muốn thực hiện được chuyển nhượng dự án.

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) -3
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, về vấn đề này, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ tư, nhiệm kỳ Khóa XV đã báo cáo các đại biểu Quốc hội 2 phương án:

Phương án 1: Đề nghị bổ sung quy định “Trường hợp chủ đầu tư chuyển nhượng chưa hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ tài chính về đất của dự án, phần dự án chuyển nhượng với Nhà nước thì bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng có thể thỏa thuận để bên nhận chuyển nhượng thực hiện toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên chuyển nhượng chưa hoàn thành; trên cơ sở nghĩa vụ tài chính về đất của dự án, phần dự án chuyển nhượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, bên nhận chuyển nhượng đã ký quỹ tại Kho bạc Nhà nước hoặc được ngân hàng bảo lãnh để bảo đảm hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ tài chính này và các tài liệu này được kèm theo hợp đồng chuyển nhượng”.

Phương án 2: “Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có quyết định giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) của dự án, phần dự án chuyển nhượng đối với Nhà nước thì không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng”.

Qua quá trình nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Luật, để bảo đảm quy định chặt chẽ, ngăn ngừa tình trạng lựa chọn nhà đầu tư không đủ năng lực chuyển nhượng dự án nhằm tìm kiếm lợi nhuận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin giữ như dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm tại khoản 3 Điều 39, theo đó chủ đầu tư chuyển nhượng phải “hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) với Nhà nước đối với dự án, phần dự án chuyển nhượng”.

Chính trị

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Sự kiện nổi bật

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Cuba
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Cuba

Nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Cuba, chiều 26.9 theo giờ địa phương, tại thủ đô La Habana, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Cuba.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự hội đàm chuyên đề về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, năng lượng và y tế
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự hội đàm chuyên đề về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, năng lượng và y tế

Nhân dịp sang thăm, làm việc và chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ủy ban hợp tác liên nghị viện Việt Nam - Cuba, tại Thủ đô La Habana, Chủ tịch Quốc hội chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tham dự Hội đàm chuyên đề về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, năng lượng và y tế.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Triệu Thế Hùng chủ trì các cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với các bộ về sửa đổi Luật Quảng cáo

Ngày 25 - 26.9, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với đại diện 5 Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Y tế, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện chính sách, pháp luật về quảng cáo; góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng chủ trì các cuộc làm việc.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thăm, làm việc tại Tây Ban Nha
Chính trị

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thăm, làm việc tại Tây Ban Nha

Tiếp tục chương trình trao đổi, tìm hiểu kinh nghiệm lập pháp của một số nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch, thể dục thể thao và thanh niên, từ ngày 22 - 25.9, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã thăm, làm việc tại Tây Ban Nha.

Quản lý, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả
Thời sự Quốc hội

Quản lý, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả

Chiều 26.9, tiếp tục Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch vốn năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với ông Trần Đình Văn
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với ông Trần Đình Văn

Chiều 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để xem xét, quyết định về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với ông Trần Đình Văn, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chính trị

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tiếp tục chương trình làm việc với các bộ liên quan về thực hiện chính sách, pháp luật về quảng cáo; góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo, sáng 26.9, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng chủ trì cuộc làm việc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Sáng 26.9, trong chương trình công tác tại Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa, kiểm tra tiến độ triển khai dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà và Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam với Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội Cuba
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà hội đàm với các Ủy ban của Quốc hội Cuba

Nhân dịp tham dự Phiên họp lần thứ nhất Ủy ban hợp tác liên nghị viện Việt Nam - Cuba, tại Thủ đô La Habana, Cuba, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Cuba Vũ Hải Hà chủ trì hội đàm với Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Rolando Patricio, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh José Antonio Carrillo Gómez và Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Cuba - Việt Nam của Quốc hội Cuba Gerardo Hernández.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương bổ sung, cập nhật thông tin, rà soát số liệu, bảo đảm bao quát toàn diện kết quả đạt được

Cho ý kiến về kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương chỉ đạo việc bổ sung, cập nhật thông tin, rà soát các số liệu, bảo đảm báo cáo toàn diện kết quả công tác.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến La Habana, bắt đầu thăm Cộng hòa Cuba
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến La Habana, bắt đầu thăm Cộng hòa Cuba

Theo đặc phái viên TTXVN, vào lúc 21h45 tối 25.9 theo giờ địa phương (sáng 26.9 giờ Hà Nội), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến Sân bay quốc tế Jose Marti ở thủ đô La Habana, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hoà Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.