Thành phố Hồ Chí Minh năng động, nghĩa tình

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Năm mươi năm sau ngày giải phóng, khi nhìn về hành trình phát triển của TP. Hồ Chí Minh, người ta không chỉ thấy một trung tâm kinh tế năng động, một đô thị hiện đại với hạ tầng ngày càng đồng bộ, mà còn thấy một bản lĩnh văn hóa hiển hiện trong từng chuyển động của đời sống cộng đồng.

Nơi giao thoa của các dòng chảy văn hóa

Nói đến TP. Hồ Chí Minh là nói đến một đô thị năng động, hiện đại, nhưng đồng thời cũng là nói đến một không gian văn hóa cởi mở, hội tụ, và thống nhất - nơi phản chiếu rõ nét hình ảnh của một đất nước Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ, mà vẫn không quên cội nguồn, bản sắc.

Ngay từ những ngày đầu sau giải phóng, TP. Hồ Chí Minh đã mang cấu trúc xã hội đặc biệt - nơi cộng cư của hàng triệu người dân đến từ mọi miền đất nước. Họ mang theo phong tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, thói quen, ẩm thực... khác nhau, tạo nên một bức tranh văn hóa phong phú và đa sắc. Chính điều đó, cùng với vị trí địa lý đặc biệt và truyền thống cởi mở của vùng đất phương Nam, đã khiến TP. Hồ Chí Minh sớm định hình như một đô thị đa văn hóa tiêu biểu - không chỉ là nơi giao lưu, mà còn là nơi hội tụ và lan tỏa. Giọng nói, trang phục, món ăn, lối ứng xử của người Bắc, người Trung, người Nam hòa quyện, tạo nên "chất Sài Gòn" rất riêng - nghĩa tình, phóng khoáng, năng động và bao dung.

Sự phát triển văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh không tách biệt mà gắn chặt với đời sống hàng ngày của người dân. Từ các khu phố người Hoa ở Quận 5, Quận 11 đến khu phố của người Chăm ở Quận 8, từ những khu tập thể cũ ở Tân Bình đến các chung cư hiện đại ở quận 7, đâu đâu cũng hiện diện những nét văn hóa riêng biệt nhưng không đối lập. Văn hóa không bị giới hạn trong các nhà hát hay bảo tàng, mà chính là hơi thở của thành phố - có mặt trong từng quán cà phê nghệ thuật, từng buổi biểu diễn đường phố, từng nhóm đọc sách, vẽ ký họa, làm gốm, học đờn ca tài tử...

08vh.jpg
TP. Hồ Chí Minh là một không gian văn hóa mở, nơi các giá trị được tiếp nhận, lựa chọn và biến hóa để phù hợp với tinh thần của đô thị hiện đại. Ảnh: Trịnh Nguyễn

Không ngừng thích nghi và chuyển động, TP. Hồ Chí Minh đã định vị không chỉ là thành phố đa văn hóa về mặt hình thức, mà thực chất là một không gian văn hóa mở, nơi các giá trị được tiếp nhận, lọc chọn và biến hóa để phù hợp với tinh thần của đô thị hiện đại. Có thể nói, chính đặc điểm đa văn hóa đã tạo nên nội lực đặc biệt cho sự phát triển toàn diện của TP. Hồ Chí Minh. Đó là sự đa dạng không chỉ về sắc thái văn hóa mà còn là đa dạng về ý tưởng, lối sống, tư duy và năng lực đổi mới. Đô thị này không ngừng tự làm mới mình, vì trong lòng nó luôn có sự va chạm, tương tác và dung nạp - một cách tự nhiên - các giá trị khác biệt, để rồi từ đó bứt phá và dẫn đầu.

Nhìn từ góc độ văn hóa, TP. Hồ Chí Minh là nơi phản ánh rõ nhất tinh thần thống nhất trong đa dạng của cả nước. Ở đó, quá khứ và hiện tại song hành, các giá trị truyền thống và sáng tạo hiện đại cùng tồn tại; nơi mọi người dân, dù đến từ đâu, cũng tìm thấy một phần mình trong nhịp sống của thành phố - được đón nhận, được sống thật và được góp phần làm nên một bản sắc chung.

Bản sắc địa phương hòa quyện tinh thần quốc gia

Một đô thị chỉ thực sự có chiều sâu và bản sắc khi văn hóa không chỉ hiện diện trong sách vở, bảo tàng hay sân khấu, mà phải trở thành một phần trong đời sống cộng đồng. Với TP. Hồ Chí Minh, điều đó không chỉ là định hướng trong chính sách, mà đã và đang trở thành một thực tiễn sinh động, phong phú, và đầy sáng tạo, thông qua những mô hình văn hóa cộng đồng được nuôi dưỡng từ chính người dân ở từng khu phố, phường/xã.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được triển khai sớm tại TP. Hồ Chí Minh, trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước hình thành môi trường văn hóa cơ sở lành mạnh, tiến bộ. Qua nhiều giai đoạn phát triển, các mô hình như Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Khu phố văn hóa, Câu lạc bộ ông bà cháu, Nhà văn hóa phường - xã, Không gian đọc cộng đồng... không ngừng được làm mới, mở rộng, và quan trọng nhất là gắn với nhu cầu của người dân.

Ở quận Bình Thạnh, mô hình “Câu lạc bộ không rác thải” không chỉ là hoạt động môi trường mà đã trở thành một nét văn hóa ứng xử văn minh đô thị, nơi các hộ dân cùng nhau giữ gìn ngõ phố sạch đẹp, chia sẻ cây xanh, dạy con trẻ thói quen tiết kiệm và sống xanh. Ở Quận 4, mô hình “Phố không rác” rồi được nâng lên thành khu phố “Xanh - Sạch - Đẹp” kết hợp với các chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố vào mỗi cuối tuần, vừa nâng cao ý thức cộng đồng, vừa mang đến một đời sống tinh thần phong phú cho cư dân trong những khu chung cư cũ.

Trong các khu dân cư đông người lao động nhập cư, mô hình “Tổ tự quản văn hóa - an toàn” đã giúp tạo nên một cộng đồng sống gắn bó, sẻ chia, hỗ trợ nhau từ việc học tập đến chăm sóc sức khỏe, từ hoạt động thể thao đến tổ chức trung thu cho trẻ em. Sự tham gia chủ động của người dân chính là yếu tố làm nên sức sống cho những mô hình này. Văn hóa cộng đồng không phải được “áp xuống”, mà được “gieo trồng” từ chính nhu cầu của cư dân.

Đặc biệt, trong bối cảnh đổi mới và chuyển đổi số, TP. Hồ Chí Minh cũng đang từng bước hình thành những mô hình văn hóa cộng đồng hiện đại, như “Phòng đọc mở tại chung cư”, “Tủ sách di động nơi công cộng”, “Không gian văn hóa số” tại các nhà thiếu nhi, thư viện cộng đồng, trung tâm văn hóa... Ở đây, trẻ em có thể tiếp cận sách báo, công nghệ thông tin, trải nghiệm thực tế ảo về lịch sử - ngay trong khu dân cư của mình. Các câu lạc bộ hát dân ca, kể chuyện lịch sử, múa dân gian... không chỉ giữ gìn truyền thống, mà còn truyền cảm hứng mới cho thế hệ trẻ tiếp nối.

Có thể nói, từ các tổ dân phố đến các trung tâm văn hóa, từ thư viện đến vỉa hè, từ chung cư cao tầng đến con hẻm nhỏ - mỗi góc phố ở TP. Hồ Chí Minh đều đang trở thành một tế bào văn hóa sống động, nơi mà bản sắc địa phương hòa quyện với tinh thần quốc gia, nơi văn hóa không ngừng tự đổi mới để phù hợp với nhu cầu con người hiện đại, mà không đánh mất cội rễ truyền thống. Chính những mô hình ấy, âm thầm nhưng bền bỉ, đã tạo nên lớp nền vững chắc cho sự phát triển của thành phố - không chỉ là đô thị lớn về kinh tế, mà còn là đô thị lớn về văn hóa, với “chất” riêng được hình thành từ sự đồng thuận, nghĩa tình và sáng tạo trong cộng đồng.

Hài hòa giữa phát triển và gìn giữ, giữa đổi mới và bản sắc, giữa tốc độ và chiều sâu - đó là bài học lớn mà TP. Hồ Chí Minh đã và đang mang lại cho cả nước trong suốt nửa thế kỷ qua. Và hơn thế nữa, đó cũng là hành trang quý báu để thành phố tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hành trình xây dựng một Việt Nam hùng cường, nhân văn, hiện đại và đậm đà bản sắc.

Văn hóa không phải đi sau phát triển, mà chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững. TP. Hồ Chí Minh, bằng bản sắc văn hóa của mình, đã chứng minh điều đó - một cách âm thầm nhưng mạnh mẽ, bền bỉ mà sáng tạo, và giàu tính nhân văn như chính con người nơi đây.

Trên đường phát triển

AMH
Công nghệ

Vươn mình trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo

TS. Đoàn Duy Khương

Bài ca “Như có Bác trong ngày đại thắng” vang lên hùng tráng trong thời khắc kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước như báo hiệu thời điểm nước ta bước vào kỷ nguyên chuyển mình mạnh mẽ để trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào dịp 100 năm thành lập nước. Cũng trong âm hưởng hào hùng ấy, chúng ta đón bình minh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 5.0, nơi trí tuệ nhân tạo (AI) ở vị trí trung tâm. Đây chính là cơ hội lớn để các đô thị, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh vươn lên khẳng định vị thế mới.

Hải Phòng - Từ trung dũng, quyết thắng đến khát vọng vươn mình
Trên đường phát triển

Hải Phòng - Từ trung dũng, quyết thắng đến khát vọng vươn mình

Trên dòng chảy hùng tráng của lịch sử dân tộc, Hải Phòng - thành phố nơi cửa biển đầu sóng ngọn gió - đã khắc ghi tên mình bằng những chiến công lẫy lừng và ý chí thép, cùng cả nước viết nên thiên anh hùng ca thống nhất non sông. Trong không khí hào hùng những ngày tháng Tư lịch sử, Hải Phòng lại một lần nữa khẳng định khí chất trung dũng, ý chí quyết thắng và khát vọng trở thành đô thị thông minh, trung tâm logistics và công nghiệp hiện đại hàng đầu khu vực.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên
Trên đường phát triển

Thành phố Cần Thơ - nửa thế kỷ chuyển mình

TRƯƠNG CẢNH TUYÊN - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ

Nửa thế kỷ sau đại thắng mùa Xuân 1975, Cần Thơ đã có một hành trình phát triển đầy dấu ấn, chuyển mình từ một đô thị tỉnh lỵ đến một thành phố trực thuộc Trung ương năng động. Cần Thơ tự hào khẳng định vị thế là trái tim kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Cụm tượng đài trung dũng kiên cường
Trên đường phát triển

Từ bản hùng ca lịch sử đến khát vọng vươn tầm

Từ “mảnh đất tuyến lửa” kiên cường trong khói đạn chiến tranh, Long An đã vươn mình mạnh mẽ thành điểm sáng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm mươi năm sau ngày đất nước thống nhất, mạch nguồn “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” vẫn cuộn chảy trong từng công trình, từng đổi thay của quê hương - hun đúc nên một Long An bản lĩnh, sáng tạo, vững bước tương lai.

Bừng sáng khát vọng từ những ngày tháng Tư lịch sử
Trên đường phát triển

Bừng sáng khát vọng từ những ngày tháng Tư lịch sử

Giữa những hồi tưởng hào hùng về đại thắng mùa Xuân 1975, Đồng Nai - vùng đất “trung dũng - kiên cường” - lại một lần nữa tỏa sáng, khi vinh dự được chọn làm điểm tập kết, tập luyện cho đại lễ diễu binh, diễu hành chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những ngày này, trên bầu trời Biên Hòa, từng tốp Su30-MK2, Yak-130, trực thăng mang cờ đỏ sao vàng lần lượt cất cánh, ngân vang trong lòng mỗi người dân Đồng Nai niềm tự hào mãnh liệt. Đất trời như hòa vào nhịp bước rộn rã, khúc ca độc lập như được thắp lại từ những dấu son rực rỡ của quá khứ.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Văn Dương
Trên đường phát triển

Hậu Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 29.4, trong không khí hào hùng, thiêng liêng của những ngày tháng Tư lịch sử, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 – 1.5.2025).

Ngành điện miền Nam “cán đích” 50 công trình 110kV mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
Địa phương

Ngành điện miền Nam “cán đích” 50 công trình 110kV mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam và 50 năm xây dựng, phát triển đơn vị (30.4.1975 – 30.4.2025). Các công trình là biểu tượng cho chặng đường đồng hành cùng sự phát triển của miền Nam, khẳng định vai trò nòng cốt của EVNSPC trong sứ mệnh “Điện đi trước một bước” tại 21 tỉnh, thành phía Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng thuận trong sắp xếp đơn vị hành chính, hợp nhất tỉnh

HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khóa VII vừa thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và hợp nhất tỉnh với TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương. Tỷ lệ đồng thuận gần 99% từ cử tri và 100% đại biểu HĐND tỉnh đã khẳng định quyết tâm chính trị và sự đồng lòng của toàn tỉnh trong công cuộc tổ chức lại bộ máy, mở ra dư địa mới cho sự phát triển vùng Đông Nam Bộ.

Hình ảnh tại triển lãm
Địa phương

TP. Hải Phòng: Khai mạc triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), hôm nay, 28.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng đã khai mạc Triển lãm một số hình ảnh, tư liệu với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui” tại Nhà Triển lãm Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh và Triển lãm thành phố (Số 1 Nguyễn Đức Cảnh, Lê Chân, Hải Phòng).

10 năm liên tiếp (2015–2024), thành phố Hải Phòng duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP ở mức hai con số. Ảnh: TTXVN
Địa phương

Từ “phên dậu” Tổ quốc đến cực tăng trưởng quốc gia

70 năm kể từ ngày giải phóng, từ vùng đất “phên dậu”, "đầu sóng ngọn gió" Hải Phòng đã chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế năng động của miền Bắc và một trong những đầu tàu tăng trưởng của cả nước. Với tầm nhìn chiến lược, quyết sách đột phá và tinh thần kiên cường, thành phố Cảng đang sải những bước dài trên hành trình xây dựng đô thị hiện đại, hội nhập và phát triển bền vững, khẳng định vị thế mới trong bản đồ phát triển Việt Nam hiện đại.

Bắc Giang tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát
Trên đường phát triển

Bắc Giang tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bắc Giang đang dồn toàn lực đẩy nhanh tiến độ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 với mục tiêu hoàn thành cơ bản vào cuối tháng 6 năm nay. Đến nay, tỉnh đã khởi công xây dựng được 84% số nhà được phê duyệt, thể hiện sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền và người dân.

Khánh Hòa hướng tới trung tâm năng lượng sạch quốc gia
Trên đường phát triển

Khánh Hòa hướng tới trung tâm năng lượng sạch quốc gia

Dự kiến sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận thành một đơn vị hành chính mới mang tên Khánh Hòa mở ra cơ hội phát triển đột phá. Với định hướng chiến lược dựa trên ba trụ cột kinh tế là công nghiệp công nghệ cao, du lịch biển chất lượng và năng lượng tái tạo, tỉnh Khánh Hoà mới kỳ vọng trở thành cực tăng trưởng mới của cả nước và trung tâm năng lượng sạch tầm quốc gia

Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi gia đình anh Y Luyên Dinh yên tâm phát triển kinh tế
Xã hội

Ngân hàng CSXH Krông Bông "điểm tựa" giúp nông dân giảm nghèo bền vững

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Đắk Lắk, Krông Bông có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi cao hơn mặt bằng chung. Thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Krông Bông đã phát huy vai trò là “điểm tựa” quan trọng, kịp thời đưa dòng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng, góp phần hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện

Ngày 26.4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của thành phố trong giai đoạn 1975-2025, đồng thời giao lưu với các nhân vật gắn với các sự kiện, hoạt động này.