Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Chiều nay, 12.10, tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 18, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật đã thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp

Tham dự phiên họp có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; các thành viên Ủy ban Pháp luật; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và một số tỉnh, thành phố…

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 101/2023/QH15, trong đó giao Chính phủ tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư, đầu tư công… và các lĩnh vực khác đã được các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kiến nghị, đề xuất hoặc có nhiều vướng mắc được các địa phương, người dân kiến nghị.

"Việc rà soát phải đáp ứng yêu cầu xác định cụ thể những quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, vướng mắc trong các luật và văn bản dưới luật có liên quan để báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh. 

Báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ, việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã huy động được sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân từ Trung ương đến địa phương.

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo tại phiên họp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, quá trình rà soát có sự phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ với các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan. Các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương đã tổ chức rà soát cơ bản đầy đủ đối với những văn bản thuộc đối tượng và phạm vi rà soát. Việc tổng hợp, phân loại, nghiên cứu, cho ý kiến độc lập và việc đề xuất xử lý đối với kết quả rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, hiệp hội và phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bài bản.

Trình bày ý kiến nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Pháp luật về nội dung này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Đỗ Đức Hiển nêu rõ, các cơ quan của Quốc hội đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực và trách nhiệm của Chính phủ trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 101/2023/QH15.

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Đỗ Đức Hiển trình bày ý kiến nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Pháp luật

Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, phạm vi rà soát mà Chính phủ đã thực hiện cơ bản bám sát yêu cầu của Nghị quyết. Đối với mỗi lĩnh vực thuộc phạm vi rà soát, các văn bản được rà soát cơ bản đầy đủ và bảo đảm tính hệ thống từ luật, nghị quyết, pháp lệnh tới các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Tại phiên họp, các đại biểu cơ bản đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ và nhất trí với ý kiến nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Pháp luật; đồng thời tập trung cho ý kiến về phạm vi rà soát; nguyên tắc, phương pháp rà soát; kết quả rà soát đối với các lĩnh vực trọng tâm; một số tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật và chỉ ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế…

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Quang cảnh phiên họp

Các đại biểu cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất giúp hoàn thiện Báo cáo, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện pháp luật, hạn chế ở mức thấp nhất tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế

Thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế và tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, chi phí hợp lý cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta.

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, phương án phân bổ chi ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường; đồng thời tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8.11.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024

Tối 4.11, tại Hà Nội, dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 20

Chiều tối 4.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về phê chuẩn việc thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết số 1265/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về việc giao Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Khóa XV tỉnh Khánh Hòa.

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng)
Thời sự Quốc hội

Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt

Tiếp tục phiên thảo luận chiều nay, 4.11, các đại biểu Quốc hội cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là "anh cả đỏ", là "đầu đàn", nhưng vướng nhiều về mặt cơ chế, thủ tục, rất cần được “cởi trói” để có đường ray tốt, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt.

ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên)
Thời sự Quốc hội

Tổng kết việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phân luồng học sinh

Tiếp tục thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, một số đại biểu đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới

Để đạt được mục tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện các kịch bản nhằm chủ động và kịp thời phản ứng với các mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề

Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định)
Thời sự Quốc hội

Nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng, đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý.

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, sáng nay, 4.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận ở Hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết và một số nội dung khác.