Thái Bình: Dây chuyền xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải mới 100%

Dây chuyền, máy móc mới 100%, nhà đầu tư có kinh nghiệm tại các dự án với công nghệ tiên tiến, sử dụng đất tiết kiệm… là những điều kiện để xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Thái Bình.

Thái Bình yêu cầu công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải mới 100% -0
Nhà máy đốt rác Tiền Phong, Thái Bình. (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Lại Văn Hoàn vừa ký Công văn số 1091/UBND-NNTNMT ngày 11.4.2023 gửi các sở, ngành, UBND cấp huyện, đặt ra yêu cầu về công nghệ bảo đảm môi trường trong đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt (gọi tắt là Nhà máy).

Công văn nêu rõ: Hiện nay, việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn chưa bảo đảm theo quy định, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải nghiên cứu đầu tư xây dựng Nhà máy công nghệ hiện đại thay thế các khu xử lý không hợp vệ sinh, giảm ô nhiễm môi trường.

Để thu hút đầu tư, thống nhất lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng Nhà máy trên địa bàn, UBND tỉnh yêu cầu về công nghệ phải bảo đảm quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT về hướng dẫn thi hành Luật.

Cụ thể, các điều kiện về công nghệ gồm: Có khả năng tiếp nhận, phân loại chất thải, xử lý mùi, nước rỉ rác, khí thải; linh hoạt trong kết hợp các công nghệ khác, xử lý các loại chất thải rắn khác nhau; có khả năng mở rộng công suất, thu hồi năng lượng, xử lý các chất thải thứ cấp; tiết kiệm năng lượng.

Quy mô xử lý phải phù hợp với công suất dự án đầu tư; khả năng tự động hóa cao, hạn chế tối đa sử dụng lao động thủ công. Phải xử lý được toàn bộ thành phần chất thải rắn sinh hoạt, có phương án tái sử dụng, tái chế các thành phần có ích, tỷ lệ chôn lấp theo quy định.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu công nghệ đã được ứng dụng thành công (ứng dụng vào các nhà máy vận hành thương mại có hiệu quả kinh tế xã hội tại Việt Nam hoặc các nước khác); đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thiết bị xử lý, tái chế chất thải và phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị phải bảo đảm mới 100%; tuổi thọ, độ bền của thiết bị, máy móc chính đáp ứng thời gian hoạt động của dự án. Nguồn gốc, xuất xử công nghệ và thiết bị rõ ràng; có tính đồng bộ, có khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, bảo đảm tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ.

Nhà máy bảo đảm tiết kiệm diện tích sử dụng đất với chỉ tiêu diện tích sử dụng đất xây dựng cơ sở xử lý không được vượt quá 0,05ha/1.000 tấn năm (không bao gồm diện tích bãi chôn lấp chất thải sau xử lý, diện tích dự phòng mở rộng nếu có và diện tích tổ chức khoảng cách an toàn môi trường của bản thân cơ sở xử lý chất thải rắn.

Về phía nhà đầu tư, phải là chủ công nghệ hoặc có hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định; có kinh nghiệm đầu tư, xây dựng, vận hành dự án Nhà máy với công nghệ tiên tiến.

Địa phương

Trao quyết định cho Tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang
Sự kiện nổi bật

Bà Hà Thị Nga giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang

​​​​​Chiều 29.10, tại Hội trường Tỉnh ủy Tuyên Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã thay mặt Bộ Chính trị chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Công an huyện Sơn Động thực hiện lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”
Địa phương

Công an huyện Sơn Động thực hiện lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Khắc ghi lời căn dặn“Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời gian qua, Công an huyện Sơn Động đã quán triệt, triển khai nhiều biện pháp công tác nhằm phát huy truyền thống “Công an Sơn Động vì nước, vì dân, tận tâm, tận lực”, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.

Công ty TNHH Mỹ Hiền Tân Thạnh chuyên trúng thầu tiết kiệm ngân sách “siêu thấp” tại Tân Phước, Tiền Giang
Địa phương

Công ty TNHH Mỹ Hiền Tân Thạnh chuyên trúng thầu tiết kiệm ngân sách “siêu thấp” tại Tân Phước, Tiền Giang

Công ty TNHH Mỹ Hiền Tân Thạnh có trụ sở tại tỉnh Long An nhưng tất cả gói thầu doanh nghiệp này tham gia và trúng đều tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Có ngày doanh nghiệp này trúng 6 gói thầu với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách "siêu thấp", chỉ từ 0,3-0,6%.

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa
Trên đường phát triển

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cao Bằng, quá trình triển khai cuộc vận động đã có nhiều kết quả tích cực, người dân từng bước thay đổi nhận thức, hàng Việt được đưa đến người tiêu dùng tại vùng sâu, vùng xa với chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

BIDV Chi nhánh Bắc Giang: Nỗ lực kinh doanh, tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội
Địa phương

BIDV Chi nhánh Bắc Giang: Nỗ lực kinh doanh, tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Bắc Giang là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, BIDV Chi nhánh Bắc Giang không chỉ khẳng định vai trò chủ lực trong hoạt động huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn vay cho người dân mà còn thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội, chung tay vì cuộc sống cộng đồng, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo.

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc
Trên đường phát triển

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc

Từ những kết quả đạt được trong thực hiện đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển chế biến nước mắm giai đoạn 2022 - 2024, Sở Công Thương Kiên Giang tiếp tục xây dựng đề án “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển chế biến sản phẩm từ nông sản, thủy sản giai đoạn 2025 - 2027”.

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn
Trên đường phát triển

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn

Phát huy vai trò của các HTX nông nghiệp trong tổ chức lại, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, ngành nông nghiệp Long An đã phối hợp củng cố các HTX nông nghiệp đã thành lập trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC); xây dựng HTX điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC… Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, chứng nhận hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP... như những "tấm vé thông hành” giúp nhiều nông sản từng bước tạo dựng được thương hiệu, chinh phục các thị trường lớn.

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững
Trên đường phát triển

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững

Với mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Long An hình thành 125.000ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu… Việc khởi động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ là bước khởi đầu cho sản xuất lúa theo hướng bền vững.

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận
Trên đường phát triển

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, chanh, thanh long, rau) và 2 con (con bò, con tôm). Hiệu quả bước đầu của các mô hình đã góp phần quan trọng thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của nông dân, từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Qua đó, giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận cho các hộ tham gia.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải
Diễn đàn

Kịp thời sửa đổi, bổ sung các nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, với GRDP tăng 6,45% so với cùng kỳ. Tỉnh đã phê duyệt 12 dự án đầu tư mới, tổng vốn 2,239,3 tỷ đồng, đồng thời phát triển đô thị, cung cấp thương mại điện tử và kết nối quốc tế. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về các hoạt động của HĐND tỉnh trong việc ban hành các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội và phân bổ ngân sách năm 2024.

BHXH huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai: Tuyên truyền về BHXH, BHYT cho cán bộ hội viên hội phụ nữ
Địa phương

BHXH huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai: Tuyên truyền về BHXH, BHYT cho cán bộ hội viên hội phụ nữ

Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm Mỹ vừa phối hợp với Ban thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Cẩm Mỹ tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho hơn 200 cán bộ ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ cấp xã và chi hội trưởng phụ nữ ấp và khu phố trên địa bàn huyện.

Một góc huyện Quan Sơn, Thanh Hóa
Địa phương

Bài cuối: Tiếp tục hoàn thiện chính sách để phù hợp thực tiễn

Quá trình thực hiện Chương trình 1719, tỉnh Thanh Hóa đã có rất nhiều cách làm bài bản, linh hoạt, sáng tạo để phát huy tính chủ động của các địa phương trong thực hiện chính sách; tuy nhiên, nhiều nội dung vẫn khó hoặc chậm triển khai do Trung ương phân bổ vốn muộn và chậm ban hành văn bản hướng dẫn...