Tạo xung lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam với Argentina, Đông Uruguay

Nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới CH Argentina và CH Đông Uruguay từ ngày 23-28.4, phóng viên TTXVN tại Buenos Aires đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ nước ta tại Argentina kiêm nhiệm Uruguay Dương Quốc Thanh về ý nghĩa chuyến thăm cũng như những kỳ vọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và hai quốc gia Nam Mỹ này.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), lên đường thăm chính thức Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Argentina và Cộng hòa Đông Uruguay. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu tới CH Argentina và CH Đông Uruguay lần này?

Chuyến thăm chính thức CH Argentina và CH Đông Uruguay lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và hai nước Nam Mỹ nói trên đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Argentina (25.10.1973 - 25.10.2023) và 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Đông Uruguay (11.8.1993 -  11.8.2023). Có thể khẳng định, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là điểm nhấn quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động kỷ niệm này. Đây cũng là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của lãnh đạo Việt Nam đến Argentina kể từ năm 2010 và đối với Đông Uruguay là kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Argentina là một trong ba nước Mỹ Latinh đầu tiên, sau Cuba và Chile, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trước khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất năm 1975. Khi đó Argentina do Tổng thống Juan Peron lãnh đạo - ông là chính khách cánh tả nổi tiếng không chỉ ở Argentina mà còn trong cả khu vực. Từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, hai nước đã mở Đại sứ quán tại thủ đô của nhau và quan hệ song phương ngày càng phát triển tốt đẹp, toàn diện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và giao lưu nhân dân. Năm 2010, hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, mở đường cho sự tăng trưởng vượt bậc trong quan hệ thương mại với tổng kim ngạch song phương tăng từ 918 triệu USD trong năm 2010 lên 4,8 tỷ USD vào năm ngoái, đưa Việt Nam lên vị trí đối tác thương mại quan trọng thứ 4 của Argentina tại châu Á và đưa Argentina trở thành bạn hàng quan trọng thứ 3 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh.

Trong tổng thể mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, ngoại giao nghị viện đóng một vai trò nổi bật với các chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An năm 2006 và của các Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân và Đỗ Bá Tỵ vào năm 2014 và 2018. Các chuyến thăm này đã tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước, chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của nghị viện trong các hoạt động lập pháp và giám sát cũng như góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế hai nước.    

Trong bối cảnh quốc tế thay đổi nhanh chóng khó lường như hiện nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và Argentina được coi là một hình mẫu tốt đẹp của quan hệ Nam-Nam và sẽ có nhiều dư địa để phát triển. Hai nước có nhiều thế mạnh có thể bổ sung cho nhau, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng, khoa học công nghệ. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lần này với thành phần đoàn đa dạng gồm nhiều lãnh đạo bộ, ngành, địa phương sẽ tạo đà cho hai nước tận dụng tốt hơn tiềm năng của mình, đưa quan hệ ngày càng thực chất và hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân, vì hòa bình, ổn định tại mỗi khu vực cũng như trên thế giới.

Đối với CH Đông Uruguay, một quốc gia ở khu vực Nam Mỹ chỉ với hơn 3 triệu dân nhưng có thu nhập đầu người cao nhất khu vực và đang đi đầu về tự do thương mại trong Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), hai bên cũng chia sẻ nhiều lợi ích chung về kinh tế cũng như ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lần này không chỉ thúc đẩy quan hệ hai nước nói chung, quan hệ nghị viện song phương nói riêng mà còn có điểm nhấn nghị viện đa phương với cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội nước ta với Chủ tịch nghị viện khối Mercosur và các Phó chủ tịch đại diện cho các nước thành viên của khối. Phía Uruguay cũng bày tỏ sự trân trọng đặc biệt với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với việc Hội đồng thành phố thủ đô Montevideo sẽ trao tặng danh hiệu Công dân Danh dự của thành phố cho đồng chí Vương Đình Huệ. Cùng với đó, phía bạn cũng nhiều lần bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ với các địa phương của Việt Nam.  

Xin Đại sứ chia sẻ thêm về kỳ vọng của các nước đối với chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ?

Việt Nam cùng với Argentina và Đông Uruguay chia sẻ mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện tương xứng với khả năng của mỗi nước. Khó khăn xa xôi về địa lý và khác biệt về ngôn ngữ dẫn đến thông tin và hiểu biết về nhau chưa phong phú và sâu sắc, do đó nhiều cơ hội và tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và hai quốc gia Nam Mỹ này chưa được khai thác hết. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lần này là một bước quan trọng đưa Việt Nam xích lại gần hơn với Argentina và Đông Uruguay nói riêng và với các nước Nam Mỹ nói chung, qua đó giúp triển khai hiệu quả chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa trong lĩnh vực kinh tế thương mại, nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu. Chuyến thăm cũng đáp ứng mong muốn của hai nước Nam Mỹ này trong việc tăng cường quan hệ kinh tế với khu vực châu Á mà Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối đáng tin cậy. Tôi tin tưởng rằng chuyến thăm sẽ đáp ứng được kỳ vọng của các bên, tạo xung lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam với hai quốc gia Nam Mỹ quan trọng này.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Thời sự Quốc hội

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam Men Sam An Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam

Sáng nay, 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức và tham dự hai hội nghị quốc tế tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.