Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi):

Tạo thuận lợi nhất cho nhân dân và cơ quan tổ chức trong tiếp cận dịch vụ công chứng

Chiều 28.8, tiếp tục chương trình Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần thứ 6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Cơ bản nhất trí với nhiều nội dung tiếp thu trong dự thảo Luật, các đại biểu cũng góp ý hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng tạo thuận lợi nhất cho Nhân dân và cơ quan tổ chức trong tiếp cận dịch vụ công chứng, dịch vụ chứng thực có liên quan, bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng miền.

Nghiên cứu quy định loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh được áp dụng với văn phòng công chứng

Khoản 1, Điều 20 dự thảo Luật quy định, văn phòng công chứng phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn. Góp ý vào nội dung này, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị cân nhắc thêm tính thực tiễn của quy định này với lý do: việc quy định văn phòng công chứng phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên nhằm bảo đảm hoạt động được liên tục, ổn định của Văn phòng Công chứng, tuy nhiên, quy định này cần xét đến khía cạnh vùng sâu, vùng xa, địa bàn rộng, chia cắt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; địa bàn chưa phát sinh nhiều hợp đồng dân sự, kinh tế… công việc chỉ cần một công chứng viên hành nghề là đủ thì việc đáp ứng điều kiện “có từ hai thành viên hợp danh trở lên” để thành lập văn phòng công chứng là vấn đề khó do không bù đắp được chi phí, dễ dẫn đến việc hợp danh hình thức, cản trở việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng mà thực chất là cản trở sự tiếp cận dịch vụ công của người dân.

Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân mua bán người
Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Mặt khác, đại biểu Dương Khắc Mai cũng nhấn mạnh, cần bảo đảm sự đồng bộ, bình đẳng hơn giữa các văn phòng công chứng khi hiện nay nhiều Phòng Công chứng Nhà nước chỉ có một công chứng viên. Từ đó, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị đánh giá, nghiên cứu thêm đối với quy định này; cần cân nhắc tính đặc thù về địa bàn, dân cư, mức độ phát triển để bổ sung quy định việc thành lập Văn phòng công chứng do một công chứng viên đứng ra thành lập.

Quy định rõ hơn về phân loại tàu bay không người lái
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Từ thực tế nhiều địa phương không có tổ chức hành nghề công chứng, một số đại biểu cũng đề nghị nên quy định theo hướng cho phép thành lập các tổ chức hành nghề công chứng tư nhân theo mô hình 1 công chứng viên, nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ công chứng cho người dân. Trước băn khoăn về việc văn phòng công chứng chỉ có một công chứng viên hành nghề không bảo đảm được hoạt động liên tục của văn phòng, ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) cho rằng đây không phải vấn đề lớn vì trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, cộng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì người sử dụng dịch vụ công chứng hoàn toàn có thể đặt lịch hẹn, văn phòng công chứng và công chứng viên có thể công khai thời điểm cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân trong việc đăng ký dịch vụ.

Các ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An), Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình)… cũng đề nghị nên sửa đổi quy định trên theo hướng cho phép văn phòng công chứng được tổ chức theo 2 loại mô hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Đại biểu Đặng Bích Ngọc nêu lý do, theo quy định tại Điều 177, 188 của Luật Doanh nghiệp, cả hai loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân tuy có sự khác nhau về số lượng thành viên làm chủ doanh nghiệp, nhưng có sự giống nhau là chủ doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động, nghĩa vụ của doanh nghiệp. Về mặt mô hình, cả hai loại hình doanh nghiệp này đều có thể tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn.

Tạo thuận lợi nhất cho nhân dân và cơ quan tổ chức trong tiếp cận dịch vụ công chứng -0
Đại biểu Quốc hội Trần Nhật Minh (Nghệ An) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu Trần Nhật Minh cho rằng, việc loại bỏ mô hình doanh nghiệp tư nhân đối với văn phòng công chứng không chỉ hạn chế quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh của văn phòng công chứng mà còn gây khó khăn trong tổ chức hoạt động của văn phòng công chứng. Thực tế cũng đã chứng minh, công ty hợp danh không phải mô hình tối ưu được các tổ chức hành nghề công chứng lựa chọn bởi vì yếu tố hợp danh có thể bị phá vỡ khi có công chứng viên hợp danh chết, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc không tiếp tục hành nghề dẫn đến văn phòng công chứng không hoạt động được.

Hơn nữa, quy định về văn phòng công chứng phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên cũng làm hạn chế việc triển khai chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng một cách có hiệu quả, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, đại biểu Trần Nhật Minh cũng đề nghị, cần nghiên cứu quy định việc chuyển đổi các phòng công chứng hiện có tại những địa bàn cấp huyện phát triển các văn phòng công chứng về những địa bàn cấp huyện chưa phát triển các văn phòng công chứng.

Không nên quy định công chứng viên có nghĩa vụ gia nhập Hội Công chứng viên tại địa phương

Điểm h, khoản 2 Điều 16 dự thảo Luật quy định công chứng viên có nghĩa vụ “gia nhập Hội Công chứng viên tại địa phương nơi muốn hành nghề và duy trì tư cách hội viên trong suốt quá trình hành nghề công chứng tại địa phương đó”. ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) đề nghị không quy định đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với công chứng viên mà chỉ nên quy định là quyền của công chứng viên.
Theo đại biểu, việc quy định công chứng viên có nghĩa vụ phải tham gia vào Hiệp hội Công chứng như dự thảo Luật là không phân biệt được về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các thành viên Hiệp hội Công chứng với các công chứng viên tham gia vào Hiệp hội công chứng.

Cần bổ sung khái niệm và giao giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu nhấn mạnh, Hiệp hội Công chứng là tổ chức xã hội nghề nghiệp được hình thành và hoạt động theo cơ chế tự nguyện tham gia của các công chứng viên. Các công chứng viên tham gia Hiệp hội Công chứng là tự nguyện, không bị bắt buộc và không bị giới hạn trong phạm vi địa hạt hoạt động. Hiệp hội Công chứng có thể lên danh sách các hội viên, nhưng việc họ có đóng phí hay không, có tham gia các các hoạt động hay không là sự tự nguyện của các công chứng viên.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà cũng đề nghị bỏ quy định tại khoản 1, Điều 13 dự thảo Luật “công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng khi bị xóa tên khỏi danh sách hội viên Hội công chứng viên hoặc bị khai trừ ra khỏi Hội công chứng viên”.

Chính trị

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh
Thời sự Quốc hội

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh

Để ngăn chặn tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức sáng 24.11, các đại biểu cho rằng, rất cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, phiên họp của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Chính trị

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, phiên họp của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Từ ngày 21 - 24.11.2024, theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia

Chiều nay, 24.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong.

Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc
Sự kiện nổi bật

Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Sáng 24.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary, Chủ tịch Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 23.11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia - Ảnh Doãn Tấn/TTXVN
Sự kiện nổi bật

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia

Ngày 23.11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) tại Đại sứ quán Việt Nam nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA, qua đó hỗ trợ cũng như góp phần tháo gỡ những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại Campuchia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.