Hà Giang:

​​​​​​​Tạo sức hút để bảo tồn nghề dệt lanh truyền thống

Kế thừa và gìn giữ nghề dệt truyền thống tổ tiên để lại, phụ nữ Mông xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, Hà Giang đang phát huy nghề dệt vải lanh truyền thống, kỹ thuật thêu ghép vải, vẽ sáp ong, nhuộm... để đưa vào các sản phẩm mới phù hợp với thị trường và thu hút khách du lịch.

41 công đoạn mới làm ra sản phẩm dệt lanh truyền thống

Từ xa xưa, tất cả quần áo của người Mông đều được làm từ vải lanh. Người Mông rất tự hào về trang phục làm bằng tay của mình và những chiếc váy lanh xếp nhiều ly của phụ nữ có vẻ đẹp đặc biệt. Vào dịp tết, lễ hội, chợ phiên, đám cưới, mọi người mặc những bộ quần áo đẹp nhất, đây cũng là cơ hội thể hiện sự khéo léo, chăm chỉ của người phụ nữ.

Người Mông cũng sử dụng vải lanh trong thờ cúng và tặng vải lanh trong các dịp cưới xin. Cô dâu bắt buộc phải mặc váy vải lanh do mẹ chồng tặng khi về nhà chồng. Con cái cũng thể hiện lòng tôn kính đối với cha mẹ già bằng việc chuẩn bị vải lanh và trang phục may bằng vải lanh sẵn sàng cho lúc họ nằm xuống…

​​​​​​​Tạo sức hút để bảo tồn nghề dệt lanh truyền thống -3
Truyền thống dệt vải lanh vẫn được phụ nữ Mông xã Lùng Tám giữ gìn

Truyền thống này cho tới nay vẫn được gìn giữ tại xã Lùng Tám. Bà Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm Hợp tác xã Lanh Lùng Tám cho biết: Toàn bộ quy trình dệt vải lanh kéo dài đến 7 tháng (từ lúc gieo trồng cho đến khi dệt xong vải) và rất tốn công lao động. Vào đầu tháng 5 khi gieo ngô, đồng bào dành một mảnh đất màu mỡ để trồng lanh. Hạt lanh thường được cất giữ từ mùa trước, những hạt tốt nhất được đập và tách vỏ. Người ta gieo hạt rất dày, ít khoảng trống, để các cây lanh khi lớn lên sẽ thẳng, gầy và ít nhánh. Những cây thân mảnh sẽ cho sợi lanh chất lượng tốt hơn.

Hai tháng rưỡi sau khi gieo trồng, lanh sẽ cao khoảng 2m và thu hoạch được. Sau khi thu hoạch, đồng bào bỏ lá, cành nhỏ, phơi thân cây từ 10 - 14 ngày cho đến khi thật khô. Sau đó, các cây lanh được chia ra thành từng bó dài. Để làm sợi lanh, đồng bào Mông bẻ ở đoạn giữa thân cây và tước vỏ ra khỏi lõi. Từ mỗi cây lanh tước ra được 8 - 12 sợi lanh, sợi dài nhất khoản 1.6m. Các sợi lanh sẽ được bó thành từng bó và được giã dập để loại bỏ những phần cứng của vỏ cây.

Việc nối các sợi lanh với nhau mất rất nhiều thời gian. Phụ nữ Mông tẽ đôi một đầu sợi lanh khoảng 10cm rồi nối vào đầu một sợi khác bằng cách xoắn chặt lại với nhau, giấu thật khéo chỗ nối. Họ thường cuốn sẵn những cuốn sợi lanh quanh bụng và tay, tận dụng mọi thời gian rỗi để nối lanh. Để các sợi được bền, người ta dùng một khung quay hình bánh xe bằng gỗ có đường kính khoảng 70cm. Bánh xe có thể chuyển động khi đạp các bàn đạp rất thô sơ làm bằng tre…

​​​​​​​Tạo sức hút để bảo tồn nghề dệt lanh truyền thống -1
Có 41 công đoạn từ trồng cây lanh tới khi hoàn thành một sản phẩm dệt

Cuối cùng, sợi lanh được cuốn vào các thanh tre ngắn và đưa vào căng sợi dọc cho khung dệt. Khung dệt truyền thống của người Mông là loại gỗ đơn, có cấu trúc khá đơn giản, luôn được kéo căng bằng một đai buộc quanh lưng người thợ dệt. Khổ vải dệt khá hẹp, chỉ khoảng 30 - 35 cm. Khi dệt xong, vải phải được giặt đi giặt lại nhiều lần trong vòng 1 tháng cho đến khi trắng như yêu cầu. Cuối cùng, vải lanh sẽ được lăn giữa một khúc gỗ to và một phiến đá lớn để có độ phẳng và mịn…

Bà Vàng Thị Mai cho biết, với 41 công đoạn làm ra sản phẩm, người học dệt vải mất ít nhất 2 năm, dưới sự dìu dắt của nghệ nhân, dạy cách nối từng sợi, cách quay sợi, dệt vải, nhuộm màu để tạo một tấm vải đẹp…

Chinh phục khách du lịch và thị trường

Người Mông ở Lùng Tám sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, trồng ngô trên nương rẫy, chăn nuôi gia cầm gia súc. Thời tiết ở vùng này rất khắc nghiệt, nhất là vào mùa đông nên cuộc sống của người dân khá vất vả.

Với sự hỗ trợ của các đối tác MRDP (Chương trình Phát triển nông thôn miền núi), CRAFT LINK và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang (DARD), một dự án đã được triển khai nhằm hỗ trợ tạo ra thu nhập cho người dân. Một nhóm phụ nữ Mông ở xã Lùng Tám được đào tạo khôi phục và phát triển nghề dệt vải lanh truyền thống, kỹ thuật thêu ghép vải, vẽ sáp ong, nhuộm... để đưa vào các sản phẩm mới phù hợp với thị trường. Thêm vào đó, họ được học cách làm sổ sách, quản lý sản xuất hàng thủ công.

​​​​​​​Tạo sức hút để bảo tồn nghề dệt lanh truyền thống -0
Nhóm phụ nữ Mông ở xã Lùng Tám được đào tạo khôi phục và phát triển nghề dệt vải lanh truyền thống, kỹ thuật thêu ghép vải, vẽ sáp ong, nhuộm...

Hiện nay, Hợp tác xã Lanh Lùng Tám có 130 thành viên, với 9 tổ sản xuất. Hợp tác xã khá chủ động trong các khâu phát triển sản phẩm và tiếp cận thị trường. Với lợi thế nằm trên các tuyến du lịch của Hà Giang, đồng bào đã tổ chức điểm trình diễn tại địa phương, thu hút hàng trăm lượt khách tham quan mỗi ngày.

Việc có đầu ra cho sản phẩm cũng giúp duy trì nghề dệt truyền thống. Hiện nay, Hợp tác xã đã có 53 người biết nghề, còn lại là lớp trẻ học hỏi để tiếp tục truyền nghề.

Sùng Thị Vân Anh, thành viên Hợp tác xã cho biết: Có khá nhiều người trẻ, cả những em nhỏ cũng thích học dệt. Nhiều em nhỏ ban ngày đi học, chiều chiều ra nhà dệt để nhìn các bà, các mẹ và tập làm. Những người trẻ thường tham gia các công đoạn gieo trồng, dệt vải, còn một số công đoạn như lên khung dệt, nhuộm chàm khá khó, chỉ các bà, các chị dệt lâu năm mới có thể thực hiện.

​​​​​​​Tạo sức hút để bảo tồn nghề dệt lanh truyền thống -2
Sùng Thị Vân Anh bên khung dệt

Thường ngày dệt vải và hướng dẫn cho khách du lịch thăm xã Lùng Tám, trải nghiệm nghề dệt truyền thống, Sùng Thị Vân Anh cho biết, sau dịch Covid-19, hiện nay đang là mùa lễ hội ở Hà Giang nên có nhiều khách đến tham quan. Nhiều khách du lịch thích thú trải nghiệm nghề dệt…

“Từ xa xưa người Mông đã trồng cây lanh, từ đó lấy sợi dệt vải. Tuy nhiên, trước kia phụ nữ Mông dệt để may trang phục cho mình và gia đình, nay phụ nữ Mông đã dệt và làm ra các sản phẩm để bán. Chúng tôi đã kết hợp cái cổ và hiện đại, để đưa sản phẩm dệt đến những người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Hy vọng sau Covid-19, sản phẩm dệt được tiêu thụ nhiều hơn, từ đó nghệ nhân có việc làm, thu nhập của đồng bào được tăng lên, nghề truyền thống được lưu giữ” - bà Vàng Thị Mai chia sẻ.

Trên đường phát triển

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C tại Hải Phòng - Điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI
Địa phương

Hình mẫu trong thu hút đầu tư chất lượng cao

Bằng tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược và những bước đi đột phá, từ vùng đất anh hùng trong chiến tranh, thành phố Hải Phòng đã vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng (13.5.1955), thành phố Cảng không chỉ là trung tâm công nghiệp, cảng biển, logistics, mà còn là hình mẫu tiêu biểu trong thu hút đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) chất lượng cao.

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững
Trên đường phát triển

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững

Trong thời gian qua, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thi công xây dựng, cũng như tăng cường công tác duy trì vệ sinh trên toàn địa bàn. Dù còn không ít khó khăn, bất cập, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cùng sự phối hợp của các đơn vị liên quan đã góp phần nâng cao chất lượng sống và cảnh quan đô thị, nông thôn.

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín
Địa phương

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín

Khẳng định bản lĩnh vững vàng với năng lực tài chính ổn định, vượt qua khó khăn, chủ động vươn lên đón nhận cơ hội mới – cơ hội bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của đất nước, vừa qua Tổng Công ty Becamex IDC tiếp tục được vinh danh trong Top 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín năm 2025 do Vietnam Repor công bố. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Becamex IDC đứng đầu danh sách Top 10 (2021, 2022, 2023, 2024 và 2025).

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp
Trên đường phát triển

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ trương giữ nguyên tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập, đồng thời áp dụng phương án đánh số thứ tự để phân biệt, đảm bảo thuận tiện trong công tác quản lý và ổn định đời sống nhân dân.

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình, dự án trọng điểm, có quy mô lớn đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đi vào hoạt động, từ ngày 21 - 23.4, lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra Dự án sân golf Glory tại xã Thành Công (TP. Phổ Yên); Dự án khu nghỉ dưỡng Flamingo Majestic Islands Resort (tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc); Dự án sân golf Tân Thái (Đại Từ); Dự án đường Bắc Sơn kéo dài (TP. Thái Nguyên).

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội
Địa phương

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội

Sau 50 năm giải phóng, từ một vùng đất chịu nhiều đau thương của chiến tranh, Bến Tre đã vận dụng sáng tạo và phát huy truyền thống Đồng khởi năm xưa, bằng nhiều chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động cách mạng. Nổi bật là phong trào thi đua “Đồng khởi mới” đã từng bước đưa tỉnh vươn lên mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Bí Thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình và Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát của thành phố
Địa phương

TP. Cần Thơ hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

Sau hơn 8 tháng thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, TP. Cần Thơ đã hoàn thành việc xây mới, sửa chữa 1.066 căn nhà. Chính quyền địa phương đã bàn giao nhà mới cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng đưa vào sử dụng.

Triển khai phong trào ‘Bình dân học vụ số’ đến thôn, tổ dân phố tại Hà Nội
Trên đường phát triển

Triển khai phong trào ‘Bình dân học vụ số’ đến thôn, tổ dân phố tại Hà Nội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong ký ban hành Kế hoạch số 05-KH/BCĐ57 của Ban Chỉ đạo Thành ủy về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5
Trên đường phát triển

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thuận lợi để người dân, du khách tổ chức các chuyến tham quan, nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực và tận hưởng không khí thư giãn sau thời gian làm việc. Đây cũng là cơ hội quan trọng để ngành du lịch Khánh Hòa đẩy mạnh kích cầu, thu hút du khách.

EVNSPC tiếp tục đóng điện thành công 6 công trình 110kV chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển
Địa phương

EVNSPC tiếp tục đóng điện thành công 6 công trình 110kV chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển

Hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa đóng điện, đưa vào vận hành thành công 6 công trình 110kV tại các tỉnh Kiên Giang, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Sóc Trăng và Cà Mau, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.

Bình Dương - Hành trình từ “chiến địa” đến đầu tàu kinh tế
Địa phương

Bình Dương - Hành trình từ “chiến địa” đến đầu tàu kinh tế

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, Bình Dương đã vươn mình trở thành một trung tâm công nghiệp - đô thị hiện đại, đóng vai trò trụ cột trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ít ai ngờ rằng, vùng đất từng nghèo khó lại có thể “thay da đổi thịt” nhanh đến vậy, với những khu công nghiệp sầm uất, hạ tầng hiện đại và môi trường đầu tư hấp dẫn hàng đầu cả nước.