Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Tạo sự công bằng, tránh so bì với các lực lượng khác

Thảo luận về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Hội nghị các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng nay, 28.8, các đại biểu đề nghị quy định chế độ bồi dưỡng cho lực lượng này phải tạo được sự công bằng, tương thích, tránh so bì với các lực lượng khác.

Duy trì mức hỗ trợ hàng tháng

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày và nêu rõ, nhiều ý kiến đề nghị báo cáo đánh giá kỹ hơn về tổ chức, ngân sách khi thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, cần có số liệu cụ thể chứng minh “không làm tăng biên chế”, “không làm tăng ngân sách” so với thực tiễn hiện nay.

Một số ý kiến đề nghị tính toán đầy đủ mức chi ngân sách, mức hỗ trợ và bổ sung quy định rõ khung mức hỗ trợ cũng như nguồn ngân sách để bảo đảm tính khả thi, có thể giao ngân sách Trung ương bảo đảm, giao HĐND cấp tỉnh quyết định, lấy từ các nguồn xã hội hóa, đóng góp của người dân ở địa phương và nguồn huy động hợp pháp khác.

Về các ý kiến nêu trên, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, ý kiến tham gia các bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, Chính phủ đã bổ sung đánh giá tác động chính sách của dự án Luật, bổ sung thông tin, số liệu có liên quan về thực trạng tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng. Thực tế hiện nay, các địa phương trong cả nước đều bảo đảm ngân sách để chi trả cho tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng này. Dự thảo Luật đã được quy định theo hướng kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành đã được thực tiễn kiểm nghiệm để tiếp tục quy định trong dự thảo Luật.

Về nguồn kinh phí, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tiếp thu theo hướng: Kinh phí bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở do ngân sách nhà nước bảo đảm và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến một số ý kiến đề nghị quy định chế độ, chính sách cho lực lượng này theo nhiệm vụ được giao và chỉ hỗ trợ khi được huy động thực hiện nhiệm vụ chứ không hỗ trợ thường xuyên hàng tháng.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, dự thảo Luật quy định mức hỗ trợ hàng tháng cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là kế thừa quy định về chế độ hỗ trợ đối với đối tượng đội trưởng, đội phó đội dân phòng, bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đã có từ lâu đang được các địa phương thực hiện. Nếu bỏ quy định hỗ trợ hàng tháng mà chỉ hỗ trợ khi được huy động thì sẽ không thu hút được người dân tham gia lực lượng này, không bảo đảm tính khả thi của Luật.

Một số ý kiến khác cho rằng quy định trường hợp địa phương khó khăn về ngân sách thì Trung ương hỗ trợ là mâu thuẫn với quy định của Luật Ngân sách nhà nước vì nhiệm vụ chi của cấp nào thì ngân sách cấp đó bảo đảm. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị bỏ quy định này để bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Mức chi bồi dưỡng quá cao?

Băn khoăn về chế độ chi bồi dưỡng cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, số chi chế độ bồi dưỡng cho lực lượng này sẽ rất cao. Theo đại biểu, chúng ta có 100.000 tổ bảo vệ dân phố ở cấp thôn, bản, làng; nếu trung bình mỗi tổ có 3 người phục vụ sẽ có 30.000 người. Mặc dù dự thảo Luật chưa nêu cụ thể quy định mức bồi dưỡng là bao nhiêu nhưng đại biểu cho rằng, sẽ chi theo một mức lương ở cơ sở, tức là khoảng 1,8 triệu đồng/người, với 300.000 người sẽ chi khoảng 540 tỷ đồng. Và đây mới là “phần cứng”. Nêu rõ điều này, đại biểu cho rằng, còn những phần chi khác, như chi hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở còn được bồi dưỡng khi được cử đi tập huấn, huấn luyện hoặc được khen thưởng của các có thẩm quyền.

Đại biểu Phạm Văn Hòa nhận thấy, lực lượng này ngoài việc được bồi dưỡng “phần cứng” thì “phần mềm” cũng được bồi dưỡng rất nhiều. Do đó, đại biểu đề nghị cần cân nhắc thận trọng các nội dung này, tránh khi Luật ban hành sẽ khó áp dụng ở địa phương.

Cũng theo đại biểu Phạm Văn Hòa, lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương giống với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, nhưng lại không có chế độ bồi dưỡng hàng tháng? Để tránh bất cập, đại biểu cho rằng, nên quy định chế độ bồi dưỡng rành mạch, rõ ràng, để không có sự so bì ở địa phương.

Cùng quan điểm, ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang) đề nghị, dự thảo Luật cần quy định chế độ chi bồi dưỡng cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở tương thích với các lực lượng khác, phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ để tiếp tục tính toán tổ chức biên chế, đánh giá tổng dự toán ngân sách bảo đảm hàng năm để báo cáo cụ thể với Quốc hội. Rà soát chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở để bảo đảm tính tương thích, tạo sự công bằng, tránh so bì với các lực lượng khác.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết liệt, quyết tâm, quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết liệt, quyết tâm, quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV có khối lượng công việc rất lớn, rất khó, nhưng với cách làm tiếp tục đổi mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, Kỳ họp sẽ thành công tốt đẹp. Với tinh thần quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Dư luận xã hội, cử tri và Nhân dân đang rất kỳ vọng vào Kỳ họp thứ Tám.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Sáng 15.10, tại Hà Nội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị Phối hợp công tác tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình chủ trì Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám

Sáng nay, 15.10, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Đảng Đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thời sự Quốc hội

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Lời Tòa soạn: Tối 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nông dân Việt Nam tự tin, tự lực, tự cường, góp phần đưa đất nước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nông dân Việt Nam tự tin, tự lực, tự cường, góp phần đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Phát biểu tại lễ tôn vinh nông dân xuất sắc, hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, giai cấp nông dân Việt Nam tiếp tục tự tin, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Tối nay, 14.10, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức nhân kỷ niệm 94 Năm thành lập Hội (14.10.1930 – 14.10.2024).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp tổng kết biên soạn cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp tổng kết biên soạn cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 14.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Tổ trưởng Tổ biên tập cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã chủ trì cuộc họp tổng kết hoạt động của Tổ biên tập.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí

Việc giao dự toán ngân sách nhà nước, chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ của nước ngoài) năm 2024 phải theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Đây là yêu cầu được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh trong phiên họp chiều nay. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Sáng 14.10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức khai giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba).

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Trong chương trình Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam, chiều 13.10, tại Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.

CHỐNG LÃNG PHÍ
Sự kiện nổi bật

CHỐNG LÃNG PHÍ

Lời Toà soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với tiêu đề "Chống lãng phí".