Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Tạo mảng xanh, phát triển rừng ngập mặn

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Toàn Thắng, một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của TP. Hồ Chí Minh đã và sẽ triển khai trong thời gian tới chính là việc bảo vệ đa dạng sinh học, tăng mảng xanh, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn.

“Lá phổi xanh” điều hòa không khí, giảm ô nhiễm môi trường

Theo PGS.TS. Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), hệ sinh thái rừng ngập mặn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với chức năng phòng hộ, bảo vệ đời sống và sinh kế cho người dân vùng ven biển, nơi sinh sống của nhiều loài động vật có giá trị đa dạng sinh học cao. Trong những thập kỷ gần đây, rừng ngập mặn còn đem lại những giá trị kinh tế dưới hình thức các dịch vụ môi trường rừng; trong đó, có thể kể đến như hấp thụ và lưu trữ carbon; chống xói lở bờ biển; cung ứng nước sạch, lọc kim loại nặng và chất ô nhiễm...

Rừng ngập mặn Cần Giờ là lá phổi xanh của TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: hochiminh.gov.vn
Rừng ngập mặn Cần Giờ là lá phổi xanh của TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: hochiminh.gov.vn

TS. Trương Văn Vinh, Phó Trưởng khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, diện tích rừng ngập mặn suy giảm nhanh chóng. Tại Việt Nam, rừng ngập mặn ước tính khoảng 400.000ha vào năm 1945. Đến năm 2019, theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích rừng ngập mặn của cả nước chỉ còn 150.000ha. Phần lớn diện tích rừng ngập mặn Việt Nam tập trung ở những khu vực địa điểm phía Nam. Trong đó, năm 2022, tổng diện tích rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long là 90.000ha.

Đối với TP. Hồ Chí Minh, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ luôn được coi là “lá phổi xanh” với tổng diện tích khoảng 34.672,79ha. Đây là khu rừng có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Tại đây, có trên 150 loài thực vật; hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ đã và đang trở thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của chính quyền và người dân TP. Hồ Chí Minh.

Quản lý, khai thác hợp lý và hiệu quả

Không ít ý kiến cho rằng, chung sức bảo tồn và phát triển các Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn trước các tác động của đô thị hóa và biến đổi khí hậu, qua đó, thiết lập một “bức tường xanh” vững chắc để bảo vệ môi trường là nhiệm vụ được đặt ra cho các cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, cần sự tham gia có trách nhiệm của người dân, sự ủng hộ của toàn xã hội.

Theo Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trồng 50ha rừng trên đất ngập nước, bãi bồi ven sông, rạch tại các tiểu khu trong rừng phòng hộ Cần Giờ; phục hồi và phát triển các hệ sinh thái rừng hiện có (Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi), đặc biệt là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, nhằm giảm thiểu tác động từ triều cường và nước biển dâng.

"Thách thức lớn nhất là làm sao để lợi ích của rừng và rừng ngập mặn nói riêng không còn là lợi ích công cộng mà ai cũng được thụ hưởng miễn phí" - TS. Trương Văn Vinh, Phó Trưởng khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh khẳng định.

Theo đại diện Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, thời gian qua, Ban đã triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, quan trắc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhằm định hướng công tác quản lý tài nguyên, hướng đến phát triển bền vững, gia tăng diện tích rừng và bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ tiếp tục giao khoán bảo vệ rừng cho trên 140 hộ gia đình tại địa phương và các cơ quan, đơn vị. Mô hình này đã tạo sinh kế bền vững cho các hộ dân, giúp họ gắn bó và tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng.

Để rừng ngập mặn có thể là một phần của nền kinh tế, bên cạnh các giá trị xã hội và môi trường vốn có từ lâu của rừng, đòi hỏi có những chính sách, pháp luật phù hợp với yêu cầu thực tiễn, để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn bền vững. TS. Trương Văn Vinh, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, trước tình hình suy giảm diện tích rừng hiện nay, yêu cầu đặt ra cho các nhà lâm nghiệp, nhà hoạch định chính sách là làm sao để rừng ngập mặn có thể cung cấp "dịch vụ môi trường", bao gồm các dịch vụ khai thác khả năng của rừng như bảo vệ đất, điều tiết duy trì nguồn nước, giảm phát thải carbon… 

Nhiều chuyên gia cho rằng, khi các chính sách và pháp luật về dịch vụ môi trường rừng từng bước hoàn thiện, sẽ góp phần to lớn trong việc bảo đảm thực thi pháp luật về lâm nghiệp nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.

Địa phương

Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập tỉnh
Hoạt động chính quyền

Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập tỉnh

Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành các nội dung của Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập tỉnh và trình Trung ương vào ngày 24.4.

Bắc Giang tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát
Trên đường phát triển

Bắc Giang tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bắc Giang đang dồn toàn lực đẩy nhanh tiến độ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 với mục tiêu hoàn thành cơ bản vào cuối tháng 6 năm nay. Đến nay, tỉnh đã khởi công xây dựng được 84% số nhà được phê duyệt, thể hiện sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền và người dân.

Khánh Hòa hướng tới trung tâm năng lượng sạch quốc gia
Trên đường phát triển

Khánh Hòa hướng tới trung tâm năng lượng sạch quốc gia

Dự kiến sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận thành một đơn vị hành chính mới mang tên Khánh Hòa mở ra cơ hội phát triển đột phá. Với định hướng chiến lược dựa trên ba trụ cột kinh tế là công nghiệp công nghệ cao, du lịch biển chất lượng và năng lượng tái tạo, tỉnh Khánh Hoà mới kỳ vọng trở thành cực tăng trưởng mới của cả nước và trung tâm năng lượng sạch tầm quốc gia

TP. Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện

Ngày 26.4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của thành phố trong giai đoạn 1975-2025, đồng thời giao lưu với các nhân vật gắn với các sự kiện, hoạt động này.

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Hoạt động chính quyền

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa XI đã diễn ra thành công, thống nhất cao với chủ trương thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh mới trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận; đồng thời thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C tại Hải Phòng - Điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI
Địa phương

Hình mẫu trong thu hút đầu tư chất lượng cao

Bằng tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược và những bước đi đột phá, từ vùng đất anh hùng trong chiến tranh, thành phố Hải Phòng đã vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng (13.5.1955), thành phố Cảng không chỉ là trung tâm công nghiệp, cảng biển, logistics, mà còn là hình mẫu tiêu biểu trong thu hút đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) chất lượng cao.

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư
Hoạt động chính quyền

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư

Ngày 25.4, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị phối hợp tham vấn, xác định khoảng cách an toàn giữa khu vực xây dựng nhà máy và khu dân cư, cũng như các công trình dân sinh nằm trong vùng ảnh hưởng của dự án.

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững
Trên đường phát triển

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững

Trong thời gian qua, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thi công xây dựng, cũng như tăng cường công tác duy trì vệ sinh trên toàn địa bàn. Dù còn không ít khó khăn, bất cập, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cùng sự phối hợp của các đơn vị liên quan đã góp phần nâng cao chất lượng sống và cảnh quan đô thị, nông thôn.

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân

Cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở Nghệ An đang đi những bước khởi đầu quan trọng. Khó khăn phía trước còn rất lớn, nhiệm vụ đặt ra cũng không hề nhẹ... song, với quyết tâm chính trị cao nhất, tạo đồng thuận giữa ý Đảng - lòng dân, cùng với phương châm hành động “vừa chạy vừa xếp hàng” sẽ là tiền đề để Nghệ An thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặc biệt này.