Khai mạc Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI

Tạo đột phá trong chính quyền số

6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm nội tỉnh Ninh Thuận (GRDP) tăng 7,95% so cùng kỳ, xếp thứ 8/63 tỉnh, thành cả nước, đứng đầu vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; tiếp tục chỉ đạo triển khai Đề án xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước; công tác chuyển đổi số được tập trung chỉ đạo quyết liệt, trong đó tạo đột phá trong chính quyền số, tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đạt 80,26%, vượt 10,26% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 (70%)…

Đó là những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2023 được báo cáo trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI sáng nay, 19.7.

Cơ sở quyết sách khả thi, tạo động lực phát triển

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh những kết quả rất tích cực trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế  - xã hội 6 tháng đầu năm 2023; thẳng thẳn chỉ ra những hạn chế, khó khăn; đồng thời, đề nghị HĐND tỉnh cần tập trung xem xét, bàn bạc, thảo luận, xác định rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để có biện pháp khắc phục hiệu quả, tạo bước đột phá phát triển trong thời gian tới.

Tạo đột phá trong chính quyền số -3
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI. Ảnh: Thế Vương

Bên cạnh xem xét, quyết định những nội dung thường kỳ của kỳ họp giữa năm, Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh sẽ xem xét: kết quả giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục tại cơ sở giáo dục thuộc tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018-2022”. HĐND tỉnh sẽ thảo luận, xem xét và thông qua 38 nghị quyết trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm bảo đảm đầy đủ về cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Một số cơ chế, chính sách làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; các chủ trương đầu tư dự án và điều chỉnh, cho ý kiến điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; điều chỉnh và phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư phát triển năm 2023 vốn ngân sách địa phương…

Tạo đột phá trong chính quyền số -0
Đại biểu dự kỳ họp

Nhấn mạnh Kỳ họp thứ 13 xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, của Nhân dân, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu đề nghị các đại biểu tiếp tục nghiên cứu sâu kỹ; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cụ thể, thẳng thắn, giúp HĐND tỉnh có cơ sở quyết nghị thông qua nghị quyết bảo đảm khả thi, sát đúng với tình hình thực tiễn, tạo động lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới và tạo sự đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.

Theo chương trình kỳ họp, sẽ bố trí thời gian thỏa đáng để đại biểu thảo luận, chất vấn, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, đặt vấn đề thảo luận, chất vấn bảo đảm tập trung, thẳng thắn, dân chủ, đi đến cùng bản chất vấn đề; bằng sự công tâm, khách quan, trung thực và cả cái tâm, cái tầm, bản lĩnh của người đại biểu dân cử để làm rõ, tăng cường trách nhiệm các cơ quan nhà nước trong thực thi nhiệm vụ, góp phần giải quyết kịp thời, hiệu quả các kiến nghị chính đáng của cử tri và Nhân dân.

GRDP đứng đầu vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

Tạo đột phá trong chính quyền số -1
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Biên báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 tại kỳ họp

Báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 tại kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Biên nhấn mạnh: 6 tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, quán triệt phương châm hành động của Chính phủ, tỉnh đề ra phương châm hành động năm 2023: “Đoàn kết, kỷ cương, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm tiếp tục phục hồi và tăng trưởng khá với một số kết quả nổi bật như: tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) ước đạt 12.311 tỷ đồng, tăng 7,95% so cùng kỳ, xếp thứ 8/63 tỉnh, thành cả nước, đứng đầu vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tập trung chỉ đạo, đã có 31 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đi vào hoạt động cho sản phẩm giá trị cao, công nhận 4 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn. Tiếp tục chỉ đạo triển khai Đề án xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, tập trung xây dựng Kế hoạch triển khai Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 500/QĐ-TTg). Công tác chuyển đổi số được tập trung chỉ đạo quyết liệt, trong đó tạo đột phá trong chính quyền số, tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đạt 80,26%, vượt 10,26% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 (70%).

Tỉnh đã tổ chức thành công Lễ đón Bằng công nhận của UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Lễ hội Nho -Vang Ninh Thuận năm 2023.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan: tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của một số cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc, có nơi chưa cao; trách nhiệm của một số sở, ngành, địa phương trong chấp hành chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh còn chưa nghiêm; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát có việc còn chậm, chưa kịp thời; còn tư tưởng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có việc còn chậm, chưa hiệu quả.

Tập trung đột phá trong các ngành dịch vụ, du lịch

Trình bày báo cáo Thẩm tra Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Trần Minh Nam nhấn mạnh: Các Ban HĐND tỉnh cơ bản thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được UBND xác định, đồng thời, nhấn mạnh: cần tập trung tăng tốc, quyết liệt để thực hiện hiệu quả mục tiêu tăng trưởng năm 2023 đã đề ra từ đầu năm, với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đột phá: tập trung đẩy nhanh đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%; tập trung đột phá trong các ngành dịch vụ, du lịch; đẩy mạnh công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo; duy trì tăng trưởng ngành nông nghiệp, thủy sản; tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp.

Tạo đột phá trong chính quyền số -2
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Trần Minh Nam trình bày báo cáo Thẩm tra Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tập trung phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng và còn dư địa làm động lực cho tăng trưởng như: du lịch, năng lượng, công nghiệp chế biến, kinh tế đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua cải thiện các chỉ số; đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư, đất đai, lao động...

Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án động lực, trọng điểm như: Dự án điện khí LNG Cà Ná giai đoạn 1, Cảng tổng hợp Cà Ná, dự án đường giao thông nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1 và Cảng tổng hợp Cà Ná, Tổ hợp hóa chất sau muối, thủy điện tích năng Bác Ái, Phước Hòa và các dự án năng lượng đã có trong quy hoạch điện VIII. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án du lịch trọng điểm; tăng cường hợp tác, xúc tiến, quảng bá và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tiếp tục phối hợp với các tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động, sự kiện “Năm du lịch Quốc gia 2023”.

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý
Chuyển động

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.