Rộn ràng na La Hiên vào mùa chín rộ

Ít năm trở lại đây, khoảng từ trung tuần tháng 7 đến hết tháng 8 âm lịch, nhiều người dân xứ đệ nhất danh trà không gửi chè Thái làm quà cho người thân nữa, thay vào đó là quả na - đặc sản của vùng na trứ danh La Hiên (Huyện Võ Nhai). 

Sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Na La Hiên được định danh là sản phẩm nông nghiệp chủ lực không chỉ dựa trên yếu tố diện tích, sản lượng mà cái chính là phương thức sản xuất mới và giá trị của loại nông sản này. Vài năm gần đây, người trồng na ở La Hiên thừa tự tin rằng na La Hiên không hề “lép vía” na Chi Lăng cả về sản lượng và chất lượng. Võ Nhai cũng đã thành một vựa na lớn, mỗi mùa cung cấp cho thị trường hơn 5.000 tấn quả.

Rộn ràng Na La Hiên vào mùa chín rộ
Đa dạng hóa hình thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm quả na mang đến niềm tin về một vụ na thắng lợi. Ảnh: Đồng Văn Thưởng

Hiện, na được trồng với tổng diện tích trên 500 ha. Nhiều mô hình VietGAP được triển khai tại các xóm. Tháng 7 năm 2018, “Na La Hiên” được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể và được chứng nhận sản phẩm OCOP của tỉnh Thái Nguyên.

Trưởng xóm Hiên Minh (Xã La Hiên) là chị Triệu Thị Luyến, 40 tuổi, dân tộc Dao, cho biết xóm Hiên Minh có diện tích na lớn nhất xã. 175 hộ hầu như hộ nào cũng có na bán, nhà ít thì vài sào, nhà nhiều vài mẫu. Hiện nay na vẫn được trồng bằng hạt, lấy giống từ những cây quả thơm ngon nhất trong vườn. Nghe các cụ nói lại nguồn gốc cây na ở vùng này thì na bản địa cũng có mà na mang từ Hưng Yên lên cũng có.

Rộn ràng Na La Hiên vào mùa chín rộ
Để quả na đi xa hơn, giải pháp căn cơ là phải kéo dài mùa na chín và kéo dài thời gian bảo quản. Ảnh: Đồng Văn Thưởng

Trước đây chỉ một số hộ trồng tự phát, đến đầu những năm 2000 thì việc cải tạo đất lúa kém hiệu quả sang trồng na mới thành phong trào. Các hộ có ý định chuyển đổi sang trồng na thường sang bên Chi Lăng để tham quan học hỏi kinh nghiệm. Hồi đầu một số hộ trồng đúng theo công nghệ bên đó, khoảng cách giữa các cây từ 2,5m đến 3m, vì khoảng cách hẹp như vậy nên khi cây lớn rất bất tiện cho chăm sóc, thu hái, quả lại nhỏ. Vì thế, các vườn sau này khoảng cách giữa các cây đều từ 4m đến 5m. Thêm nữa, sau vụ thu hoạch, bà con bên Chi Lăng thường cắt cụt, đốn cành “rất đau”, còn bên La Hiên chỉ tỉa cành tăm và đốn phớt.

Nhưng riêng “công nghệ” thụ phấn cho na thì bà con đi học về thế nào thì làm đúng như thế. Nhờ thụ phấn nhân tạo, quả lớn nhanh hơn, chủ động mật độ quả trên cây, mỗi cây cho đến hơn 3 yến quả, giá bán bình quân từ  30 - 40 nghìn đồng/kg, đầu mùa lên tới 50 - 60 nghìn đồng. Chị Luyến tính toán mọi chi phí cho 1,2 mẫu na khoảng 30 triệu đồng/năm, trừ chi phí, lãi hơn 100 triệu đồng.

Đón mùa na chín

Na đang chín rộ. Hiện đang là chính vụ nhưng na Võ Nhai vẫn có giá bán cao từ 35 - 50 nghìn đồng/kg. Chợ na đoạn Quốc lộ 1B qua xã La Hiên dài gần 2 km nhộn nhịp cảnh người mua, kẻ bán. Đón mùa na chín, không chỉ có niềm vui của người trồng na, sự tất bật của thương lái từ khắp các tỉnh thành về mua mà cả hệ thống chính trị ở Thái Nguyên đã vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ.

Ông Nguyễn Bá Chính (Giám đốc sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên) cho biết, na chín rộ trong khoảng thời gian nhất định nên việc hỗ trợ người dân tiêu thụ là rất quan trọng. Để hỗ trợ sản phẩm na, Sở Công Thương đã tích cực phối hợp với các Sở, ban, ngành triển khai kết nối các sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng của các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh. Tư vấn, hỗ trợ người dân, hợp tác xã hệ thống tem truy xuất nguồn gốc (QR code), tham gia hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo. Đặc biệt, đẩy mạnh việc ứng dụng chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, nhất là trên nền tảng thương mại điện tử để đưa na và các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại giao dịch.

Bà Hà Thị Bích Hồng (Bí thư huyện ủy huyện Võ Nhai) cho biết, sự vào cuộc khẩn trương, nhiệt tình của các ngành, đoàn thể, các địa phương  để hỗ trợ huyện, hỗ trợ người trồng na mang lại hy vọng về một vụ na thắng lợi. Tuy nhiên, về lâu dài, để có chiến lược căn cơ thì huyện rất cần nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn về khoa học, kỹ thuật công nghệ để thực hiện mong muốn kéo dài mùa na chín, kéo dài thời gian bảo quan. Chỉ như vậy, na Võ Nhai mới có cơ hội đi xa hơn nữa trong quá trình trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực, bền vững của địa phương.

Rộn ràng Na La Hiên vào mùa chín rộ
Rộn ràng Na La Hiên vào mùa chín rộ
Đa dạng hóa hình thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm quả na mang đến niềm tin về một vụ na thắng lợi. Ảnh: Đồng Văn Thưởng

Kéo dài mùa quả ngọt

Na là loại quả vừa ngon vừa lành, tốt cho sức khỏe và hợp khẩu vị với cả người già và trẻ nhỏ nên dễ bán. Trái vụ giá cao tới cả trăm nghìn/kg vẫn nhiều người mua. Vườn na Thành Mai (Xã La Hiên) là địa chỉ yêu thích của nhiều thương lái, năm nào na nhà chị Mai cũng thuộc hàng đầu về cả sản lượng và chất lượng. Nhà chị có cây na “siêu sai” cho thu hái 300 quả mùa năm ngoái. Quả na to nhất của xóm nặng đến 7 lạng, múi dày, thơm đậm và ngọt sắc.

Na tím cùng một số giống na mới với phương thức sản xuất mới
Na tím cùng một số giống na mới với phương thức sản xuất mới

Anh Thành, chồng chị Mai chia sẻ: Nếu trồng lúa, mỗi ha đất trồng lúa 1 vụ/năm sẽ cho 4,8 tấn thóc. Với giá bán như hiện nay là 6 nghìn đồng/kg, mỗi năm người nông dân thu 28,8 triệu đồng. Nếu trừ các chi phí như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… người nông dân không có lãi. Nếu chuyển đổi diện tích đất trên sang trồng na, sẽ trồng được 657 cây. Trung bình mỗi cây cho thu 20kg quả, người nông dân sẽ có thu nhập 270 triệu đồng, cao gấp 9,4 lần so với trồng lúa. Hơn nữa, sản xuất theo quy trình VietGAP, gia đình anh mất khá nhiều công xới cỏ chứ không phun thuốc diệt cỏ, các loại phân bón cũng là phân chuồng, phân hữu cơ góp phần bảo vệ tài nguyên đất, môi trường…

Chị Mai hồ hởi, thương hiệu của Na La Hiên ngày càng được mọi người biết đến và tin tưởng. Đây cũng chính là niềm động viên để người trồng na càng quan tâm hơn đến sản xuất an toàn, vì sức khỏe của người tiêu dùng và cộng đồng.

Được biết, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã và sẽ tiếp tục thực hiện dự án án khoa học trồng na rải vụ. Cây na sẽ cho vụ thu hoạch rộng hơn trước và sau thời điểm vụ na truyền thống. Ông Kiều Thượng Chất (Phó Giám đốc HTX nông lâm nghiệp Phú Thượng, huyện Võ Nhai) cho biết, việc thay đổi quy trình sản xuất đã mang lại những tín hiệu tích cực để kéo dài vụ na chín. Đặc biệt việc đưa cây na tím NiuDiLan và na Đài Loan vào trồng với hứa hẹn sẽ có sản phẩm na vào dịp gần Tết nguyên đán. Huyện Võ Nhai cũng đã mở rộng vùng sản xuất na ra các xã Tràng Xá, Dân Tiến, Lâu Thượng, Phú Thượng…

Trên đường phát triển

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C tại Hải Phòng - Điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI
Địa phương

Hình mẫu trong thu hút đầu tư chất lượng cao

Bằng tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược và những bước đi đột phá, từ vùng đất anh hùng trong chiến tranh, thành phố Hải Phòng đã vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng (13.5.1955), thành phố Cảng không chỉ là trung tâm công nghiệp, cảng biển, logistics, mà còn là hình mẫu tiêu biểu trong thu hút đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) chất lượng cao.

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững
Trên đường phát triển

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững

Trong thời gian qua, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thi công xây dựng, cũng như tăng cường công tác duy trì vệ sinh trên toàn địa bàn. Dù còn không ít khó khăn, bất cập, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cùng sự phối hợp của các đơn vị liên quan đã góp phần nâng cao chất lượng sống và cảnh quan đô thị, nông thôn.

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín
Địa phương

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín

Khẳng định bản lĩnh vững vàng với năng lực tài chính ổn định, vượt qua khó khăn, chủ động vươn lên đón nhận cơ hội mới – cơ hội bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của đất nước, vừa qua Tổng Công ty Becamex IDC tiếp tục được vinh danh trong Top 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín năm 2025 do Vietnam Repor công bố. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Becamex IDC đứng đầu danh sách Top 10 (2021, 2022, 2023, 2024 và 2025).

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp
Trên đường phát triển

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ trương giữ nguyên tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập, đồng thời áp dụng phương án đánh số thứ tự để phân biệt, đảm bảo thuận tiện trong công tác quản lý và ổn định đời sống nhân dân.

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình, dự án trọng điểm, có quy mô lớn đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đi vào hoạt động, từ ngày 21 - 23.4, lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra Dự án sân golf Glory tại xã Thành Công (TP. Phổ Yên); Dự án khu nghỉ dưỡng Flamingo Majestic Islands Resort (tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc); Dự án sân golf Tân Thái (Đại Từ); Dự án đường Bắc Sơn kéo dài (TP. Thái Nguyên).

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội
Địa phương

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội

Sau 50 năm giải phóng, từ một vùng đất chịu nhiều đau thương của chiến tranh, Bến Tre đã vận dụng sáng tạo và phát huy truyền thống Đồng khởi năm xưa, bằng nhiều chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động cách mạng. Nổi bật là phong trào thi đua “Đồng khởi mới” đã từng bước đưa tỉnh vươn lên mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Bí Thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình và Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát của thành phố
Địa phương

TP. Cần Thơ hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

Sau hơn 8 tháng thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, TP. Cần Thơ đã hoàn thành việc xây mới, sửa chữa 1.066 căn nhà. Chính quyền địa phương đã bàn giao nhà mới cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng đưa vào sử dụng.

Triển khai phong trào ‘Bình dân học vụ số’ đến thôn, tổ dân phố tại Hà Nội
Trên đường phát triển

Triển khai phong trào ‘Bình dân học vụ số’ đến thôn, tổ dân phố tại Hà Nội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong ký ban hành Kế hoạch số 05-KH/BCĐ57 của Ban Chỉ đạo Thành ủy về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5
Trên đường phát triển

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thuận lợi để người dân, du khách tổ chức các chuyến tham quan, nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực và tận hưởng không khí thư giãn sau thời gian làm việc. Đây cũng là cơ hội quan trọng để ngành du lịch Khánh Hòa đẩy mạnh kích cầu, thu hút du khách.

EVNSPC tiếp tục đóng điện thành công 6 công trình 110kV chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển
Địa phương

EVNSPC tiếp tục đóng điện thành công 6 công trình 110kV chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển

Hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa đóng điện, đưa vào vận hành thành công 6 công trình 110kV tại các tỉnh Kiên Giang, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Sóc Trăng và Cà Mau, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.