Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:

Quyết liệt hơn nữa, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ NN và PTNT sáng nay, 8.6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn trước Quốc hội, nhưng với kinh nghiệm thực tiễn phong phú, nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp, phần trả lời chất vấn cho thấy Bộ trưởng nắm rõ tình hình, thực trạng vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ. Nhìn chung Bộ trưởng đã trả lời đầy đủ, bao quát các vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra và bảo đảm nội dung, quy định về thời gian, đồng thời gợi mở rất nhiều định hướng lớn và đề xuất một số giải pháp cụ thể cho lĩnh vực này. 

Quyết liệt hơn nữa, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội trường Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Quang Khánh

Nắm rõ tình hình, gợi mở nhiều định hướng lớn, đề xuất một số giải pháp cụ thể

Nông nghiệp nông dân, nông thôn là vấn đề chiến lược, là cơ sở và lực lượng đặc biệt quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và ưu tiên nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong những năm qua, với sự nỗ lực vượt bậc của ngành nông nghiệp, cộng đồng, Hiệp hội doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cả nước, ngành nông nghiệp phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia ngay cả trong thời kỳ khó khăn, nhất là do tác động của đại dịch Covid - 19. Sản xuất kinh doanh nông nghiệp đang chuyển mạnh theo xu hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, sát nhu cầu của thị trường, phát huy lợi thế vùng miền, địa phương, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tỷ lệ nông sản qua chế biến tăng rõ rệt, bình quân khoảng 30% mỗi năm. Thị trường tiêu thụ được mở rộng cả trong và ngoài nước, xuất khẩu nông sản tăng nhanh cả về sản lượng, giá trị và tỷ trọng sản phẩm chất lượng cao. Việt Nam đứng thứ 15 thế giới và thứ 2 khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu nông sản.

Quyết liệt hơn nữa, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Lâm Hiển

Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta vẫn còn tình trạng manh mún, nhỏ lẻ và tự phát, phát triển còn thiếu bền vững, năng suất cây trồng, vật nuôi khá cao nhưng năng suất lao động thấp, thu nhập và đời sống của người dân chưa cao, có lúc, có nơi còn rất khó khăn, đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn nữa, quyết liệt hơn nữa để hiện thực hóa chủ trương tiếp tục cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, phiên chất vấn đối với Bộ trưởng NN và PTNT đã thu hút được sự quan tâm của Nhân dân và cử tri cả nước và sự quan tâm sâu sắc của đại biểu Quốc hội. Đã có 53 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn, trong đó 34 đại biểu đã thực hiện chất vấn, có 4 ý kiến đăng ký tranh luận, còn 14 đại biểu đã đăng ký nhưng không còn đủ thời gian để trả lời chất vấn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội gửi văn bản cho Bộ NN và PTNT để được trả lời trực tiếp bằng văn bản.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, cơ bản bám sát nội dung chủ đề đã đặt ra, có trọng tâm, có trọng điểm, với tinh thần thẳng thắn, khách quan, xây dựng và trách nhiệm cao. Các đại biểu Quốc hội nêu vấn đề chất vấn ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào những vấn đề cốt lõi, vừa có tính cơ bản, chiến lược lâu dài, vừa mang tính thời sự, cấp bách mà Nhân dân và cử tri, nhất là nông dân đang rất quan tâm. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn trước Quốc hội, nhưng với kinh nghiệm thực tiễn phong phú và nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phần trả lời đã cho thấy Bộ trưởng nắm rõ tình hình, thực trạng vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ. "Nhìn chung đã trả lời đầy đủ, bao quát các vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra và bảo đảm nội dung, quy định về thời gian, đồng thời đã gợi mở rất nhiều định hướng lớn và đề xuất một số giải pháp cụ thể cho lĩnh vực này trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội nói.

Quyết liệt hơn nữa, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới -0
Quang cảnh phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc. hội khóa XV. Ảnh: Quang Khánh

Tổ chức sản xuất, liên kết thị trường theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cùng Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp thu, giải trình thêm những ý kiến và đại biểu Quốc hội quan tâm. Qua Báo cáo của Bộ trưởng gửi đến các đại biểu Quốc hội và diễn biến của phiên chất vấn đã làm rõ thêm thực trạng tình hình hiện nay và những phương hướng, giải pháp chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và nông nghiệp sinh thái, bền vững, hiệu quả cao, gắn với xây dựng nông thôn mới, lấy người nông dân là chủ thể và trung tâm. Xây dựng chương trình hành động với các chiến lược, kế hoạch, đề án, giải pháp thật cụ thể để triển khai có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp vượt nêu tại Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 cũng như các kết luận, nghị quyết và công tác giám sát chuyên đề của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, gắn an ninh lương thực với an ninh nguồn nước, bảo vệ và làm giàu đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, chế biến, bảo quản nông sản, đáp ứng nhu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu sớm đưa Việt Nam thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Xây dựng và quyết liệt triển khai Chương trình hành động thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã. Tham mưu cho Chính phủ tổng kết và đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã năm 2013. Thường xuyên quan tâm đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp. Chú trọng phát triển quy mô thành viên hợp tác xã và tăng nhanh tỷ trọng hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Phấn đấu đến hết 2025 có 25.000 hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp. Khuyến khích hình thành các tổ hợp tác, trang trại liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ, coi đây là một trong những bước đột phá để phát triển sản xuất quy mô lớn, thay thế sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Thứ hai, tổ chức sản xuất, liên kết thị trường theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp gồm tổ chức lại hệ thống phân phối nông sản, tăng cường ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử, tổ chức quản lý hệ thống tư nhân, cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích các bên trong tham gia chuỗi giá trị về nộng sản. Nâng cao năng lực dự báo, xác định nhu cầu thị trường, thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất hàng hóa theo nhóm, trục sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh và nhóm sản phẩm ô tô. Đến năm 2025, phấn đấu ít nhất có 10.000 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên xây dựng và triển khai đề án chuyển dần từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch.

"Vấn đề này Bộ trưởng đã trả lời, chúng ta mong muốn vậy nhưng không thể ngay một lúc được ngay và phải có lộ trình thực hiện từng bước vững chắc, thực hiện các giải pháp đột phá để gia tăng giá trị kinh tế nông nghiệp", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Quyết liệt hơn nữa, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới -0
Các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Quang Khánh

Cùng với đó, cần đẩy mạnh xây dựng các trung tâm logistic nông sản, hệ thống kho lạnh gắn với vùng xuất khẩu nông sản gắn với vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực chế biến, bảo quản nông sản. Xây dựng và triển khai các Đề án đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ra các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản… Xây dựng Đề án để tổ chức triển khai phát triển mạnh mẽ thương hiệu nông sản Việt Nam.

Thứ ba, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương đánh giá bối cảnh, tình hình thế giới, nhu cầu trong nước, điều tiết xuất nhập khẩu và tư đầu vào tăng cường kiểm tra minh bạch về giá, chất lượng phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, khắc phục tình trạng thiếu giống và thiếu chủ động về giống cũng như vật tư nông nghiệp. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long. Tăng cường sử dụng sản phẩm nông nghiệp trong nước, sản phẩm chế biến để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản, phân bón hữu cơ giảm phụ thuộc một phần vào nguồn nhập khẩu. "Điều này Bộ trưởng cũng nhấn mạnh rất nhiều, chúng ta một năm xuất được khoảng 3 tỷ USD nhưng phải nhập khẩu đến 9 - 10 tỷ USD nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi và các loại vật tư nông nghiệp khác. Đây là phần nội dung các đại biểu rất quan tâm, Bộ trưởng đã trình bày quan điểm rất rõ ràng nội dung này", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Quyết liệt hơn nữa, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới -0
Các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Quang Khánh

Thứ tư, triển khai nhanh chóng, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hợp tác xã và kinh doanh phục hồi sau đại dịch Covid - 19. Rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, bố trí, cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách đã được quyết định. Tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa mạnh mẽ thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, cắt giảm loại hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành, rút ngắn thời gian kiểm tra, tăng cường quản lý rủi ro, không để xảy ra nhũng nhiễu doanh nghiệp trong các khâu cấp phép kiểm dịch thực vật và động vật. Phấn đấu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 28% quy định, 20% chi phí tuân thủ. Xây dựng nhanh chóng hệ thống dữ liệu ngành nông nghiệp khuyến khích số hóa, tích hợp các quy trình sản xuất, nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận công nghệ số vào sản xuất thương mại nông sản cho nông dân.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản vi phạm pháp luật, thúc đẩy nghiên cứu, làm chủ và phát triển ứng dụng công nghệ cao. Khuyến khích đầu tư ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Hoàn thiện chính sách xây dựng và triển khai các đề án thúc đẩy nghiên cứu đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, ươm tạo và chuyển giao công nghệ phục vụ trong sản xuất nông nghiệp.

Thời sự Quốc hội

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chính trị

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10.10.2024 và ngày 14.10.2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung tháo gỡ về thể chế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung tháo gỡ về thể chế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Nhấn mạnh yêu cầu tập trung tháo gỡ về thể chế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Đảng đoàn Quốc hội cơ bản thống nhất về chủ trương với các đề xuất của TP. Hồ Chí Minh về dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, Đề án đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh và Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu mở đầu cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

* Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương và Nguyễn Thị Thanh tham dự

Sáng nay, 5.10, tại TP. Hồ Chí Minh, Đảng đoàn Quốc hội đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về kết quả triển khai Nghị quyết 57/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh và Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh; một số nội dung cần báo cáo Quốc hội trong thời gian tới... 

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 4.10.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 4.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 4.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường làm việc với Cục Quản trị II; Ủy ban Đối ngoại họp Phiên toàn thể lần thứ 11; Đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng và An ninh thăm và làm việc tại Bulgaria và Italia; Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội họp giao ban với các vụ, cục, đơn vị; Tọa đàm lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Toàn cảnh Tọa đàm
Thời sự Quốc hội

Đã xử lý được nhiều vướng mắc

Chiều 4.10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt chủ trì Tọa đàm. 

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước
Chính trị

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước

Sáng 4.10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước về tình hình thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đối với các lĩnh vực Ủy ban phụ trách. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng các đại biểu dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Sáng 4.10, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (INWES-APNN) do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp tổ chức.

Đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng và An ninh thăm và làm việc tại Bulgaria và Italia
Thời sự Quốc hội

Đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng và An ninh thăm và làm việc tại Bulgaria và Italia

Đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng và An ninh và Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Bulgaria, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Italia do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới làm Trưởng đoàn vừa có chuyến thăm làm việc tại Cộng hòa Bulgaria và Cộng hòa Italia.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 3.10.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 3.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 3.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì làm việc về Đề án Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Phiên họp thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm và làm việc tại Canada; Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10, Khóa XIII; Tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 25 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tiếp xúc cử tri huyện Yên Sơn, Tuyên Quang; Thường trực Ủy ban Kinh tế làm việc với Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam; Bồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách với một số chế định bảo đảm việc làm cho người lao động.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Lựa chọn các nội dung kiểm toán trọng tâm, trọng điểm, có tác động lan tỏa

Chiều 3.10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 25, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thẩm tra Báo cáo về công tác năm 2024 của Kiểm toán Nhà nước, dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì làm việc về Đề án Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

Chiều 3.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì làm việc với Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan liên quan về Đề án Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả.

Toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Phiên họp thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng

Chiều 3.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng chủ trì Phiên họp thứ Nhất. Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng…

Tổng thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trực tiếp quán triệt, thông tin về kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Thời sự Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10, Khóa XIII

Chiều 3.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam làm việc với Văn phòng Tổng Kiểm toán Canada, Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada
Chính trị

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam làm việc với Văn phòng Tổng Kiểm toán Canada, Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada

Nhân chuyến thăm và làm việc tại Canada, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Văn phòng Tổng Kiểm toán Canada (OAG) và Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada (CAAF).