Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Quy hoạch tổng thể quốc gia phải thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu

Chiều 21.12, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 18, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch tổng thể quốc gia phải thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu -2
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phấn đấu GDP đạt 7,0%/năm

Trình bày Tờ trình về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về mục tiêu phát triển tổng quát, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững, hình thành được các vùng, trung tâm kinh tế, đô thị động lực, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại; bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế; môi trường sinh thái được bảo vệ, thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Đồng thời, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021-2030, trong đó vùng Đông Nam Bộ tăng khoảng 8-8,5%/năm, vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.   

Quy hoạch tổng thể quốc gia phải thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu -0
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, phấn đấu là nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; các vùng phát triển hài hoà, bền vững, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh. Hệ thống đô thị thông minh, hiện đại, giàu bản sắc, xanh; giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Môi trường có chất lượng tốt, xã hội hài hoà với thiên nhiên, phát triển hiệu quả theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp. Giai đoạn 2031 - 2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7,5%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2050 đạt khoảng 27.000 - 32.000 USD. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2050 đạt 70 - 75%. Chỉ số phát triển con người ở mức cao, đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia được nghiên cứu, xây dựng công phu, nghiêm túc với nhiều thông tin chi tiết, cụ thể và cơ bản đáp ứng yêu cầu về danh mục tài liệu theo quy định tại Điều 35 của Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, hoàn thiện để bảo đảm sự thống nhất về nội dung và số liệu đưa ra giữa Tờ trình, dự thảo Nghị quyết, Báo cáo tóm tắt, Báo cáo tổng hợp, hệ thống bản đồ, sơ đồ và các tài liệu kèm theo.

Quy hoạch tổng thể quốc gia phải thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu -1
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về mục tiêu, chỉ tiêu phát triển cụ thể, đã có sự phân loại một số mục tiêu cụ thể, trong đó nội dung mục tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu tổng quát cũng như các mục tiêu về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Vũ Hồng Thanh, nội dung mục tiêu cụ thể cho phát triển kết cấu hạ tầng mới chỉ tập trung nhiều cho hạ tầng giao thông, trong khi một số ngành khác có vai trò rất quan trọng nhưng thể hiện còn chung chung như: hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng năng lượng, hạ tầng thủy lợi… đã được đề xuất tại mục tiêu tổng quát.

Bên cạnh đó, Quy hoạch tổng thể quốc gia phải quán triệt và cụ thể hóa rõ hơn các quan điểm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cần nghiên cứu, tính toán thêm các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, tương ứng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển 5 năm để làm căn cứ xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị bổ sung chỉ tiêu về tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%; cân nhắc bổ sung chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp, chỉ tiêu về logistics/GDP, tỷ lệ đất dành cho cây xanh, đất dành theo giao thông theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24.1.2022 của Bộ Chính trị; đề nghị cân nhắc chỉ tiêu cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014; nghiên cứu, bổ sung các chỉ tiêu về tỷ lệ diện tích rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô, cỏ biển được bảo vệ; các lưu vực sông quan trọng được bảo vệ môi trường…

Phải phù hợp và đúng quy định của Luật Quy hoạch

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Kinh tế; đồng thời cho rằng, tuy đây là vấn đề mới, khó nhưng các hồ sơ, tài liệu được chuẩn bị tương đối chất lượng, đáp ứng yêu cầu của Luật Quy hoạch.

Quy hoạch tổng thể quốc gia phải thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu -0
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, bố cục và kết cấu cần nghiên cứu thiết kế các mục sao cho phù hợp, đúng quy định của Luật Quy hoạch. Về phạm vi ranh giới lập quy hoạch phải bảo đảm thống nhất đồng bộ với các luật hiện hành, quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu phát triển cần thể hiện ngay và rõ. Ngoài ra, trong phát triển hệ thống nông thôn cũng cần lưu ý nghiên cứu bổ sung nội dung chủ trương phát triển mỗi xã 1 sản phẩm OCOP; tập trung xử lý, bảo vệ môi trường nhất là về rác thải, nước thải; khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn. Định hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, thông minh, phát triển vùng sản xuất lớn, chuyên canh hữu cơ, bố trí không gian nông nghiệp gắn với hạ tầng giao thông, gắn với phát triển tiêu thụ, xuất khẩu nông sản cũng cần xem xét bổ sung.

Về phát triển kết cấu hạ tầng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nhấn mạnh hơn về phát triển đồng bộ, hiện đại hạ tầng kỹ thuật, thông tin, năng lượng và hạ tầng số quốc gia; xác định cụ thể khung kết cấu hạ tầng quốc gia, bên cạnh đường bộ cần chú trọng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và đa phương thức vận tải khác. Đồng thời, bổ sung thêm chỉ tiêu về xanh hóa, phát triển đô thị xanh và bền vững; đối với mục tiêu phát triển giáo dục cần có sự ưu tiên cao.  

Trong định hướng phát triển công nghiệp, theo Chủ tịch Quốc hội, cần nghiên cứu bổ sung để nhấn mạnh công nghiệp hỗ trợ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó, có lộ trình và phương án thực hiện việc giảm dần những khu công nghiệp, nhà máy có nguy cơ ô nhiễm cao.

Liên quan đến quy hoạch biển, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, những vấn đề liên quan đến giao thông nhất là vận tải biển, dịch vụ hàng hải cũng như các lĩnh vực khác có tiềm năng chưa được khắc họa đậm nét trong Quy hoạch tổng thể quốc gia. Việt Nam là quốc gia nằm trên 1 trong 3 tuyến vận tải hàng hóa rất sôi động của thế giới và trước đây cũng đã có những định hướng liên quan đến phát triển về dịch vụ hàng hải. Do đó, cần làm sâu sắc hơn nữa nội dung này trong Quy hoạch tổng thể quốc gia, tận dụng tốt những lợi thế của Việt Nam để xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, đội tàu biển, dịch vụ hàng hải, đưa giao thông đường biển phát triển xứng tầm.

Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra để hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội, trong đó lưu ý tuân thủ Luật Quy hoạch, bám sát kết luận của Hội nghị Trung ương 6, Khoá XIII và các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Lưu ý thời gian từ nay đến khi diễn ra Kỳ họp bất thường là rất gấp, thời gian của Kỳ họp bất thường rất ngắn, Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội khẩn trương, trách nhiệm trong thực hiện các công việc nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự thảo Nghị quyết, tạo được sự đồng thuận cao khi trình Quốc hội.

Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã bế mạc Phiên họp thứ 18. 

Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang

Chiều 4.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. 

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ

Chiều 4.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì cuộc gặp mặt công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc để hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - ngôi trường được mệnh danh là “trái tim học thuật”, “ngọn hải đăng tri thức”, niềm tự hào của Armenia và khu vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Trụ sở Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6.4. Sáng 4.4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan (YSU).