“Quán cơm 5.000” ấm lòng bà con nghèo xứ Huế

Chỉ với 5.000 đồng, những người lao động thu nhập thấp hay những bạn học sinh, sinh viên… đã có một đĩa cơm với đầy đủ món kho, xào, canh… Quán cơm 5.000 tại Huế được mở ra để san sẻ phần nào vất vả trong cuộc sống với người nghèo.

Suất cơm chỉ vỏn vẹn 5.000 đồng nhưng đầy đủ dinh dưỡng
Suất cơm chỉ vỏn vẹn 5.000 đồng nhưng đầy đủ dinh dưỡng

Theo đó, Quán cơm 5.000 do nhóm thiện nguyện ATM GẠO HUẾ kết hợp với trường Đại Học Luật, Đại Học Huế tạo nên.

Quán cơm 5.000 có địa chỉ tại 101A Hồ Đắc Di, TP Huế (nằm bên cạnh trường Đại học Luật – Đại học Huế) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân lao động nghèo và các bạn sinh viên. Quán hình thành và bắt đầu phục bà con, sinh viên nghèo hơn 1 năm về trước. Không chỉ là quán cơm mà đây còn là nơi dừng chân cho người nghèo và lan tỏa yêu thương đến tất cả mọi người.

Quán cơm trở thành địa chỉ quen thuộc của người nghèo
Quán cơm trở thành địa chỉ quen thuộc của người nghèo

Quán cơm đón khách từ khung giờ 11h - 12h45 các ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Khách đến với quán là những người dân lao động thu nhập thấp, bác xích lô, cô bán vé số, dì nhặt ve chai, hay những bạn sinh viên đang vùi đầu vào trang sách… Tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều là những người lao động nghèo vất vả chắt chiu từng đồng để mưu sinh. 

Phục vụ trong quán là những thành viên của nhóm thiện nguyện ATM GẠO HUẾ, các bạn sinh viên tình nguyện viên đến từ trường Đại học Luật và lực lượng tình nguyện khác… mọi người tất bật nhặt rau, xào nấu, dọn chén đĩa, xới cơm... phục vụ chu đáo, tận tình luôn là điều mà mỗi thành viên phải gìn giữ để đem lại cảm giác “bữa cơm gia đình” cho người ăn. Có như vậy thì quán cơm mới tạo được niềm vui cho mỗi người. 

“Mong muốn của tôi từ lâu là có thể mở một quán cơm giá rẻ như thế này để nhiều người nghèo được hỗ trợ, chứng kiến nhiều người lớn tuổi ngang ông bà, cha mẹ mình phải làm những công việc lao động vất vả. Quán cơm 5.000 ra đời giúp cho người nghèo, sinh viên đi học xa nhà có thể tới ăn và nỗi lo lắng chi tiêu hàng ngày được giảm đi phần nào” -quán đại diện quán cơm 5.000 chia sẻ.

Lực lượng tình nguyện viên tham gia phục vụ tại quán
Lực lượng tình nguyện viên tham gia phục vụ tại quán
Sự hỗ trợ đắc lực của sinh viên Đại học Luật cho quán
Sự hỗ trợ đắc lực của sinh viên Đại học Luật cho quán

Bạn Tường Vi, một tình nguyện viên - sinh viên Đại học Luật, Đại học Huế vui mừng nói: “quán rộng và sạch sẽ, suất cơm chỉ 5.000 đồng gần như là miễn phí nhưng thức ăn rất nhiều, có cả thịt và rau xào, cơm thì xin thêm miễn phí ăn tới no mới thôi, mình cảm thấy rất vui khi được lên đây phục vụ và trải nghiệm…”.

Hiện nay, trung bình một buổi quán cơm phục vụ từ 300 - 400 suất ăn, mỗi phần cơm sẽ có đầy đủ 4 món, bao gồm 1 món mặn, 2 món xào, canh, tuỳ thực đơn mỗi ngày để thay đổi các món khác nhau. Riêng phần cơm, nếu ai có nhu cầu ăn thêm sẽ được phục vụ miễn phí. Phần cơm mà quán phục vụ đều phải đáp ứng tiêu chí dinh dưỡng với đầy đủ thịt, rau, cá, trứng… để mọi người có được một bữa ăn ngon rẻ mà chất lượng.

Quán cơm 5.000 ấm lòng bà con nghèo xứ Huế
Quán cơm 5.000 ấm lòng bà con nghèo xứ Huế

Được biết, quỹ để duy trì các hoạt động của quán cơm là đóng góp anh chị em bạn bè, người thân của nhóm thiện nguyện.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).