Phòng, chống ngộ độc thực phẩm do bánh trôi ngô

Dựa trên kết quả nghiên cứu đánh giá nguy cơ và triển khai áp dụng giải pháp quản lý nguy cơ đối với ngộ độc thực phẩm, Hà Giang đã thành công không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô nào trong suốt 5 năm liên tục (2015 - 2019). Đây không chỉ là sự chuyển đổi hành vi trong chế biến, sử dụng bánh trôi ngô, mà còn là bằng chứng khoa học và thực tiễn “sống” để triển khai công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm dựa trên phương pháp phân tích nguy cơ.

Nhiều ca ngộ độc thực phẩm

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), bánh trôi ngô là món ăn truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, từ trước năm 2015, năm nào cũng xảy ra ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô, gây hậu quả rất nặng nề về tính mạng, sức khỏe. Cụ thể, từ năm 2007 - 2014, tại Hà Giang, đã xảy ra 18 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô với 94 người mắc, trong đó tử vong là 35 người. Trong năm 2012, xảy ra 4 vụ với 14 người mắc và đã gây tử vong 11 người.

Tìm giải pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm do bánh trôi ngô Nguồn: ITN
Tìm giải pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm do bánh trôi ngô
Nguồn: ITN

Cũng theo Cục An toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô tại tỉnh Hà Giang xảy ra chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, dẫn đến việc mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc không còn để điều tra, đánh giá; giả thuyết tác nhân gây ngộ độc thực phẩm được đưa ra nhưng kiểm nghiệm lại không kết luận được. Dù được các cơ quan chức năng tích cực triển khai nhiều biện pháp nhưng vẫn không xác định được nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, để từ đó đề xuất các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm.

Trước thực trạng này, ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô được xác định là vấn đề bức xúc, thuộc trách nhiệm của ngành y tế nói chung và của Sở Y tế Hà Giang nói riêng. Đến năm 2012, Cục An toàn thực phẩm đã phối hợp với Trung tâm phòng chống nhiễm độc, Học viện Quân y và Sở Y tế tỉnh Hà Giang triển khai nghiên cứu đánh giá nguy cơ, tổ chức triển khai áp dụng giải pháp quản lý nguy cơ đối với ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô tại tỉnh Hà Giang dựa trên kết quả nghiên cứu đánh giá nguy cơ này. Kết quả cho thấy, năm 2013, 2014 vẫn xảy ra 1 - 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 3 - 4 người chết do ăn bánh trôi ngô, nhưng từ năm 2015 đến nay đã không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm nào do ăn bánh trôi ngô.

Giải pháp then chốt

Đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết, sau hơn 1 năm triển khai tích cực, nghiêm túc, kịp thời kế hoạch, đề cương nghiên cứu ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô tại Hà Giang (từ tháng 7.2012), các cơ quan quản lý và đơn vị chuyên môn đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Theo đó, đã có bằng chứng khoa học trong đánh giá nguy cơ, từ đó đề xuất “giải pháp vàng” trong phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Kết quả nghiên cứu đã mô tả triệu chứng ngộ độc, thử nghiệm xác định triệu chứng lâm sàng, đánh giá tổn thương giải phẫu bệnh, thử nghiệm xác định liều gây chết của mẫu bánh trôi ngô qua đường tiêu hóa. Việc phát hiện yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm vi nấm, độc tố vi nấm trong bánh trôi ngô cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

Đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho hay, quy trình chế biến bánh trôi ngô của đồng bào dân tộc Mông tại Hà Giang tuần tự là ngô nếp hạt (nguyên liệu), xay vỡ (thành 3 - 4 mảnh), ngâm nước 15 ngày, xay ngô đã ngâm thành bột nước; làm ráo nước bột, chế biến thành bánh trôi ngô. Từ kết quả thử nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện loại độc tố có mặt trong mẫu bánh trôi ngô gây ngộ độc thực phẩm là Ochratoxin A, chủng nấm mốc là Aspergillus và Penicilline; đồng thời việc sử dụng bột ngô ráo nước để chế biến bánh trôi ngô cũng là yếu tố gây ô nhiễm và độc tố vi nấm.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, Cục An toàn thực phẩm đã đề xuất giải pháp then chốt là tuyệt đối không sử dụng bột ngô ráo nước để lâu ngày, không sử dụng phần bột còn dư bị mốc để chế biến bánh trôi ngô đối với tất cả các dạng chế biến. Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo, hướng dẫn Sở Y tế tỉnh Hà Giang phối hợp với các ngành chức năng của địa phương triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đến từng hộ gia đình bằng nhiều hình thức phong phú để chuyển tải thông điệp về những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế - xã hội, các nguy cơ xảy ra và biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô.  

Xã hội

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.