Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang

Sáng 21.9, tại trụ sở Tỉnh ủy Hà Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19.5.2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Tham dự cuộc làm việc có Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng và các thành viên Đoàn kiểm tra; các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang -0
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị Trần Thanh Mẫn nêu rõ, cán bộ giữ vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hoặc thất bại đều do công tác cán bột tốt hay kém”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, coi công tác cán bộ là "then chốt" của nhiệm vụ "then chốt".

Trưởng đoàn kiểm tra cho biết, vừa qua Tổ công tác đã làm việc nghiêm túc, trực tiếp kiểm tra, làm việc tại Thành ủy Hà Giang, Huyện ủy Bắc Quang, huyện ủy Vị Xuyên và Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Với tinh thần tìm hiểu đặc thù, khó khăn trong công tác cán bộ, để chia sẻ, đề xuất các giải pháp phù hợp với đặc thù của Hà Giang nói riêng và các tỉnh miền núi nói chung.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang -0
Toàn cảnh cuộc làm việc

Nhấn mạnh kiểm tra nhằm tìm ra mô hình mới, cách làm hay, cách làm tốt để phát huy; vì đâu đạt được cách làm hay, cách làm tốt; thấy rõ mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân khách quan, chủ quan để xảy ra hạn chế, tồn tại, từ đó có định hướng, giải pháp kịp thời khắc phục, Trưởng đoàn kiểm tra nêu rõ: “Đoàn kiểm tra vừa kiểm tra, nhưng cũng đồng thời giúp thêm cho địa phương, đơn vị đến kiểm tra tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đã tốt rồi thì tốt hơn”.

Hà Giang là tỉnh vùng cao, biên giới, với dân số trên 89 vạn người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 87% dân số; có 7 huyện, 34 xã, thị trấn và 122 thôn biên giới diện đặc biệt khó khăn, với 277,5 km đường biên. Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo, khó khăn nhất của cả nước, giao thông đi lại hết sức khó khăn, thiên tai liên tiếp xảy ra… Chia sẻ những khó khăn này với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Giang, Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị cho biết, điều kiện kinh tế, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho cán bộ trên địa bàn còn thiếu thốn; việc cân đối kinh phí để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút, trọng dụng nhân tài, cán bộ giỏi, có trình độ cao về tỉnh công tác rất khó khăn…

Thế nhưng, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm, chăm lo xây dựng của các cấp ủy, đội ngũ cán bộ các cấp của Hà Giang có bước phát triển, trưởng thành về nhiều mặt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới. Nhiều cán bộ được rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.

Qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra và các ý kiến phát biểu, kết luận cuộc làm việc, Trưởng đoàn kiểm tra Trần Thanh Mẫn ghi nhận nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác cán bộ, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của Hà Giang.

Đó là công tác đánh giá cán bộ được thực hiện theo hướng liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm cụ thể, gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị và cán bộ. Đồng thời kết hợp với việc linh hoạt tiếp thu ý kiến đánh giá, phản ánh của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

 Đánh giá cán bộ theo từng tháng, quý để làm căn cứ đánh giá cả năm; mở hòm thư góp ý đối với cán bộ và tổng hợp hằng tháng; coi trọng xử lý thông tin dư luận, đơn thư phản ánh của nhân dân về cán bộ, đảng viên, công chức hằng năm.

“Hà Giang đã bố trí Bí thư cấp ủy không phải là người địa phương, hiện nay đồng chí Quyền Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh không là người địa phương; 11/11 Bí thư đảng bộ huyện, thành phố không phải người địa phương - rất đáng biểu dương; tỉnh đang phấn đấu từ nay đến năm 2025, 100% các Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã còn lại không phải người địa phương”, Trưởng đoàn kiểm tra nhấn mạnh.

Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị cũng khẳng định, việc triển khai kế hoạch kiểm tra đã cơ bản hoàn thành, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch. Hệ thống các quy định về công tác cán bộ đã được rà soát, điều chỉnh đồng bộ; quy trình thực hiện các khâu trong công tác cán bộ được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định; chất lượng, phong cách làm việc, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trên địa bàn được nâng lên.

Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang ban hành 39 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; ban hành một số đề án quan trọng về công tác cán bộ như: Đề án đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm việc trong môi trường quốc tế; Đề án về đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số. Tổ chức thi tuyển công chức từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh đã tuyển dụng được 200 công chức, 462 viên chức và năm 2023 đang thực hiện quy trình tuyển dụng 416 viên chức theo kế hoạch… Ghi nhận điều này, Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị cho rằng, nguyên nhân đạt được những kết quả nêu trên là do Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã bám sát sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư để chỉ đạo, triển khai kịp thời, bài bản, quyết liệt, sáng tạo; sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhất là sự ủng hộ tích cực của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Tuy nhiên, dự thảo báo cáo và các ý kiến phát biểu cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang. Đoàn công tác đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang tiếp tục chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế, hướng dẫn về công tác cán bộ, bảo đảm quán triệt, cập nhật, cụ thể hóa đầy đủ các văn bản của Trung ương và phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn của địa phương.

Đoàn công tác và địa phương thống nhất đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư có quy định rõ hơn về công tác luân chuyển, bố trí cán bộ không là người địa phương, nhất là đối với khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; có chính sách thu hút cán bộ, công chức, viên chức; có cơ chế để bảo đảm cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; việc bình xét, đánh giá cán bộ cuối năm…

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang -0
Các thành viên Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang tiếp tục quan tâm 5 nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, nghiên cứu các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, kịp thời ban hành các nghị quyết, văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện sát thực tiễn; huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, gắn với trách nhiệm người đứng đầu.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Triển khai hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại; triển khai hiệu quả các nội dung Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ ba, tăng cường công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển, chỉnh trang đô thị, xây dựng thôn mới; tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Thứ tư, thu hút đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng để kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Tập trung phân cấp triển khai thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Thứ năm, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, bảo đảm thực chất; chú trọng công tác y tế dự phòng, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân; phát huy, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; đẩy mạnh quảng bá du lịch Hà Giang; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; duy trì giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm trở lên, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo mới.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị đề nghị Hà Giang tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, kịp thời khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Chính trị

Trân trọng những cống hiến của các nhân chứng lịch sử bến Tàu không số Vũng Rô
Chính trị

Trân trọng những cống hiến của các nhân chứng lịch sử bến Tàu không số Vũng Rô

Ngày 27.11, nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu không số (28.11.1964 - 28.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đến thăm, tặng quà các nhân chứng lịch sử đã tham gia chiến đấu bảo vệ bến, bảo vệ tàu và vận chuyển vũ khí từ Tàu không số - Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Sáng 27.11, tại Trụ sở Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.

Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030

Chiều 27.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 với 453/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,57% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, với 446/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quang cảnh hội thảo
Thời sự Quốc hội

Hội thảo về đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 27.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp Bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức Hội thảo “Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Một số vấn đề lý luận và kiến nghị”.

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương

Sáng 27.11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương để cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, hoàn thiện các Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo.

Phó Chú tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật Phòng không nhân dân

Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân, với 449/449 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,74% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quang cảnh cuộc gặp
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội

Chiều 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Việt Nam - Pháp Nguyễn Thúy Anh đã chủ trì cuộc gặp gỡ giữa nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội và Nhóm NSHN Việt Nam - Pháp, Phân ban Việt Nam trong APF.