Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 19.7, tại TP. Buôn Ma Thuột, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội “Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát với UBND tỉnh Đắk Lắk.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Cùng dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung.

Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội đối với Tây Nguyên và cả nước; là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, có đường biên giới với Campuchia.

Báo cáo với Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà cho biết, giai đoạn 2021-2025, tỉnh được hỗ trợ để thực hiện cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Công tác kiện toàn bộ máy, tham mưu giúp việc thực hiện các Chương trình được quan tâm chỉ đạo. Việc thành lập 1 Ban chỉ đạo chung cho 3 Chương trình góp phần tăng hiệu lực, hiệu quả thực hiện; tạo sự liên kết có tính hệ thống và sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành và địa phương trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia -1
Quang cảnh buổi làm việc

Tỉnh đã xác định các chỉ tiêu chính của các Chương trình đưa vào chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh ngay từ đầu nhiệm kỳ, huy động, cân đối, bố trí nguồn lực triển khai thực hiện nên đã góp phần vào việc triển khai hoàn thành một số chỉ tiêu được giao của các Chương trình mục tiêu quốc gia các năm 2021, 2022. Kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới các năm qua đều đạt tỷ lệ cao (kế hoạch năm 2021 đạt 99,9%; kế hoạch năm 2022 đến 30.6.2023 đạt 85,52%; kế hoạch năm 2023 đến 30.6.2023 đạt 55,83%).

UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá, qua 2 năm triển khai các Chương trình giai đoạn 2021-2025 trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh và tình hình suy thoái kinh tế, diện mạo nông thôn, miền núi đã có nhiều chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được hoàn chỉnh; đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh ngày càng cao. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
Các thành viên Đoàn giám sát

Trong quá trình triển khai các Chương trình, một số dự án thành phần, nội dung thành phần chưa thể triển khai thực hiện và giải ngân do chưa có hướng dẫn đầy đủ hoặc vướng mắc khác nên địa phương chưa thể hoàn thiện cơ sở pháp lý để áp dụng. Nội dung, đối tượng các Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm mới, đặc biệt là Chương trình 1719, nên công tác rà soát, xác định tiêu chí tính điểm phân bổ, xác định danh mục dự án đầu tư còn nhiều lúng túng, ảnh hưởng đến tiến độ giao kế hoạch, triển khai thực hiện và giải ngân.

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đã chỉ ra các vấn đề cần tiếp tục quan tâm, khắc phục. Đó là, một số địa phương cấp huyện, xã chưa thực sự đầu tư, quan tâm đến thực hiện Chương trình; việc phối hợp giữa các sở, ban ngành chưa thật nhịp nhàng, đồng thuận, thống nhất; cán bộ thực hiện các Chương trình tại cấp huyện, nhất là cấp xã còn kiêm nhiệm; Ban chỉ đạo chưa thực hiện đúng quy chế hoạt động. Đắk Lắk cũng chưa đánh giá được mức độ thực hiện hay khả năng hoàn thành các mục tiêu của cả 3 Chương trình; thậm chí có Chương trình đã thấy rõ khó có thể hoàn thành mục tiêu do không khả thi về nguồn lực được bố trí.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia -2
Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung phát biểu

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị tỉnh Đắk Lắk đánh giá kết quả việc thực hiện các nguyên tắc, giải pháp, cơ chế quản lý từng Chương trình; thực hiện tốt các giải pháp mà tỉnh đã đề ra để nâng cao hiệu quả thực hiện trong thời gian tới. Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn nữa, phát huy, nhân rộng cách làm hay, hiệu quả đối với việc triển khai thực hiện các Chương trình; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp, phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị, sở ngành trong tổ chức triển khai.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị tỉnh Đắk Lắk cần dự kiến mức độ thực hiện và khả năng hoàn thành của từng Chương trình tính đến các mốc hết 2023, 2024 và 2025 đối với từng dự án, nội dung thành phần. Xác định nguyên nhân, các yếu tố tác động để có biện pháp cụ thể giải ngân nguồn vốn Trung ương đã phân bổ năm 2021, 2022, 2023. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý các khó khăn, vướng mắc tại các cấp; bảo đảm an ninh nông thôn, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đồng thời, tiếp thu và giải trình đầy đủ các ý kiến của Tổ Công tác, của thành viên Đoàn giám sát; lập danh mục các nội dung còn vướng mắc và các kiến nghị cụ thể về từng Chương trình, các dự án, tiểu dự án để các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia -4
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương trao bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng UBND tỉnh Đắk Lắk
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia -5
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương trao ba bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các Lực lượng vũ trang tỉnh Đắk Lắk

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã trao bốn bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng UBND tỉnh và các Lực lượng vũ trang tỉnh Đắk Lắk.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam Men Sam An Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam

Sáng nay, 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức và tham dự hai hội nghị quốc tế tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An.

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominicana
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominicana

Rạng sáng 23.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức
Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức

Chiều 22.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cánh tả Đức do ông Maximilian Schirmer, Phó Chủ tịch Đảng làm Trưởng Đoàn, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và tham dự Đối thoại lần thứ năm giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.