Gia Lai kết nối nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục

Phát triển mô hình giảng dạy ngôn ngữ dân tộc thiểu số

Thực hiện nhiệm vụ chung của giáo dục dân tộc (GDDT) năm học 2023 - 2024 là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng, Quốc hội và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Gia Lai đang ưu tiên mọi nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện tốt chính sách đối với người dạy, người học, triển khai nhiều giải pháp hiệu quả phát triển mô hình giảng dạy ngôn ngữ dân tộc thiểu số (DTTS).

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

Để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS, ngành giáo dục tỉnh Gia Lai đã thực hiện nhiều giải pháp, bảo đảm kế hoạch triển khai “Chương trình phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở thực hiện tốt việc đánh giá điều kiện duy trì công tác giáo dục trên địa bàn, có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo các cấp học vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học cho các cơ sở giáo dục ở khu vực đơn vị quản lý. Đơn cử, các điểm trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT), Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT), liên tục được rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trường, lớp, công trình. Từ đó lập kế hoạch đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa để bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên; đặc biệt chú ý đối với các trường ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất, gần sông suối.

Ngành giáo dục tập trung rà soát, tổ chức lại cơ sở giáo dục vùng đồng bào DTTS chưa bảo đảm các điều kiện để học sinh hoạt và học tập. Nhất là các trường PTDTNT, bán trú có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh. Tùy tình hình thực tế với quy hoạch và điều kiện của địa phương, bố trí con em bà con DTTS có điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình học tập.

,Gia Lai đề xuất ưu tiên kinh phí mở rộng mạng lưới trường mầm non
Gia Lai phấn đấu 2025 đạt 65% số trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục. Nguồn: ITN

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai cho biết, các đơn vị, cơ sở Giáo dục và Đào tạo ở vùng DTTS thường xuyên được quán triệt xây dựng các giải pháp để đưa con em bà con DTTS từ mầm non đến phổ thông được đến trường đầy đủ và đúng độ tuổi. Chú trọng tập trung tăng tỷ lệ trẻ em DTTS 5 tuổi đi học mẫu giáo, tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành cấp tiểu học, THCS. Không để các em vì hoàn cảnh khó khăn mà phải bỏ học nhằm nâng cao kết quả phổ cập giáo dục.

Thầy Nguyễn Văn Tuyển, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lơ Pang, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang chia sẻ, mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn, song nhà trường bằng nhiều nguồn kinh phí từ ngân sách đến xã hội hóa đã vận động, quyên góp sách vở, truyện tranh, dụng cụ học tập cũng như đồ chơi cho các em nhỏ trong khuôn viên sân trường. Niềm hạnh phúc nhất của nhà trường cũng như của thầy cô, học sinh là trường đã hoàn thiện xong cơ sở vật chất, trường học, lớp học, bàn ghế cũng như các dụng cụ trợ giảng cho các em. Đây là động lực để giáo viên và học sinh cố gắng đạt những thành tích tốt nhất trong sự nghiệp giáo dục vùng sâu.

Duy trì giảng dạy ngôn ngữ dân tộc thiểu số

Để công tác giáo dục gắn với thực tế văn hóa của địa phương, đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức, duy trì bản sắc dân tộc cho học sinh trong các trường PTDTNT cấp THPT, ngành giáo dục Gia Lai ngoài việc huy động các nguồn lực tài chính đầu tư cơ sở vật chất, còn chú ý duy trì đào tạo ngôn ngữ DTTS tùy theo địa bàn. Các chương trình dạy tiếng DTTS được quan tâm, chú trọng. Các cơ sở giáo dục duy trì và phát triển quy mô trường, lớp, học sinh học tiếng Bahnar và tiếng Jrai ổn định.

Mặt khác, ngành giáo dục còn chú trọng tăng cường phối hợp với các cơ quan như: Ban Dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch… phát triển các ấn phẩm bằng tiếng nói, chữ viết DTTS, cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong dạy học. Đồng thời tổ chức các lớp dạy tiếng DTTS cho cán bộ công tác ở vùng DTTS, miền núi, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chế độ, chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS.

Ngành giáo dục tỉnh Gia Lai hướng tới kết nối nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục
Ngành giáo dục tỉnh Gia Lai hướng tới kết nối nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục. Nguồn: ITN

Gia Lai phấn đấu đến năm 2025 sẽ triển khai hiệu quả tổ chức dạy học tiếng Bahnar, tiếng Jrai ở cấp tiểu học vùng có đông học sinh là người DTTS. Cùng với đó, 80% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng DTTS được bồi dưỡng nâng cao năng lực kiến thức dân tộc và quản lý dạy học các ngôn ngữ này; bảo đảm đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tiếng Bahnar, tiếng Jrai được ban hành trong chương trình môn học. Mục tiêu đến năm 2030 ổn định tổ chức dạy học tiếng DTTS tại các trường trong hệ thống giáo dục địa phương.

Cùng với việc dạy học tiếng DTTS, các hoạt động tăng cường giao lưu ngôn ngữ cho học sinh tiểu học vùng DTTS cũng được quan tâm. Trong đó, chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp, giao lưu tiếng Việt, tiếng DTTS cho trẻ em, học sinh. Bên cạnh đó, ngành giáo dục còn chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ DTTS về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh DTTS và ngược lại.

Địa phương

Đoàn công tác tỉnh Long An tại Ibaraki (Nhật Bản)
Địa phương

Khẳng định vị thế, mở ra nhiều triển vọng hợp tác thực chất

Đoàn công tác tỉnh Long An đã kết thúc thành công chuyến công tác tại Nhật Bản, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Long An và Nhật Bản. Những kết quả đạt được trong chuyến công tác khẳng định vị thế của tỉnh, đồng thời mở ra nhiều triển vọng hợp tác thực chất, hiệu quả trong thời gian tới.

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Ứng trực 24/24h bảo đảm điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30.4-1.5
Địa phương

Ứng trực 24/24h bảo đảm điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30.4-1.5

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, các đơn vị điện lực trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam sẽ không thực hiện các công tác ngừng, giảm cung cấp điện trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (từ 0h ngày 5.4 đến 24h ngày 7.4) và kỳ nghỉ Lễ 30.4-1.5 (từ 0h ngày 30.4 đến 24h ngày 4.5), trừ trường hợp xử lý sự cố.

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 67, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV
Địa phương

Sắp xếp đơn vị hành chính, lựa chọn cán bộ cho cơ sở

Bên cạnh nhiệm vụ bứt phá kinh tế, Hội nghị lần thứ 67, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV đã nhấn mạnh yêu cầu tập trung hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và chuẩn bị chu đáo các điều kiện để bàn giao, kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện. Chủ trì hội nghị quan trọng này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng yêu cầu phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ dám nghĩ dám làm, tập trung tối đa nguồn lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị trọng tâm của địa phương.

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa cho các lãnh đạo sở xin nghỉ hưu trước tuổi để sắp xếp bộ máy
Địa phương

Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực

Cà Mau đang quyết tâm xây dựng một bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Điều này bao gồm việc sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị hành chính để giảm bớt sự cồng kềnh và chồng chéo, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Mục tiêu là tạo ra một hệ thống chính trị tinh gọn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.