Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên:

Phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, quy định này phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước ta, nhất là thể chế hóa yêu cầu tại Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 28.12.2023 của Bộ Chính trị về “Phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”.

Quy định 12 biện pháp xử lý chuyển hướng

Chiều 6.6, tiếp tục Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Tư pháp với người chưa thành niên, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, dự thảo Luật gồm 173 điều, được bố cục thành 5 phần, 11 chương.

Phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em -0
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Tờ trình về dự án Luật Tư pháp với người chưa thành niên. Ảnh: Hồ Long

Dự thảo Luật quy định 16 nguyên tắc nhân văn, tiến bộ, đặc thù để bảo vệ người chưa thành niên trong tư pháp hình sự, gồm: Bảo đảm lợi ích tốt nhất; Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện; Đối xử bình đẳng; Quyền được thông tin đầy đủ; Bảo đảm quyền có người đại diện; Giải quyết nhanh chóng, kịp thời; Ưu tiên áp dụng xử lý chuyển hướng; Xử lý chuyên biệt; Bảo đảm giữ bí mật cá nhân; Quyền bào chữa, trợ giúp pháp lý, phiên dịch; Hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; Chuyên môn hóa trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên; Bảo đảm và tôn trọng quyền tham gia, trình bày ý kiến; Bảo đảm hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; Bảo đảm việc thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng và thi hành án phạt tù phù hợp với người chưa thành niên; Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, dự thảo luật đã xây dựng chế định xử lý chuyển hướng thay thế cho hình phạt. Cụ thể, quy định 12 biện pháp xử lý chuyển hướng, gồm: Khiển trách. Xin lỗi bị hại. Bồi thường thiệt hại. Tham gia chương trình học tập, dạy nghề. Tham gia điều trị và tư vấn tâm lý. Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.  Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới. Hạn chế khung giờ đi lại. Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Quản thúc tại gia đình. Giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em -0
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao nhấn mạnh, dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trên cơ sở kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự và quy định chặt chẽ các điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng để bảo đảm trật tự xã hội, an toàn cho cộng đồng. Quy định việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng linh hoạt, phù hợp với từng người chưa thành niên. Khuyến khích người chưa thành niên chấp hành tốt để được rút ngắn thời gian xử lý chuyển hướng trước thời hạn.

Đồng thời, dự thảo Luật đổi mới trình tự, thủ tục xử lý chuyển hướng theo hướng nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Quy định 2 trình tự, thủ tục xử lý chuyển hướng, gồm: thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng; thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Có nhiều lựa chọn để áp dụng biện pháp phù hợp nhất với từng đối tượng

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày và nêu rõ, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành các quy định của dự thảo Luật về xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội. Quy định này phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước ta, nhất là thể chế hóa yêu cầu tại Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 28.12.2023 của Bộ Chính trị về “Phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”.

Phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em -1
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Ảnh: Hồ Long

Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành 12 biện pháp xử lý chuyển hướng và việc làm rõ nội hàm của từng biện pháp như dự thảo Luật, tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều lựa chọn để áp dụng biện pháp phù hợp nhất với từng đối tượng người chưa thành niên, bởi vì mỗi người chưa thành niên có hoàn cảnh gia đình, nhân thân, nguyên nhân thực hiện hành vi phạm tội khác nhau. Việc phân biệt rõ (các biện pháp được áp dụng độc lập) và (các biện pháp chỉ được áp dụng đồng thời với các biện pháp khác) là phù hợp.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp lưu ý, có ý kiến đề nghị làm rõ biện pháp (Bồi thường thiệt hại; Tham gia điều trị và tư vấn tâm lý) là biện pháp xử lý chuyển hướng hay là nghĩa vụ mà người chưa thành niên phải thực hiện.

Về biện pháp xử lý chuyển hướng giáo dục tại trường giáo dưỡng, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành dự thảo luật chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Điều 96 của Bộ luật Hình sự hiện hành thành biện pháp xử lý chuyển hướng, với các lý do: Sớm kết thúc việc truy cứu trách nhiệm hình sự với người chưa thành niên để nhanh chóng được áp dụng xử lý chuyển hướng ngay từ giai đoạn điều tra, thay vì phải kết thúc giai đoạn xét xử sơ thẩm mới có thể được xem xét áp dụng như hiện nay. Rút ngắn đáng kể thời gian tạm giam người chưa thành niên thay vì có thể bị tạm giam đến khi xét xử sơ thẩm xong như hiện nay (theo quy định hiện hành: người chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng có thể bị tạm giam tới 8 tháng, phạm tội rất nghiêm trọng có thể bị tạm giam tới 11 tháng).

Đồng thời, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh, quy định xử lý chuyển hướng giáo dục tại trường giáo dưỡng góp phần hiện thực hiện tốt nguyên tắc hạn chế tối đa việc áp dụng hình phạt với người chưa thành niên; Hạn chế việc gián đoạn quyền học tập, học nghề nếu người chưa thành niên được xử lý chuyển hướng sớm; Phù hợp với chủ trương mở rộng các trường hợp được áp dụng xử lý chuyển hướng nhưng vẫn bảo đảm trật tự an toàn xã hội, sự an toàn của cộng đồng và của nạn nhân do trường giáo dưỡng là tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.

"Quy định này khắc phục bất cập của Bộ luật Hình sự hiện hành, thiếu chế tài xử lý với người chưa thành niên vi phạm nghĩa vụ trong quá trình thi hành biện pháp xử lý chuyển hướng; Đáp ứng yêu cầu tại Điều 40 của Công ước quốc tế về quyền trẻ em “Bất kỳ khi nào thấy thích hợp và cần thiết cần đề ra các biện pháp xử lý những trẻ em vi phạm pháp luật hình sự mà không phải sử dụng đến thủ tục tư pháp”", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.

Chính trị

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi), với 450/453 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm việc giải quyết kiến nghị của cử tri thực sự chất lượng, hiệu quả

Thảo luận tại Hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ này theo hướng thực chất, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự điều hành, quản lý của Nhà nước.

Chú trọng giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở
Thời sự Quốc hội

Chú trọng giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội tiếp tục thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Sớm chấn chỉnh tình trạng mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng
Thời sự Quốc hội

Sớm chấn chỉnh tình trạng mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng

Thảo luận tại Hội trường về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024 trong phiên họp sáng nay, 26.11, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng; tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo và liên tục có những cảnh báo về hành vi, thủ đoạn của các loại tội phạm để người dân được biết…

Quang cảnh buổi tiếp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc

Sáng 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, nước CHND Trung Hoa do Phó Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Bí thư Thành ủy Urumqi Trương Trụ làm Trưởng đoàn.

Làm rõ lý do người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân
Thời sự Quốc hội

Làm rõ lý do người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới.

Phối hợp chặt chẽ, hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, không rõ căn cứ
Thời sự Quốc hội

Phối hợp chặt chẽ, hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, không rõ căn cứ

Trình bày tóm tắt Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nêu rõ, thông qua việc xem xét báo cáo kết quả thực hiện công tác dân nguyện, nhiều vấn đề bức xúc, khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi chính sách, pháp luật đã được các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH ghi nhận để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Qua đó đã củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, với Nhà nước; thể hiện được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử đối với cử tri và Nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đọc báo cáo Thẩm tra
Thời sự Quốc hội

Nhận diện đầy đủ, dự báo đúng tình hình, có giải pháp đột phá phòng, chống tham nhũng hiệu quả

Sáng 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung
Thời sự Quốc hội

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự

Sáng 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe và thảo luận tại Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều tối 25.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (Ban Chỉ đạo), đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria
Sự kiện nổi bật

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28.11.2024. Nhân dịp này, hai bên cũng đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững tại mỗi khu vực và thế giới.