Phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật

Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật là lực lượng nòng cốt trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); thời gian qua, Bộ Quốc phòng thường xuyên kiện toàn đội ngũ, tổ chức rà soát, nắm chắc tình hình đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp cũng như đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên pháp luật và người có uy tín ở cơ sở. 

Nắm chắc nội dung tuyên truyền

Theo Đại tá Lê Trọng Xuân, Phòng Pháp luật hành chính, Vụ Pháp chế (Bộ Quốc phòng), đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách dân tộc, giúp cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hiểu, nhận thức đúng đắn, đầy đủ các quy định của pháp luật. Vì vậy, thời gian qua, Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng đã thường xuyên tham mưu cho Hội đồng Phối hợp PBGDPL Bộ Quốc phòng; tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật theo quy định.

Đơn cử như với lực lượng Bộ đội biên phòng, theo thống kê của Vụ Pháp chế (Bộ Quốc phòng), đến nay, các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với địa phương củng cố, phát triển và duy trì hoạt động của trên 1.100 tổ tuyên truyền pháp luật với số lượng từ 7 - 12 người. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, pháp luật các cấp đã tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương triển khai tuyên truyền, PBGDPL mỗi tuần từ 1 - 2 buổi vào các phiên chợ, tại các bãi ngang, bãi cá, khi ngư dân khai thác làm ăn trên biển về.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát tờ rơi tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho giáo viên và học sinh Trường THPT Vũng Tàu. Ảnh: Quang Anh
Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát tờ rơi tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho giáo viên và học sinh Trường THPT Vũng Tàu. Ảnh: Quang Anh

Hay tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc thường xuyên kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng cao cũng là nội dung quan trọng. Theo thống kê, đến nay, lực lượng vũ trang tỉnh có 144 báo cáo viên (cấp tỉnh với 7 báo cáo viên; cấp trung đoàn và tương đương 42 người; cấp tiểu đoàn và tương đương là 4 người; cấp đại đội 14 người và cấp xã 81 người); chất lượng chuyên môn 100% khá, giỏi, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Trong từng chuyên đề PBGDPL, các báo cáo viên chú trọng lồng ghép thông tin về tình hình chấp hành pháp luật, kỷ luật của cơ quan, đơn vị, địa phương; phân tích làm rõ lợi ích của việc tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật, kỷ luật; nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật… làm cho các nội dung thấm sâu vào từng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.

Sàng lọc thông tin phù hợp

Theo Đại tá Lê Trọng Xuân, để nâng cao chất lượng tuyên truyền PBGDPL, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cần nắm chắc nội dung tuyên truyền, kịp thời định hướng dư luận, kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu và thông tin xấu độc, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đồng thời, lựa chọn nội dung, tổ chức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tại cơ quan, đơn vị.

Câu chuyện về Thiếu tá Mùa A Chứ (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) đến tận nương, vừa giúp bà con thu hoạch lúa, vừa trò chuyện, chia sẻ và tuyên truyền các kiến thức pháp luật cũng là một điển hình. Trước đây, xã Sà Dề Phìn có tỷ lệ tảo hôn đứng hàng đầu của huyện Sìn Hồ, có những thời điểm 10 đôi kết hôn thì chiếm tới 6 - 7 đôi là tảo hôn. Do rào cản, hạn chế về ngôn ngữ, nên Thiếu tá Mùa A Chứ đã dịch tài liệu sang tiếng Mông, với cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, cốt lõi để đồng bào hiểu, tiến tới ký cam kết không tảo hôn, giúp giảm tỷ lệ tảo hôn xuống mức thấp.

Theo các chuyên gia, mỗi báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật cần phải am hiểu, biết quan sát, phát hiện tỉnh táo, quan sát kỹ và tìm hiểu những gì liên quan đến lĩnh vực tư tưởng hiển thị trên hệ thống mạng xã hội phổ biến của Việt Nam như Facebook, Zalo, YouTube và biết xử lý vấn đề trong sử dụng mạng xã hội. Khi phát hiện một tình huống, một nội dung được cộng đồng mạng quan tâm, chia sẻ, bàn luận, cần mở rộng phạm vi đọc, xem ở các bình luận, các bài chia sẻ, đường dẫn liên quan để tự mình đánh giá, nhận xét và dự kiến phương án xử lý.

Mặt khác, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cũng cần chủ động thông tin mới, rút ra những kết luận, kinh nghiệm cần thiết, kiến thức thiết thực trên môi trường mạng, để làm vốn kiến thức thực tiễn khi tuyên truyền PBGDPL, bảo đảm đủ năng lực, đủ trí tuệ, bản lĩnh để phê phán các quan điểm hành vi sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đại tá Lê Trọng Xuân nhấn mạnh, chỉ khi có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về trách nhiệm; nắm bắt được những đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và có kỹ năng nắm bắt, sàng lọc xử lý thông tin tốt; có tâm huyết và bản lĩnh chiến đấu của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng thì báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xã hội

Khi người dân có vai trò giám sát hoạt động tín dụng
Đời sống

Khi người dân có vai trò giám sát hoạt động tín dụng

"Tiếp tục củng cố hoạt động ủy thác của các tổ chức hội, đoàn thể; đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng ưu đãi đến mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát của Nhân dân đối với công tác tín dụng chính sách... góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 30.10.2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới!" - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mộc Châu, Sơn La PHẠM VIỆT HẢI chia sẻ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy
Đời sống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy

Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa thông báo kết luật về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…

Theo Đề án, 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm
Đời sống

Hà Nội tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh trái cây

Nhằm bảo đảm trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), Sở Công thương Hà Nội và các sở, ngành, địa phương đã và đang triển khai quyết liệt Đề án Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025.

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình
Đời sống

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình

Ngày 4.12.2024, PVcomBank đã chính thức trao tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao. Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, hỗ trợ công tác cấp cứu kịp thời và nâng cao khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tổng giá trị tài trợ lên tới 1,5 tỷ đồng.

Trà Vinh: Quyết liệt đấu tranh, phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
Xã hội

Trà Vinh: Quyết liệt đấu tranh, phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của từng gia đình, từng cá nhân trong xã hội. Tại tỉnh Trà Vinh, xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Trong những vụ việc ghi nhận, các đối tượng lợi dụng mối quan hệ, sự nhẹ dạ của bị hại, dùng tiền, tài sản có giá trị để dụ dỗ nạn nhân rồi thực hiện hành vi phạm tội.

 Chung tay đẩy lùi vấn nạn xâm hại trẻ em
Xã hội

Chung tay đẩy lùi vấn nạn xâm hại trẻ em

Trẻ em là tương lai của xã hội, cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương và xâm hại nhất. Trước những nguy cơ và hiểm họa đến sự an toàn, sức khỏe và tâm hồn của trẻ, cần có sự đồng lòng, hợp sức trong việc phòng chống xâm hại trẻ em. Cần nâng cao nhận thức, tạo ra môi trường an toàn và tin cậy cho trẻ em, đồng thời trang bị cho bậc cha mẹ những kiến thức cần thiết để nhận biết và ngăn chặn kịp thời những nguy cơ xâm hại.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ngày càng được người nông dân Nam Định quan tâm mở rộng
Đời sống

Quy hoạch vùng nguyên liệu và sản xuất nông sản sạch

Theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định công nghiệp chế biến nông sản là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Theo đó, tỉnh tiếp tục duy trì các biện pháp ưu tiên thúc đẩy đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở chế biến thủy hải sản và các sản phẩm đặc sản địa phương (OCOP); thúc đẩy doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm...