Triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023

Phát huy những cách làm sáng tạo, hiệu quả đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn

Hoạt động giám sát của Quốc hội thời gian qua tiếp tục có sự đổi mới, ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và nhân dân đánh giá cao. Khẳng định điều này, tại Hội nghị triển khai Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội, các đại biểu nhấn mạnh, cần tiếp tục phát huy những kinh nghiệm, cách làm sáng tạo và hiệu quả đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy:
Đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì tiến hành giám sát

Phát huy những cách làm sáng tạo, hiệu quả đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ nay đến cuối năm 2022, và triển khai Chương trình giám sát năm 2023, Thường trực Ủy ban Pháp luật kiến nghị một số vấn đề cần chú trọng như: 

Một là, tiếp tục phát huy những kinh nghiệm, cách làm sáng tạo, hiệu quả đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn tổ chức các hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động giám sát khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội năm 2022.

Hai là, quán triệt và thực hiện nghiêm quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát ban hành kèm theo Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 về hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới được đề xuất tại Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát đã được Đảng đoàn Quốc hội phê duyệt theo Kết luận số 843 KL/ĐĐQH15 ngày 3.8.2022.

Ba là, đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì tiến hành giám sát trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động, linh hoạt điều chỉnh theo yêu cầu thực tiễn, bảo đảm chất lượng các kết luận và báo cáo kết quả giám sát. Kết luận, kiến nghị giám sát phải chỉ rõ mặt được, chưa được và nguyên nhân, trách nhiệm đối với các vấn đề tồn tại, hạn chế, bám sát thực tiễn và có tính thuyết phục; xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để khắc phục các bất cập, hạn chế gắn với trách nhiệm thực hiện và tiến độ hoàn thành cụ thể để có cơ sở kiểm tra, giám sát. Đồng thời, cần quan tâm hơn nữa đến công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

Bốn là, việc lựa chọn nội dung giám sát, nhất là giám sát chuyên đề cần tập trung vào những vấn đề bất cập, bức xúc có tính thời sự của đất nước, được cử tri, nhân dân quan tâm. Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn giám sát là đại diện Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban cần tính đến khả năng, quỹ thời gian thực hiện thực tế, cân đối, hài hòa với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban

Năm là, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cách thức tổ chức và hoạt động của các đoàn công tác, tổ khảo sát của các Đoàn giám sát bảo đảm gọn nhẹ, khoa học và hiệu quả; công chức giúp việc các đoàn công tác, tổ khảo sát nên sử dụng huy động chủ yếu từ đơn vị giúp việc của cơ quan thường trực Đoàn giám sát và các đơn vị giúp việc chung của Văn phòng Quốc hội; bố trí thời gian làm việc hợp lý để hạn chế gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, địa phương chịu sự giám sát.

Sáu là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát công tác tổ chức thi hành pháp luật, giám sát văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức phiên giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phù hợp với lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách.

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn:
Từng bước cụ thể hóa địa vị pháp lý của Đoàn giám sát

Phát huy những cách làm sáng tạo, hiệu quả đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn

Năm 2022, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung triển khai quyết liệt Chương trình giám sát với nhiều đổi mới, đạt nhiều kết quả mang tính đồng bộ và toàn diện ở tất cả các nội dung. Trong đó, các hoạt động chất vấn, giải trình, giám sát chuyên đề đã tập trung vào nhiều vấn đề lớn, quan trọng, thiết thực và có nhiều đổi mới cải tiến trong cách làm để tạo chuyển biến và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của cử tri, của địa phương và của cả nước.

Trong quá trình giám sát, công tác phối hợp giữa các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố ngày càng chặt chẽ, chủ động hơn, hiệu quả hơn, đồng thời cũng là dịp địa phương liên thông giám sát để triển khai sát hơn, hiệu quả hơn các vấn đề nội dung giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; từng bước cụ thể hóa địa vị pháp lý của Đoàn giám sát, khảo sát trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của Đoàn giám sát.

Chỉ đạo điều hành các hoạt động giám sát, khảo sát của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội bảo đảm hài hòa, thống nhất về thời gian. Tiếp tục tăng cường các hoạt động giám sát, nội dung tập trung vào một số lĩnh vực: công tác quy hoạch, quản lý đất đai; các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư; các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và việc thực hiện các kết luận giám sát nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu  quả giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp.

Văn phòng Quốc hội cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của hệ thống cơ quan dân cử từ Quốc hội đến HĐND các cấp. Trong đó, sử dụng phần mềm để theo dõi, đôn đốc, giám sát kết quả thực hiện các kiến nghị, kết luận sau giám sát, công tác giải quyết kiến nghị cử tri, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Văn phòng Quốc hội, Ban Công tác đại biểu tiếp tục tăng cường tập huấn, bồi dưỡng về thẩm quyền, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát; quy trình giám sát và kỹ năng thực hiện quyền giám sát cho các đại biểu Quốc hội và cán bộ, công chức Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phó Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng:
Tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng, bao quát các lĩnh vực

Phát huy những cách làm sáng tạo, hiệu quả đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn

Trong thời gian qua, hoạt động giám sát của Quốc hội tiếp tục có sự đổi mới, ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng được cử tri và nhân dân đánh giá cao. Nội dung giám sát được Quốc hội lựa chọn sát với tình hình thực tiễn phát triển của đất nước nhằm rà soát việc triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật đã ban hành, gắn với sự phát triển của từng địa phương, tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng hoặc bức xúc của cuộc sống, bao quát hầu hết các lĩnh vực. Việc xem xét báo cáo của các cơ quan được thực hiện khá hiệu quả, thảo luận kỹ lưỡng, có sự giám sát của cử tri, góp phần bảo đảm tổ chức và thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội đúng quy định; giám sát chuyên đề tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, rõ nét, lựa chọn trúng và đúng các vấn đề.

Thông qua hoạt động giám sát của Quốc hội đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách, pháp luật, tiếp tục phát huy những kết quả tích cực; kịp thời phát hiện hạn chế, bất cập và đưa ra những kiến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật làm cơ sở cho việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương. Từ đó, các cơ quan hữu quan nhận thấy đầy đủ trách nhiệm và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đối với hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục có nhiều cải tiến, đổi mới phù hợp với chương trình giám sát của Quốc hội, nhất là về nội dung, phương thức giám sát tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều đổi mới rõ rệt.

Để chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thực hiện hiệu quả trong những tháng cuối năm 2022 và triển khai chương trình giám sát năm 2023, HĐND TP. Hồ Chí Minh đề xuất một số giải pháp:

Một là, về mục tiêu phải xác định tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, “mũi nhọn” để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; phải lựa chọn trúng vấn đề quan trọng của đất nước, các vấn đề mà thực tiễn phát sinh khi triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội.

Hai là, xây dựng chương trình giám sát bám sát tình hình thực tiễn, tập trung vào những vấn đề như: hoạt động của bộ máy nhà nước; việc ban hành và thực thi cơ chế, chính sách; hoạt động thuộc lĩnh vực tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Ba là, tiếp tục chú trọng công tác chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng công tác phối hợp phục vụ hoạt động giám sát, công tác nắm bắt thông tin của Quốc hội sau khi có nghị quyết giám sát, kết quả thực hiện của Chính phủ, từ đó có đánh giá và xác định việc giám sát đã đặt vấn đề đúng chưa, cần điều chỉnh chính sách gì, quy định nào để từ đó việc giám sát của Quốc hội đi đến cùng vấn đề.

Bốn là, trong Báo cáo kết quả giám sát, nghị quyết về giám sát cần có các tiêu chí định lượng rõ ràng, mốc thời gian, trách nhiệm thực hiện cụ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Năm là, đẩy mạnh tương tác với đối tượng chịu sự ảnh hưởng của chính sách, pháp luật; tăng cường sử dụng thông tin từ cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong xây dựng báo cáo và nghị quyết giám sát.

Sáu là, chú trọng giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn; tăng cường xem xét các kiến nghị giám sát chưa được thực hiện; nghiên cứu có quy định định kỳ xem xét việc giải quyết kiến nghị giám sát tại các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định về việc tiếp nhận, tổng hợp các kiến nghị giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội.

Ngoài những kinh nghiệm, cách làm mới sáng tạo đã phát huy trong thời gian qua, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạo điều kiện để Thường trực HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh được tham dự các buổi giám sát, làm việc của các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi làm việc với các bộ, ngành Trung ương để thực hiện trách nhiệm giải trình, làm rõ các nội dung còn khác nhau giữa báo cáo của các cơ quan; qua đó, phân tích đánh giá về nguyên nhân chủ quan, khách quan; công tác phối hợp; cơ chế, chính sách; quy định pháp luật chưa thống nhất, chồng chéo, hoặc còn thiếu… để thấy được trách nhiệm của từng cơ quan trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước mà nhất là các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ đó tự các cơ quan có các giải pháp khắc phục khả thi để thực hiện đạt kết quả tốt nhất các yêu cầu, lưu ý đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận.

Quốc hội và Cử tri

Quang cảnh Phiên giải trình
Quốc hội và Cử tri

Sớm triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới trong thực hiện thủ tục hải quan

Nhấn mạnh nếu không hành động ngay sẽ lại tụt hậu, tại Phiên giải trình do Ủy ban Pháp luật tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nêu rõ, Bộ Tài chính đã quan tâm, chỉ đạo rất sát sao việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, sớm đưa vào triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới để vừa củng cố hệ thống VNACCS/VCIS vừa cập nhật tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân.

Hội nghị tổng kết hoạt động công tác năm 2024, triển khai chương trình hoạt động năm 2025 của Đoàn ĐBQH Quảng Ninh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Nỗ lực sáng tạo vì sự phát triển của đất nước, của địa phương

Trong năm 2025 - năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, năm cuối thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và cũng là năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh xác định nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai là tiếp tục đổi mới, sáng tạo, tích cực hơn đáp ứng thực tiễn phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 14.1, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng Đoàn đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động huyện Khoái Châu. Cùng dự có Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đào Hồng Vận.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Miễn cấp phép bay với phương tiện bay có trọng lượng cất cánh dưới 0,25 kg để phục vụ vui chơi, giải trí

Luật Phòng không nhân dân năm 2024 quy định, tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được miễn cấp phép bay nếu thuộc trường hợp hoạt động ngoài khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, phạm vi hoạt động trong tầm nhìn trực quan bằng mắt thường, có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn 0,25 kg để phục vụ vui chơi giải trí.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng
Quốc hội và Cử tri

Động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, TSKH. Phan Xuân Dũng khẳng định, Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 đã nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm nhằm giữ gìn đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe và có thời gian phục vụ Quân đội dài hơn, giảm áp lực đào tạo cán bộ. Quy định này cũng nhằm phù hợp tính chất, nhiệm vụ của sĩ quan phải thường xuyên trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, đóng quân làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đã đi thăm, tặng quà Tết cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động tại các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực. Đi cùng đoàn có: Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Hải Dũng; lãnh đạo Vụ Tư pháp; Liên đoàn lao động tỉnh và các huyện.

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam
Quốc hội và Cử tri

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng sinh năm 1915 trong một gia đình trung nông tại xã Định Mỹ, huyện Huệ Đức, tỉnh An Giang. Thuở nhỏ chăm ngoan, học giỏi, lớn lên, là một thanh niên yêu nước và ý thức dân tộc cao, có nhiều hoạt động phản kháng những bất công dưới chế độ thực dân Pháp, ông là một trong những nhân vật tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung yêu cầu minh bạch trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia

Luật Điện lực năm 2024 bổ sung các nguyên tắc, yêu cầu nhằm minh bạch, công bằng trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia, quy định về quản lý nhu cầu điện để nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng điện, giao Chính phủ quy định các trường hợp xảy ra tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện và giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc huy động các nhà máy điện, nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện trong tình huống này.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn
Diễn đàn Quốc hội

Quy định mở, không bắt buộc các trường hợp phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, điểm mới của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là quy định theo hướng mở, không bắt buộc tất cả các trường hợp đều phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch chung - phân khu - chi tiết. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên cơ sở về quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch, yêu cầu quản lý, phát triển.