XÂY DỰNG Và PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN MỚI

Phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 vào cuối năm 2023

Đến thời điểm hiện tại, Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) giải phóng mặt bằng đạt 86,42%. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo dự án đề nghị 3 địa phương tập trung cao độ vào công tác giải phóng mặt bằng, bố trí các khu tái định cư cho người dân.

Toàn cảnh hội nghị Ảnh: VA
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo dự án phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VA

Sáng 17.8, tại tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng Ban chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo dự án Vành đai 4. 

Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đạt 86,42%

Về tiến độ giải phóng mặt bằng, đến nay, 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) đã thu hồi 1.194,71/1.382,38ha (đạt 86,42%) và di chuyển 7.000/16.929 ngôi mộ (đạt 41,35%). 

Trong đó, TP. Hà Nội đã thu hồi 694,20/793,80ha (đạt 87,45%) và di chuyển 6.262/10.034 ngôi mộ (đạt 62,37%); tỉnh Hưng Yên đã thu hồi 192,63/230,19ha (đạt 83,68%) và di chuyển 699/4.207 ngôi mộ (đạt 16,6%); tỉnh Bắc Ninh đã thu hồi 307,88/358,39ha (đạt 85,91%) và di chuyển 39/2.688 ngôi mộ ngôi mộ (đạt 1,5%).

Về tiến độ chung, việc khởi công thi công xây dựng công trình đã được TP. Hà Nội triển khai đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ. Còn việc khởi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh dự kiến chậm hơn so với tiến độ yêu cầu khoảng 3 - 4 tháng.

Đánh giá của Ban quản lý dự án cho thấy, về cơ bản công tác giải phóng mặt bằng đã được thực hiện bám sát tiến độ. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng đối với phần đất ở còn chậm, đặc biệt là việc đầu tư các khu tái định cư.

Hiện tại, các địa phương mới hoàn thành giải phóng mặt bằng chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp. Đối với phạm vi đất ở, đất tín ngưỡng, đất hộ gia đình, tổ chức… chưa được các địa phương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao và công tác xây dựng các khu tái định cư vẫn chưa hoàn thành.

Do đó, các địa phương đẩy đang đẩy nhanh thủ tục đầu tư các dự án thành phần hạng mục các khu tái định cư và sớm đầu tư xây dựng hoàn thành các khu tái định cư; xác định giá đất cụ thể đầu đi, đầu đến; thực hiện đo đạc, kiểm đếm, lập thẩm định phê duyệt phương án… để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao phần đất thổ cư xong trước 31.12.2023. Trường hợp không kịp hoàn thành các khu tái định cư theo tiến độ nêu trên thì phải phê duyệt phương án tạm cư cho các hộ dân.

Về công tác di chuyển mộ, tổng số mộ chí còn lại chưa được di chuyển trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố là 9.929 ngôi. Do đó, đề nghị các địa, phương đẩy nhanh công tác khảo sát, lập thẩm định phê duyệt phương án di chuyển mộ bảo đảm kịp thời chi trả tiền và di chuyển mộ của các hộ dân trong mùa khô sắp tới, bảo đảm hoàn thành di chuyển mộ của dự án trong năm 2023. UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh khẩn trương đẩy nhanh công tác thẩm định và phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở Dự án thành phần 2.2 và Dự án thành phần 2.3 để bảo đảm khởi công dự án trong tháng 9.2023.

Về công tác thẩm định Dự án thành phần 3 (Dự án PPP), hiện nay, UBND TP. Hà Nội đã trình Hội đồng thẩm định Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định đang tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, làm cơ sở để Hà Nội phê duyệt dự án dự kiến trong tháng 9.2023.

Về công tác thẩm định Dự án thành phần 3, hiện nay, Ban QLDA đã có văn bản gửi UBND, HĐND, MTTQ các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đề nghị cho ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án thành phần 3 (Dự án PPP). Đề nghị UBND các địa phương sớm có văn bản gửi các cơ quan nêu trên để sớm có ý kiến làm cơ sở hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3.

Không để xảy ra sai sót trong quá trình triển khai dự án

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng biểu dương, đánh giá cao 3 địa phương đã chỉ đạo triển khai bài bản, thực hiện quyết liệt và có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội. Dự án đã đạt được một số kết quả tương đối tốt trong công tác công tác giải phóng mặt bằng. Cả 3 địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên đều thể hiện quyết tâm cuối năm sẽ bàn giao xong mặt bằng cho Dự án.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tiếp tục nhấn mạnh đây là dự án trọng điểm Quốc gia, đi qua 3 địa phương, quy mô chia làm 3 tiểu dự án thành phần nhưng là các dự án lớn nhất của các địa phương. Vì vậy, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh phối hợp với Bộ Xây dựng thẩm định hồ sơ thiết kết, cơ sở dự toán để xây dựng dự án thành phần 2.1, 3.1 để lựa chọn nhà thầu, khởi công dự án thành phần 2 vào cuối tháng 9.2023. 

Bí thư Thành ủy cũng đề nghị rà soát lại các mỏ vật liệu và cần phải xác định rõ về nhận thức là vật liệu xây dựng cung cấp cho dự án đường Vành đai 4.

Bên cạnh đó, các địa phương tập trung cao độ vào công tác giải phóng mặt bằng các khu tái định cư, bố trí đất ở cho người dân. Trong đó lưu ý phải đầu tư đồng bộ về hạ tầng để tạo thuận lợi cho người dân với tinh thần “nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. "Phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng bảo đảm 100% vào cuối tháng 12.2023 theo Nghị quyết của Chính phủ", Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Trưởng ban Chỉ đạo dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô cũng đề nghị các địa phương tập trung cao độ, phối hợp tốt hơn nữa, cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ dự án. Trưởng ban Chỉ đạo đặc biệt lưu ý các tỉnh, thành phố chú trọng kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục, chặt chẽ, chủ động phòng ngừa, không để xảy ra sai sót trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Ví dụ như mỏ vật liệu phục vụ cho dự án đường Vành đai 4 thì không được phép khai thác để bán ra bên ngoài hay phục vụ dự án khác.

Địa phương

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật
Trên đường phát triển

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật

Qua hơn 15 năm thực hiện, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã có 4.597 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký, thực hiện ở cả 3 cấp (cấp Thành phố, cấp quận, cấp phường).

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số
Địa phương

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024 do UBND tỉnh vừa tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài trong quá trình phát triển của tỉnh; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, nước sạch, văn hóa, thể thao...

Đơn vị nào thường xuyên trúng thầu sát giá, tiết kiệm ngân sách "không đáng kể" tại Sở GTVT tỉnh Bình Phước?
Địa phương

Đơn vị nào thường xuyên trúng thầu sát giá, tiết kiệm ngân sách "không đáng kể" tại Sở GTVT tỉnh Bình Phước?

Khi tham gia đấu thầu tại các địa phương khác, Công ty TNHH Xây dựng Phát triển Bình Phước đạt tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khá cao. Tuy nhiên, hầu hết gói thầu do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư, công ty này lại  thường xuyên trúng thầu sát giá, tiết kiệm ngân sách "không đáng kể".

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn
Địa phương

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn

Chiều 25.11, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn thay mặt Thành ủy Hà Nội chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) do thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tôn Lập Đông làm Trưởng đoàn.

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Với tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và chung sức, đồng lòng của người dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi cơ bản diện mạo khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những kết quả đạt được, địa phương đang hướng tới mục tiêu có 95% số xã, ít nhất 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn NTM.

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn

Từ năm 2018 đến nay, Công ty TNHH Hải Dương Xanh là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng rất nhiều các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của đối tượng Nguyễn Văn Bình
Pháp luật

Bắc Giang: Tăng cường đấu tranh, triệt phá tội phạm trên không gian mạng

Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm trên không gian mạng, công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này được Công an tỉnh Bắc Giang chú trọng. Điển hình là vụ triệt phá đường dây đánh bạc liên tỉnh trên không gian mạng hay triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trên không gian mạng với quy mô lớn.

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Phần lớn các gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước ký duyệt trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 9.2024 có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, nhiều gói tiết kiệm dưới 0,1%; có gói thầu trị giá hơn 10 tỷ đồng nhưng chỉ tiết kiệm ngân sách 5 triệu đồng.

Một góc nông thôn mới huyện Đông Anh
Địa phương

Đông Anh vươn mình hướng tới đô thị

Huyện Đông Anh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2016, là một trong những địa phương tốp đầu trong xây dựng NTM của Hà Nội; phát huy kết quả đạt được, những năm qua huyện tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng huyện thành quận. Đông Anh phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hiện, Đông Anh đang được xem xét để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời
Địa phương

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX xác định: “Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với Đề án phát triển tổng thể theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là kênh hiệu quả giúp giảm nghèo mà còn góp phần thiết thực vào xây dựng NTM ở nhiều xã vùng cao của tỉnh.

Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%. 

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt
Địa phương

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt

Sau gần một năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đề án có nhiều tín hiệu tốt.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.