Phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước phải gắn với trách nhiệm người đứng đầu

Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI diễn ra sáng nay, 12.9, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Đỗ Anh Tuấn đã trình bày Tờ trình về Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn và Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Đề xuất phân cấp, ủy quyền đối với 634 thủ tục hành chính

Theo Tờ trình của UBND TP Hà Nội, thành phố thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội giữa cấp thành phố và cấp huyện (gọi tắt là phân cấp) bắt từ năm 2006. Trong 16 năm qua, HĐND thành phố đã ban hành 2 Nghị quyết và UBND thành phố ban hành 8 Quyết định về phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội. Hiện nay, thành phố đang thực hiện phân cấp đối với 15 ngành, lĩnh vực theo Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND (ngày 3.8.2016) của HĐND thành phố và Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND (ngày 6.9.2021) của UBND thành phố. Ngoài ra, thành phố còn thực hiện phân cấp theo các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành do thành phố Hà Nội ban hành; thực hiện phân cấp cho cấp huyện, cấp xã trong các ngành, lĩnh vực theo quy định.

Phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước phải gắn với trách nhiệm người đứng đầu -0
Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Đỗ Anh Tuấn trình bày tờ trình

"Việc xây dựng Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn TP được chuẩn bị kỹ lưỡng từ đầu năm 2022. Thành ủy, HĐND thành phố, UBND thành phố chỉ đạo sát sao, quyết liệt trong quá trình xây dựng Đề án. Thành ủy có 2 Nghị quyết chuyên đề; Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố tổ chức 2 Hội nghị chuyên đề và có 2 Kết luận về nội dung này", ông Đỗ Anh Tuấn cho biết.

Từ đầu năm 2022, UBND thành phố đã có nhiều văn bản, tổ chức nhiều Hội nghị chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đã rà soát tổng thể nhiều vòng việc phân cấp quản lý nhà nước các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong đó, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch số 201/KH-UBND để hoàn thiện Đề án với tinh thần triển khai quyết liệt, đồng bộ, bài bản từ việc rà soát quy định phân cấp quản lý nhà nước của từng lĩnh vực chuyên ngành đến việc rà soát nguồn lực, tổ chức bộ máy, biên chế, thủ tục hành chính. Thành ủy thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn.

"Nội dung trọng tâm của Đề án là xây dựng mục tiêu, nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền. Các mục tiêu, nguyên tắc đã được xây dựng rất kỹ lưỡng để đảm bảo đúng luật, khoa học, phù hợp với đặc thù của Hà Nội", Giám đốc Sở KH - ĐT nhấn mạnh.

Cũng tại kỳ họp, UBND thành phố cũng trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết ngày 3.8.2016 với việc bổ sung phân cấp đối với 9 nhiệm vụ so với quy định phân cấp hiện hành liên quan đến: Quản lý tượng đài, tranh hoành tráng; cấp điện chiếu sáng ngõ, ngách cho các quận; lĩnh vực di tích; chợ; nước sạch ở vùng sâu vùng xa; xử lý nước thải tại các khu dân cư không kết nối được với hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của thành phố; bến xe, bãi đỗ xe; đèn tín hiệu giao thông.

Đối với Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố, theo Tờ trình của UBND thành phố, mục tiêu và nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước được triển khai như trong Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố. Phạm vi điều chỉnh là các nội dung phân cấp quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền thành phố, HĐND thành phố theo quy định của pháp luật.

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong tổ chức thực hiện phân cấp

Trình bày báo cáo thẩm tra tại họp, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố Hồ Vân Nga khẳng định, các Ban thuộc HĐND thành phố thống nhất với mục tiêu phân cấp quản lý nhà nước và phân cấp, ủy quyền giải quyết TTHC, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước như UBND thành phố trình. Đồng thời, mục tiêu phân cấp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trên cơ sở thực hiện phân cấp hợp lý, rõ ràng, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của các địa phương.

Phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước phải gắn với trách nhiệm người đứng đầu -0
Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố Hồ Vân Nga trình bày báo cáo thẩm tra tại kỳ họp

Bên cạnh đó, Các Ban HĐND thành phố nhấn mạnh thêm nguyên tắc trách nhiệm, quyền hạn của cấp chính quyền nào, cấp đó phải làm; cấp nào làm tốt hơn, kịp thời phục vụ Nhân dân thì giao cấp đó thực hiện; phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước phải gắn với trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo điều kiện thực hiện của các cấp chính quyền, đảm bảo công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát sau phân cấp; kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện phân cấp của chính quyền cấp dưới.

Các Ban HĐND thành phố cũng cơ bản nhất trí với mục tiêu, nguyên tắc về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Đề án. Đồng thời đề nghị làm rõ việc UBND dự kiến đặt mục tiêu phân cấp, ủy quyền trong giải quyết ít nhất 20% tổng số TTHC thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố, các sở, ngành thành phố, UBND cấp huyện trong khi đã báo cáo kết quả rà soát, tổng hợp dự kiến sẽ phân cấp, ủy quyền đối với 35,5% thủ tục hành chính cấp thành phố và cấp huyện, 41,65% thủ tục hành chính cấp thành phố.

Riêng đối với các nội dung phân cấp trong lĩnh vực đô thị cần có tính liên kết hệ thống cao, phải gắn kết chặt chẽ, đồng bộ và ban hành kịp thời các quy chuẩn đơn giá, quy trình để tổ chức thực hiện thống nhất trên toàn địa bàn. Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội như quy định phân cấp quản lý tượng đài, tranh hoành tráng, điều chỉnh phân cấp quản lý sau đầu tư đối với di tích, phân cấp trong lĩnh vực, cần làm rõ một số nội dung để khẳng định sự phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật.

Rút kinh nghiệm trong thực hiện phân cấp giai đoạn 2016 - 2021, các Ban HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố khẩn trương rà soát, xác định danh mục các công trình tương ứng với các cấp quản lý, đầu tư trên cơ sở có tiêu chí rõ ràng, thống nhất. Đồng thời, đề nghị có quy định đầy đủ để hướng dẫn xử lý các trường hợp chuyển tiếp liên quan đến chuyển giao thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu từ và quản lý sau đầu tư đảm bảo không làm đình trệ các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, đáp ứng đầy đủ và lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan. 

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý
Chuyển động

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.